Bảo hiểm xã hội thanh tra như thế nào năm 2024

Theo quy định, Thanh tra BHXH Việt Nam là cơ quan của BHXH Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và luật chuyên ngành khác, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Thanh tra BHXH Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

Theo điểm a Thanh tra BHXH Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của BHXH Việt Nam; hướng dẫn BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [BHXH tỉnh] xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành.

Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của BHXH Việt Nam; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của BHXH tỉnh; thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định của pháp luật; thanh tra vụ việc khác khi được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao; thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc BHXH tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Theo Kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam và kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh].

Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh;

+ Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ;

+ Yêu cầu công tác quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh;

+ Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh;

+ Các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;

+ Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trên cơ sở thông tin, tài liệu thu thập được, nêu tại khoản 4 , Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Khi xét thấy cần thiết, Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam lấy ý kiến tham gia hoặc làm việc trực tiếp với các cơ quan có liên quan để thống nhất nội dung kế hoạch thanh tra;

Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì làm việc với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh về nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xử lý chồng chéo, trùng lặp [nếu có];

Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp thu các ý kiến tham gia để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

- Trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam hồ sơ ban hành kế hoạch thanh tra theo quy định tại

- Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự thảo kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm.

- Kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi về Thanh tra Chính phủ để báo cáo; gửi ngay đến Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp [nếu có]; đồng thời, thông báo đến đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện.

Trên đây là một số quy định về xây dựng Kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Thông tư 04/2024/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 30/05/2024.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh trao Quyết định bổ nhiệm và tặng hoa chúc mừng Ban lãnh đạo Thanh tra BHXH Việt Nam

Chiều 1/3, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Thanh tra BHXH Việt Nam.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, ngày 11/1/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Theo đó, BHXH Việt Nam được thành lập cơ quan thanh tra. Ngày 1/3/2024 đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành BHXH Việt Nam và đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra của BHXH Việt Nam.

"Việc thành lập cơ quan thanh tra ở BHXH Việt Nam là sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội, Chính phủ đối với vai trò, vị thế và sự đóng góp của ngành BHXH Việt Nam cho sự nghiệp an sinh xã hội trong suốt 29 năm qua. Để có được thành quả này, ngành BHXH Việt Nam nói chung, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng với 597 người, trong đó tại Trung ương là 40 người đã có rất nhiều nỗ lực, vừa làm tốt nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao vừa chủ động trong việc tham mưu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện"- Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh.

Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, năm 2016, ngành BHXH Việt Nam được giao chức năng thanh tra chuyên ngành. Từ đó đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả cao.

Trong giai đoạn 2016-2023, toàn ngành đã tổ chức 115.791 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 179.415 đơn vị; qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, kiến nghị truy thu đối với gần 570.000 lao động chưa đóng, đóng thiếu thời gian, thiếu mức đóng; kiến nghị truy thu, thu hồi về quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 23.790 tỷ đồng. Đ,ến nay các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đã thực hiện khắc phục số tiền là 18.785 tỷ đồng, góp phần rất lớn vào việc giảm tỉ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong thời gian qua.

Tổng giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đề nghị Thanh tra BHXH Việt Nam tập trung vào hai nhiệm vụ trọng tâm, cốt yếu.

Thứ nhất, xây dựng đơn vị vững mạnh, chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ, tâm huyết với sự nghiệp phát triển chung, có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, cần tăng cường và đổi mới hoạt động để sẵn sàng thực hiện đồng thời các nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và kiểm tra việc thực hiện chính sách, giải quyết, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đối với các đơn vị trong và ngoài ngành; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên nắm chắc tình hình để tham mưu thực hiện các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý theo đúng tinh thần thanh tra, kiểm tra là công cụ trong hoạt động quản lý.

"Để làm được điều đó, ngoài trách nhiệm của Thanh tra BHXH Việt Nam, chúng tôi cần sự chung tay, chung sức của BHXH các tỉnh, thành phố, cần Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố phải thực sự vào cuộc, trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra để khẳng định hoạt động thanh tra, kiểm tra của mỗi tỉnh, thành phố là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển của hệ thống thanh tra, kiểm tra ngành BHXH Việt Nam nói riêng và của toàn ngành nói chung"- Tổng Giám đốc lưu ý.

Để Thanh tra BHXH Việt Nam phát huy được hiệu quả trong tham mưu, tổ chức, thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, Chánh Thanh tra Bùi Quang Huy cho biết, trong thời gian tới sẽ tập trung phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm". Thanh tra Bảo hiểm cũng sẽ tăng cường sự phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, các đơn vị có liên quan để tổ chức trao đổi, tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là tập huấn kỹ năng cho người làm công tác thanh tra, kiểm tra để nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nghiệp vụ tại các địa phương.

Thanh tra bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp..

Khai trình sử dụng lao động..

Hồ sơ lao động..

Hợp đồng lao động, danh sách lao động..

Hệ thống thang bảng lương do đơn vị xây dựng..

Hồ sơ đăng ký tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN..

Các thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT..

Làm sao để biết mình có bảo hiểm xã hội?

Để biết được quá trình tham gia BHXH của mình bạn có thể truy cập vào địa chỉ //baohiemxahoi.gov.vn à Tra cứu trực tuyến à Tra cứu quá trình tham gia BHXH; soạn tin nhắn theo cú pháp TC BHXH [Mã số BHXH] gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH [ví dụ: TC BHXH 0110129425 gửi 8079] hoặc gọi tổng đài hỗ trợ 19009068.

Nợ tiền bảo hiểm bao lâu thì thanh tra?

Nếu nợ tiền đóng bảo hiểm từ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ bị tính lãi chậm đóng và bị xử lý vi phạm về hành vi chậm đóng BHXH theo pháp luật về BHXH. Với hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, doanh nghiệp có thể bị thanh tra.

Thanh tra bảo hiểm khi nào?

Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh sẽ thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc khi được người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên ...

Chủ Đề