Con đường học tập tiếng anh là gì

Các bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao bản thân đã bỏ ra nhiều năm học tiếng Anh mà tới khi cần dùng trong những trường hợp khẩn cấp, thì không thể nào tìm ra được tiếng Anh của bạn ở đâu, nhiều người học 15 năm tiếng Anh nhưng chỉ một bài giới thiệu bản thân khoảng 15 câu cũng gây không it khó khăn? Các bạn đã bao giờ cảm thấy hụt hơi khi nghe một câu dài khi người bản xứ nói, rồi cảm thấy mình nghe được gần như hết các từ nhưng không kịp hiểu họ nói gì? Các bạn đã bao giờ thấy khó khăn khi trả lời một câu hỏi hoặc diễn giải ý kiến của mình trong tiếng Anh một cách rườm rà và lủng củng trong khi đó người bản xứ lại diễn tả hết sức cô đọng dễ hiểu với cùng một ý tứ? Các bạn làm bài tập ngữ pháp, chuyển thời, cấu trúc câu rất thành thạo, nhưng bao nhiêu những câu đó các bạn sử dụng được trong giao tiếp? Sao một đoạn văn bạn có thể trả lời được các câu hỏi về nội dung ý tưởng của đoạn đó nhưng quá khó để viết được một đoạn với nội dung tương tự với quan điểm, logic và từ ngữ của bạn hơn là rập khuôn theo thầy cô?

Nếu câu trả lời của bạn là có cho hơn 50% các câu hỏi trên thì câu truyện tưởng tượng dưới đây có thể đang miêu tả khá đúng về bạn và tiếng Anh:

Đầy tính logic và công thức như rừng ma trận là thứ bạn biết đầu tiên với tiếng Anh. Và với suy nghĩ ngây thơ, bạn càng giỏi và thuộc được nhiều ngữ pháp bạn sẽ giỏi tiếng Anh!?

Là một cửa ải thứ 2 vô cùng khó nhọc, bạn cũng khổ công học hàng núi từ mới đồ sộ như ngọn Hymalayas, rồi lắp ghép chúng vào các công thức ngữ pháp, và không quên nhẩm xem như vậy có đúng với những định nghĩa ngữ pháp đã học? Không biết con số thống kê chính xác nhưng nếu tạm đoán chắc con số 99% người học ở Việt Nam đã dành 2 năm hoặc hơn thế để học một nhúm ngữ pháp mà sau này không có nhiều tác dụng, cũng không khác gì sự phổ cập Nguyên Hàm, Tích Phân hay tính Sóng Hạt của Ánh sang đã lan ra cả chợ đầu mối Long Biên.

Với sự giúp đỡ của Ngữ pháp và Từ Vựng có thể đưa bạn lên vị trí quán quân với tỉ lệ chọn đáp án đúng gần như tuyệt đối trong một bài đọc. Nhưng đến khi ngồi thảo luận nhóm với các đồng nghiệp nước ngoài thì ngoài việc gật đầu bạn không thể phản hồi hoặc thảo luận bất cứ ý kiến nào. Bạn nghĩ rằng kỹ năng còn thiếu đó là nói.

Là một trong những kỹ năng bản năng những chỉ được bạn nghĩ tới sau khi đã làm chủ ngữ pháp. Bạn tự tin vào vốn liếng tiếng Anh của mình tới một ngày khi nghe một bản tin tiếng Anh từ CNN, thấy khó hiểu mặc dù bạn gắng nghe, nhưng transcript lại thấy nhiều từ vô cùng đơn giản mà bạn đã biết?!. Sao chẳng nghe ra? bạn tin rằng đó là do chưa đi học nghe. Bạn tìm một lớp nghe, nhưng thấy mọi thứ bạn nghe như một bức vách dội âm vào tai và thứ văng ngược lại đó là sự mệt mỏi và stress của trí não thay vì ý truyền đạt của đoạn hội thoại.

Gần như là con số không tròn trĩnh với nhiều Cây ngữ pháp biết đi ở Việt nam. Bạn thử thách mình với những mẫu câu, với những tình huống trên lớp học bằng cách học thuộc tất cả với hy vọng khi bản thân rơi vào những tình huống đó, bạn đã có hàng ngàn câu mẫu sẵn sàng tung ra để gây ấn tượng với đối phương.

Có lẽ là cửa ải cuối cùng khi bạn thấy việc liên lạc với các đối tác nước ngoài trở nên quan trọng bạn đắm mình trong một lớp luyện viết lách đâu đó để trau dồi khả năng viết của mình. Mong muốn viết thật “Tây”mà vẫn ra những mạch văn “Thuần Việt”

Như Toeic, Ielts hay Toefl có lẽ là mục tiêu duy nhất của phần đông chúng ta khi học tiếng Anh. Chúng ta đang thi đua để lấy những tấm vé vào cửa, nhưng có lẽ không ai để ý thấy rằng qua cửa soát vé thì tại khán phòng chúng ta lại quá lạc lõng với bản xứ, bởi những buổi “nhạc kịch” khác tông và điệu với thứ tiếng Anh bạn đang có.

Con đường vừa chỉ ra đó là Ngữ pháp – Từ Vựng – Đọc – Nghe – Nói – Viết – Chứng chỉ, một con đường ngược với tự nhiên để tiếp cận một ngôn ngữ. Nó kéo lùi động lực học tiếng Anh và giúp tiếng Anh của bạn dậm chân tại chỗ cho dù bạn dành tương đối thời gian cho nó. Con đường đòi hỏi quá nhiều mồ hôi và công sức để làm chủ tiếng Anh này không tạo cho bạn sự hứng thú mà thay vào đó tiêu diệt dần cái hay cái đẹp bạn có thể học được trong tiếng Anh. Bạn chỉ còn thấy tiếng Anh như nỗi ám ảnh của những bài kiểm tra, của những buổi họp chuyên môn thảo luận với đồng nghiệp, của những chứng chỉ để tăng lương, của những khó khan mỗi khi bạn du lịch hay sống ở một quốc gia nói tiếng Anh.

