Có visa pháp được ở đức trong vòng bao lâu

Skip to content

Bạn đang tìm thủ tục xin visa Schengen chi tiết nhất? Làm sao để xin visa đi Pháp, Đức hay bất kỳ nước nào trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen? Visa Phương Đông đã tổng hợp mọi thông tin cần biết khi xin visa Schengen. Cùng tìm hiểu về chiếc visa châu Âu quyền lực này nhé!

Visa Schengen là tấm visa quyền lực giúp bạn tự do nhập cảnh và lưu trú ở 26 quốc gia đã ký Hiệp ước Schengen ở châu Âu. Cụ thể là:  Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ và Liechtenstein. Trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh châu Âu.

Và không chỉ có thế! Sở hữu visa Schengen còn cho phép bạn nhập cảnh và lưu trú ở nhiều quốc gia khác mà không cần xin thị thực. Chẳng hạn như Albania, Antigua, Barbuda, Belarus, Bulgaria, Bosnia, Herzegovina, Colombia, Croatia, Cyprus, Gibraltar, Mexico, Romania, Serbia… Ngoài ra, có visa Schengen cũng giúp bạn dễ dàng xin e visa Thổ Nhĩ Kỳ nữa đấy.

Có 2 cách để phân loại visa châu Âu. Đó là phân loại theo thời gian lưu trú và theo số lần nhập cảnh.

Phân loại visa Schengen theo thời gian lưu trú

Nếu phân loại theo thời gian lưu trú thì visa Schengen bao gồm 3 loại chính. Đó là loại A, loại C và loại D. Dù đều là visa lưu trú ngắn hạn nhưng mỗi loại visa lại ứng với mức thời gian lưu trú và lưu ý đi kèm khác nhau.

Loại visa

Mục đích Thời gian

Lưu ý

Visa schengen loại A Visa quá cảnh Không dành cho công dân Việt Nam
Visa Schengen loại C Lưu trú ngắn hạn: du lịch, công tác, thăm thân, quá cảnh, thực tập… Tùy theo thời gian lưu trú được phê duyệt. Thường là 30 ngày [đối với ĐSQ Pháp] hoặc theo đúng số ngày trên lịch trình [đối với ĐSQ các nước còn lại]. – Không thể gia hạn

– Đây là loại visa ngắn hạn phổ biến dành cho công dân Việt Nam

Visa Schengen loại D Phù hợp với các nhóm đối tượng:

– Người đã được cơ quan có thẩm quyền tại các quốc gia trong khối Schengen cấp giấy phép cư trú.

– Cán bộ khoa học, người nghiên cứu, người lao động mang tính thời vụ.

– Nhân viên được cử đến các quốc gia trong khối Schengen để tham gia tập huấn, thực tập sinh…

Lưu trú tối đa 90 ngày trong vòng 6 tháng tại các quốc gia trong khối Schengen. Có thể gia hạn nếu cần thiết

Hướng dẫn làm hồ sơ xin visa châu Âu

Khi chuẩn bị xin visa Schengen, cần lưu ý rằng cả visa loại A, loại C và loại D đều là visa lưu trú ngắn hạn. Nó không cho phép bạn lưu trú trong khoảng thời gian quá lâu ở các quốc gia trong khối Schengen.

Vì vậy, nếu bạn cần lưu trú trong thời gian dài để làm việc, du học, định cư thì bạn nên xin một loại visa khác. Đó là thị thực do từng quốc gia trong khối Schengen cấp.

Phân loại visa Schengen theo số lần nhập cảnh

Cách phân loại visa Schengen thứ hai là phân loại theo số lần nhập cảnh. Cùng Visa Phương Đông theo dõi bảng sau nhé.