Ngôn ngữ là cuộc sống là văn hoá là tương tác truyền tải thông tin chứ không chỉ là những bài kiểm tra, những chứng chỉ huân chương để tự hào chứ không mang ra sử dụng được ngoài việc dán vào đơn xin việc.

Nếu thấy bản thân qua câu truyện trên thì bạn đã biết làm thể nào để thay đổi. Hãy phá vỡ quy luật ngớ ngẩn do một số cá nhân đã áp đặt, tạo cách mới để mỗi ngày, mỗi bài tiếng Anh học được đều sống động và hữu ích.

Học ngôn ngữ thực chất bắt đầu từ khi bạn chưa có ý thức là bạn đang học. Như một đứa trẻ, bạn được sinh ra, nếu bạn sinh ở Việt Nam ngôn ngữ của bạn hiển nhiên là tiếng Việt. Tôi có nhiều bạn bè, họ đi học và lập nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới, khi có em bé thì ngoài

 

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ các bé lớn lên đều nói và sử dụng các ngôn ngữ của nước sở tại. Vậy với trẻ nhỏ vừa ra đời bất cứ ngôn ngữ nào cũng là ngoại ngữ. Vậy thực ra bạn đã học một ngoại ngữ đó là tiếng Việt ngay từ khi bạn mới sinh ra.

Đó là tất cả những gì bạn làm trong một năm đầu đời. Bạn cười vui, làm xấu, khóc và lắng nghe mọi người xung quanh, bạn lắng nghe mọi thứ từ tiếng động đến những âm thanh thánh thót chim ca, và tiếng Việt ngoại ngữ đầu đời của bạn với một tâm trí cởi mở, mọi thứ là mới mẻ với bạn, bạn cảm nhận, bạn nghe.

Hơn một năm chỉ biết nghe và phản ứng ua ơ. Bạn bắt đầu với những âm vô nghĩa, rồi bạn giỏi hơn nhờ sự giúp đỡ của mẹ cha hay người thân xung quanh, bạn biết làm tròn, sắc những âm của mình và bắt đầu ghép âm thành từ. Hơn chút nữa bạn ghép được cụm từ dù có nhiều khi rất ngô nghê. Các cụm từ lớn dần thành câu theo các bạn, được gọt giũa bởi những người thầy rất tận tâm, mà không ai khác chính là mẹ cha, ông bà hay người thân quanh bạn.

Và mô phỏng lại các câu truyện bé thơ, đời sống hàng ngày được các bạn tiếp nhận và học một cách tự nhiên và say mê. Các bạn mải mê thực hành, nói, nói và nói là cách để các bạn khám phá thế giới, để học và để làm chủ ngôn ngữ của các bạn. Trước khi vào lớp 1, các bạn vẫn nhận mình là những phần tử “mù chữ” trong gia đình vì các bạn phần nhiều chưa biết đọc, biết viết.

Vào phổ thông các bạn bắt đầu học từ ngữ và ngữ pháp, các bạn dần hiểu lý do vì sao các bạn sử dụng những từ ngữ trước đây và ôi may sao phần lớn lại đúng với ngữ pháp các bạn học. Vậy là các bạn đã đi tắt đón đầu. Các bạn trưởng thành dần cả về con người và nhận thức theo năm tháng, các bạn đọc, các bạn xem và nghe, các bạn thảo luận và nói. Các bạn học các môn học, các bạn học văn và thấm đẫm văn hoá Việt. Các bạn dần làm chủ tiếng Việt theo cách tự nhiên nhất, không đau khổ, không vật vã mà chỉ có hăng say làm và thực hành không mệt mỏi. Tiếng Việt gắn vào con người bạn, vào tâm hồn bạn. Nếu bạn cần một chứng chỉ tiếng Việt chắc cũng không quá khó để lấy!?

Đó là cách bất cứ ai cũng có thể áp dụng để làm chủ một ngôn ngữ. Nghe – Nói – Ngữ pháp – Đọc – Viết – Chứng chỉ theo đúng trình tự.

Thomas Mann có câu “Order and simplification are the first step towards mastery of a subject”. Lược dịch “Muốn làm chủ điều gì hãy đặt nó đúng trình tự và theo cách tự nhiên đơn giản” Vậy còn chần chừ gì nữa mà không dẹp bỏ gánh nặng tiếng Anh với cách học ngược tự nhiên kia và thay vào đó là những giây phút thoải mái, thư giãn, thăng hoa để bạn có thể làm chủ tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai của mình với Trangloren.

Các lớp và lộ trình học tại Trangloren được xây dựng tuần tự và hấp dẫn để đảm bảo người học xây dựng kỹ năng ngôn ngữ từ đơn giản đến chuyên sâu. Với đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm bạn sẽ thấy việc tới lớp là để tạo thêm “đồng bọn”cho những cuộc vui chơi học tập thư giãn đầy hiệu quả. Để tiếng Anh sẽ tự gắn vào mỗi người học như một kỹ năng không thể tách rời, người học sẽ tự tin sử dụng và dùng công cụ hữu hiệu này để học tập, làm việc và hội nhập.

Video liên quan

Chủ Đề