Loại visa

Thời gian

Lưu ý

Visa nhập cảnh một lần Lưu trú dưới 90 ngày. Thời gian lưu trú chính xác phụ thuộc vào thị thực mà bạn được cấp. Chỉ được nhập cảnh một lần. Có thể di chuyển qua nhiều quốc gia thuộc khối Schengen trong thời gian lưu trú.
Visa nhập cảnh hai lần Được nhập cảnh hai lần. Có thể di chuyển qua nhiều quốc gia thuộc khối Schengen trong thời gian lưu trú.
Visa nhập cảnh nhiều lần Visa nhập cảnh nhiều lần với thời hạn 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm. Để xin được visa này, bạn phải từng nhiều lần xin được visa nhập cảnh một lần và hai lần. Đại sứ/Lãnh sự quán sẽ dựa trên thông tin lịch sử đi lại và tình trạng tuân thủ pháp luật của bạn và người thân trước đây để đưa ra quyết định cấp visa nhiều lần với thời hạn dài hơn.

Dù visa đi Schengen có rất nhiều loại. Nhưng ở bài viết này, chúng ta chỉ bàn về visa loại C. Đây là loại visa phổ biến dành cho người Việt Nam với các mục đích:

  • Visa du lịch châu Âu tự túc
  • Visa công tác châu Âu
  • Visa thăm thân ở châu Âu

Thủ tục xin visa loại C của visa Schengen áp dụng cho tất cả các quốc gia trong khối Schengen. Do đó bài viết này Visa Phương Đông sẽ chỉ đề cập đến thủ tục xin visa đi Pháp làm ví dụ. Nếu bạn cần làm visa đi nước khác như visa Đức, visa Italia hay visa Hà Lan thì hồ sơ cũng tương tự.

Câu trả lời là KHÓ nếu so visa du lịch Schengen tự túc với visa đi Hàn Quốc, Trung Quốc… Tuy nhiên visa đi Pháp lại dễ xin nhất trong các nước Schengen.Vậy có visa Pháp có đi được những nước khác ở châu Âu không? Bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Vì đã nằm trong 26 nước Schengen thì chỉ cần có visa Pháp, bạn hoàn toàn có thể đặt chân đến các nước khác thuộc khối này.

Theo kinh nghiệm xin visa Schengen thành công, một mẹo nhỏ là nếu bạn có dự định tham quan nhiều đất nước tại châu Âu mà không chỉ riêng Pháp. Bạn hãy nộp hồ sơ xin visa vào nước đầu tiên trong hành trình của mình hoặc đất nước mà bạn dành nhiều thời gian lưu trú nhất.

Riêng Visa Phương Đông thường tư vấn khách hàng xin visa du lịch Pháp cho chuyến đi du lịch tự túc châu Âu của mình.

Thông thường Đại sứ/Lãnh sự quán các nước thuộc khối Schengen nói chung sẽ xét duyệt hồ sơ trong khoảng 2-3 tuần.Theo quy định từ 2020, các lãnh sự cho phép bạn nộp hồ sơ trước 6 tháng so với lịch trình.

Địa điểm tham quan khi du lịch Pháp tự túc

Visa Phương Đông khuyên bạn nên lên lịch trình và xin visa du lịch Schengen trước 2 tháng. Như vậy, bạn sẽ có thời gian lên kế hoạch về địa điểm du lịch châu Âu, ăn uống, lựa chọn phòng khách sạn ưng ý và đặt vé máy bay giá rẻ khi du lịch châu Âu.

Lưu ý: Bạn chỉ đặt phòng khách sạn và book vé máy bay đi châu Âu khi đã được duyệt visa Schengen nhé.

Bạn có thể tham khảo bài viết chi phí du lịch Pháp tự túc để chuẩn bị cho chuyến du lịch tự túc châu Âu của mình nhé!

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đặt phòng khách sạn khi du lịch Pháp, đừng bỏ qua bài viết này: Kinh nghiệm đặt khách sạn giá cực tốt tại Pháp

  • Đương đơn đến sai giờ hẹn, không đặt hẹn trước, hoặc quên mang giấy hẹn đều sẽ bị từ chối nộp hồ sơ.
  • Trong trường hợp đương đơn bị từ chối cấp thị thực, hồ sơ có thể sẽ được xem xét lại và phê duyệt bởi Đại sứ quán của nước mà bạn đang xin visa.
  • Lệ phí hồ sơ xin visa Pháp là €80, trả bằng tiền mặt VND và sẽ không được hoàn lại kể cả trong trường hợp xin visa không thành công.
  • Các dữ kiện sinh học [10 dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số] được lấy tại thời điểm nộp hồ sơ.
  • Bạn phải đảm bảo hồ sơ xin visa đầy đủ theo checklist hồ sơ mà Đại sứ quán Pháp yêu cầu. Nếu thiếu sót bất kỳ văn bản nào sẽ được hiểu là bạn không thể hoặc không muốn cung cấp văn bản đó. Việc xét duyệt visa Pháp sẽ phụ thuộc vào hồ sơ bạn cung cấp. Quầy nhận hồ sơ không có nghĩa vụ và sẽ không yêu cầu nộp thêm bất kỳ hồ sơ bổ sung nào.
  • Cung cấp đầy đủ các hồ sơ yêu cầu không bảo đảm chắc chắn bạn sẽ được cấp thị thực vì Lãnh sự quán Pháp còn dựa trên lịch sử du lịch, chứng minh tài chính, yếu tố công việc của bạn để xét duyệt. Tuy nhiên, nếu bạn nộp không đủ hồ sơ theo yêu cầu thì có khả năng cao là bạn sẽ bị từ chối cấp thị thực.
  • Khi cần thiết, bạn có thể được mời đến để tiếp tục phỏng vấn và được yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ.
  • Tất cả giấy tờ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch hợp lệ bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh [có dấu công chứng của phòng tư pháp].
  • Các giấy tờ khi nộp phải có kèm theo bản sao cỡ giấy A4. Bản sao sẽ được ký xác nhận hợp lệ khi trình bản chính. Phòng nộp hồ sơ chỉ giữ lại bản sao, còn bản chính được trả lại ngay cho khách.
  • Hồ sơ, văn bản là fax hay email không được chấp nhận.

Sau đây Visa Phương Đông sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách xin visa Schengen. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng để làm visa đi Pháp, Đức, Hà Lan hoặc bất kỳ nước nào trong khối Schengen. Cùng tìm hiểu nào!

Bước 1. Hướng dẫn đặt lịch hẹn xin visa Schengen

Lưu ý:

  • Nếu đi du lịch châu Âu, bạn sẽ nộp hồ sơ vào nước bạn nhập cảnh hoặc có thời gian lưu trú lâu nhất [trên lịch trình].
  • Nếu xin visa thăm thân nhân và người thân của bạn ở nước nào thì phải nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ/Lãnh sự quán nước đó.
  • Nếu xin visa công tác, bạn cũng phải nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán nơi công ty đối tác đặt trụ sở.

Hiện tại một số Đại sứ quán/Lãnh sự quán các nước lớn trong khối EU đã ủy thác cho các đơn vị thay họ tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể:Công ty TLSContact là nơi thay mặt nhận và trả hồ sơ xin visa Pháp. Địa chỉ của TLSContact:

  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Website đặt lịch hẹn visa Pháp: //fr.tlscontact.com/vn/han/index.php
  • Văn phòng TPHCM: Phòng 8, Lầu 12A, Tòa nhà Vincom Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TPHCM. Website đặt lịch hẹn visa Pháp: //fr.tlscontact.com/vn/sgn/index.php

Công ty VFSGlobal nhận và trả hồ sơ các nước khác trong khối Schengen. Địa chỉ của VFSGlobal:

  • Văn phòng HCM: Tầng 5, Tòa nhà Resco, 94-96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ocean Park, Phòng 207, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • Website đặt lịch hẹn visa Schengen: //visa.vfsglobal.com/vnm/vi/nld/login

Lưu ý khi đặt lịch hẹn xin visa Pháp

Bạn phải tạo tài khoản mới và đăng nhập vào email đăng ký để kích hoạt.

Sau khi đã kích hoạt tài khoản, bạn điền thông tin căn bản để đặt lịch hẹn xin visa châu Âu gồm:

  • Loại visa
  • Họ tên
  • Ngày tháng năm sinh. Lưu ý phải viết theo quy tắc năm-tháng-ngày [yyyy-mm-dd]
  • Số hộ chiếu, ngày cấp và ngày hết hạn

Sau đó xác nhận các thông tin và đặt lịch hẹn mà bạn mong muốn.

Bước 2. Khai đơn xin visa Pháp

Theo kinh nghiệm xin visa châu Âu của Visa Phương Đông, bạn phải điền đơn online khi xin visa. Thông thường đơn xin visa châu Âu gồm các mục:

  1. Họ tên
  2. Ngày tháng năm sinh
  3. Quốc tịch và số CMND
  4. Nơi sinh
  5. Tình trạng hôn nhân
  6. Số hộ chiếu, ngày cấp và ngày hết hạn
  7. Tên công ty hiện tại bạn đang làm việc và địa chỉ, số điện thoại 
  8. Bạn đã từng lấy dấu sinh trắc học ở khối châu Âu trong 3 năm gần nhất hay chưa?
  9. Số lần muốn nhập cảnh vào khối châu Âu
  10. Ngày dự kiến đến và rời khỏi khối quốc gia châu Âu bạn đang xin visa [bạn phải điền đúng theo lịch trình nhé]
  11. Quốc gia bạn sẽ thăm ở châu Âu
  12. Địa chỉ và thông tin liên lạc của người thân ở châu Âu

Bạn cần khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin trên. Một thông tin sai có thể dẫn đến việc bạn bị từ chối cấp visa Schengen. Hãy điền các thông tin này cẩn thận và thật chính xác bạn nhé.

Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ xin visa châu Âu

Bộ hồ sơ cơ bản sẽ bao gồm:

  1. Đơn xin visa Schengen: điền đầy đủ thông tin, ghi rõ ngày làm đơn và ký tên.
  2. 2 hình thẻ kích thước 3.5×4.5cm, nền trắng, được chụp không quá 6 tháng tính từ thời điểm xin visa.
  3. Hộ chiếu: còn thời hạn ít nhất 6 tháng và 2 trang trống. Nộp bản chính kèm bản photo tất cả các trang có mộc thị thực.
  4. Sổ hộ khẩu: bản photo đính kèm bản dịch thuật công chứng.
  5. Giấy chứng minh nhân dân: bản photo kèm bản dịch thuật công chứng.
  6. Giấy tờ chứng minh công việc:

Đối với nhân viên:

  • Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm photo kèm bản dịch công chứng nếu bản gốc không có song ngữ.
  • Bảng lương trong 6 tháng gần nhất hoặc sao kê tài khoản lương 6 tháng gần nhất bản gốc.
  • Đơn xin nghỉ phép phù hợp với lịch trình mời và phải dịch thuật công chứng tư pháp nếu là bản tiếng Việt.

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ để tiết kiệm phí dịch thuật khi nộp hồ sơ.

Đối với chủ doanh nghiệp:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh bản photo kèm bản dịch công chứng tư pháp.
  • Giấy xác nhận nộp thuế 6 tháng gần nhất kèm bản dịch công chứng tư pháp.
  • Sao kê ngân hàng công ty trong vòng 6 tháng gần nhất bản gốc.

Đối với người về hưu:

  • Quyết định hưu trí photo kèm bản dịch công chứng tư pháp
  • Sao kê lương hưu 3 tháng gần nhất bản gốc

Một số nơi khác sẽ tư vấn bạn nộp sao kê lương hoặc thuế công ty trong vòng 3 tháng gần nhất. Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng có một số quốc gia trong khối Schengen yêu cầu các giấy tờ này phải trong vòng 6 tháng. Nên nếu bạn chưa có kinh nghiệm nộp hồ sơ xin visa Schengen thì tốt nhất chuẩn bị 6 tháng để khỏi phiền hà về sau nhé.7. Giấy tờ chứng minh tài chính:

  • Bản photo sổ tiết kiệm và xác nhận số dư
  • Sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [nếu có]: bản photo kèm bản dịch thuật công chứng tư pháp.
  • Bản photo giấy tờ sở hữu xe ô tô, các tài sản có giá trị lớn…

8. Giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi:

  • Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn. Ghi rõ thời gian ở và địa chỉ nếu trong lịch trình có đi du lịch khám phá những nơi khác trong khối châu Âu.
  • Giấy xác nhận đặt vé máy bay 2 lượt đi và về
  • Bảo hiểm du lịch với mức bảo hiểm tối thiểu 30.000 Euro. Phải đảm bảo số ngày bảo hiểm khớp với số ngày dự kiến ở châu Âu tính từ khi bạn đặt chân vào cho đến lúc bước chân ra khỏi khối châu Âu.
  • Lịch trình lưu trú tại Pháp và các nước khác

Trường hợp gia đình có trẻ em đi kèm:

  • Giấy khai sinh của trẻ photo kèm bản dịch thuật công chứng
  • Giấy tờ chứng minh trẻ đang đi học: đơn xin nghỉ phép từ nhà trường, xác nhận học sinh, thẻ học sinh. Kèm bản dịch thuật công chứng

Trường hợp trẻ đi đến châu Âu cùng với cha hoặc mẹ, người còn lại phải kí vào cam kết cho phép con du lịch cùng người còn lại và phải được chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền [công an phường, UBND…].Trường hợp trẻ đi châu Âu cùng người giám hộ, phải có đơn cam kết cho phép con đi du lịch của bố mẹ và được chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Bạn nên mang các giấy tờ gốc theo khi nộp hồ sơ xin visa để nhân viên nhận hồ sơ có thể kiểm tra đối chiếu khi cần thiết, tránh mất thời gian và tiền oan nhé.Visa Phương Đông vừa giới thiệu cho bạn bộ hồ sơ xin visa châu Âu cơ bản. Dù đi châu Âu với mục đích gì thì cũng không thể thiếu những giấy tờ trên.Dưới đây là những giấy tờ cần bổ sung tùy theo mục đích: công tác hoặc thăm thân ở châu Âu.

Hồ sơ xin visa thăm thân châu Âu

  • Thư mời chuẩn châu Âu phải có đầy đủ các thông tin: người mời [tên, địa chỉ, số điện thoại, email…], thời gian và mục đích mời, người được mời [tên, ngày sinh, số hộ chiếu, quan hệ với công ty mời], ai là người chi trả cho chuyến đi.
  • Thư bảo lãnh theo mẫu yêu cầu của từng Đại sứ/Lãnh sự quán và phải có xác nhận của cơ quan chức năng ở quốc gia người mời đang lưu trú.

Theo kinh nghiệm làm visa thăm thân châu Âu của Visa Phương Đông, nếu bạn cần xin visa thăm thân nhân ở Pháp, người bên Pháp phải ra tòa thị chính để xin giấy Attestation d’accueil. Để xin được thư bảo lãnh này, người thân bên Pháp phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Passport, chứng minh thư hoặc thẻ thường trú
  • Giấy tờ nhà đất nơi họ sẽ bảo lãnh người thân từ Việt Nam sang và ở lại trong suốt chuyến đi
  • Hóa đơn điện, nước, điện thoại hay hợp đồng thuê nhà
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập [thuế, bảng lương 3 tháng gần nhất]

Lệ phí để xin đơn bảo lãnh thân nhân sang Pháp du lịch là 30 Euro. Thời gian xin xét duyệt thư bảo lãnh thân nhân sẽ dao động từ 1 ngày đến 1 tháng tùy vào mức độ phức tạp của hồ sơ bạn nộp vào cho cơ quan chính quyền.

Bạn và người mời chỉ là quan hệ bạn bè hoặc là người thân nhưng không có giấy tờ để chứng minh mối quan hệ ruột thịt để xin visa thăm thân Pháp? Hãy liên hệ HOTLINE 094 189 6226 để được tư vấn cách chứng minh những mối quan hệ này nhé.

Giấy tờ xin visa công tác châu Âu

Thư mời từ một công ty tại châu Âu: bản gốc, kèm bản dịch công chứng.

Bước 4. Nộp hồ sơ xin visa Pháp và đợi kết quả

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hãy kiểm tra một lần nữa trước khi đi đến văn phòng tiếp nhận hồ sơ. Bạn nên có mặt trước lịch hẹn nộp hồ sơ xin visa khoảng 15 phút để chuẩn bị tốt hơn.Khi đã nộp hồ sơ và lấy dấu vân tay thành công, bạn có thể chọn nhận kết quả qua đường bưu điện [sau 15-30 ngày làm việc] hoặc lên tận nơi lấy kết quả.Nếu đến nhận hộ chiếu trực tiếp, bạn phải mang theo:

  1. Bản sao trang có hình và có đóng dấu trong hộ chiếu
  2. Bản gốc biên nhận
  3. Giấy tờ tùy thân [CMND]

Trường hợp nhờ người ủy quyền đến nhận kết quả, bạn phải tìm hiểu kĩ quy trình nhờ người ủy quyền nhận giùm trước khi đến nộp hồ sơ. Một số cơ quan không cần giấy ủy quyền được xác nhận bởi chính quyền địa phương nhưng một số khác thì cần đấy.

Kinh nghiệm xin visa du lịch Pháp tự túc
  • Phí visa cho người lớn: 80 Euro
  • Phí visa cho trẻ 6-12 tuổi: 40 Euro
  • Phí visa cho trẻ dưới 6 tuổi: miễn phí

Tùy vào mỗi cơ quan ủy thác tiếp nhận hồ sơ mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Nhìn chung phí dịch vụ dao động khoảng 400.000 – 700.000VND.

Cũng như xin visa du lịch châu Âu, xin visa thăm thân châu Âu nói chung và visa thăm thân ở Pháp nói riêng có thể có hoặc không cần phỏng vấn. Đa phần bạn sẽ không phải phỏng vấn khi nộp hồ sơ xin visa.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp Đại sứ quán/Lãnh sự quán Pháp nhận thấy hồ sơ của bạn chưa thực sự rõ ràng. Đặc biệt là về mục đích của chuyến đi hoặc mối quan hệ giữa người mời và được mời, họ sẽ đưa ra yêu cầu bạn phải trình diện và tham gia phỏng vấn trả lời những câu hỏi liên quan đến các vấn đề họ còn thắc mắc.

Dù là nhận được yêu cầu phỏng vấn bất cứ một loại visa nào bạn cũng cần nắm thật chắc những lưu ý sau:

  • Nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn visa. Đi đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
  • Chuẩn bị kỹ các loại giấy tờ liên quan đến hồ sơ xin visa.
  • Trung thực khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
  • Chuẩn bị trước cho một số câu hỏi có thể được đặt ra như: thông tin về bản thân, gia đình, sở thích, công việc, khả năng tài chính, thời gian chính xác bạn sẽ trở về Việt Nam để đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không trốn lại khi hết thời hạn thị thực.
  • Giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh và tự tin khi phỏng vấn.

Việc chuẩn bị hồ sơ xin visa Schengen [visa Pháp] đòi hỏi bạn rành ngoại ngữ, có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, dành vài buổi đi công chứng và dịch thuật giấy tờ. Trong trường hợp bạn muốn tiết kiệm thời gian và cần tìm công ty dịch vụ visa Schengen uy tín tại Sài Gòn, hãy để Visa Phương Đông có cơ hội đồng hành cùng bạn! Với kinh nghiệm phục vụ 7000+ khách hàng, chúng tôi cam kết:

  • Giúp bạn cải thiện hồ sơ xin visa Schengen với tỷ lệ đậu cao nhất
  • Xử lý hồ sơ nhanh chóng: 3 ngày làm việc
  • Dịch thuật công chứng hồ sơ
  • Hỗ trợ chứng minh tài chính
  • Chi phí hợp lý
  • Giao nhận hồ sơ tận nhà

Bạn cần hỗ trợ thủ tục làm visa Pháp? Hãy liên hệ HOTLINE 094 189 6226 để được tư vấn kỹ hơn cho trường hợp của mình nhé.

Block "3766" not found

Visa Phương Đông chuyên tư vấn thủ tục làm visa cho người Việt Nam đi nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam. Dịch vụ visa: visa Mỹ, visa Canada, visa Úc, visa châu Âu, visa Hàn Quốc, visa Trung Quốc... Dịch vụ khác: thẻ tạm trú, giấy phép lao động, gia hạn visa Việt Nam, đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng Việt Nam, lý lịch tư pháp, dịch thuật công chứng, xe đưa đón sân bay, đặt vé máy bay nội địa và quốc tế...

Video liên quan

Chủ Đề