Cơ thể con người có bao nhiêu nước năm 2024

Nếu không ăn, bạn vẫn có thể sống gần một tháng, thế nhưng chỉ cần không uống nước, chúng ta sẽ rất khó duy trì sự sống dù chỉ vài ngày, ngoài ra thiếu con người sẽ chết nhanh hơn việc thiếu bất kì chất dinh dưỡng nào khác. Điều đó cho thấy nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và các hoạt động của cơ thể. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ Hàm lượng nước trong cơ thể con người như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích hơn nhé.

Hàm lượng nước trong cơ thể con người như thế nào?

Trung bình 60-70% cấu tạo cơ thể chúng ta là nước và được phân bố ở 2 khoang chính là nước trong khoang dịch nội bào, chiếm 40% trọng lượng cơ thể và nước trong khoang dịch ngoại bào, chiếm 20% trọng lượng cơ thể. Chúng sẽ được được phân cách với nhau bởi màng tế bào, màng này sẽ cho phép nước đi qua một cách có chọn lọc.

Ngoài ra, nước trong khoang dịch ngoại bào thường bao gồm nước trong mạch máu (Chiếm 5% trọng lượng cơ thể) và nước dịch gian bào chẳng hạn như dịch trong nhãn cầu, dịch trong bao hoạt dịch, dịch tiêu hóa… chiếm 15% trọng lượng cơ thể.

Nước di chuyển theo các vùng cơ thể từ nơi có nồng độ phân tử nước cao đến vùng có nồng độ nước thấp theo cơ chế khuếch tán thụ động, gọi là quá trình thẩm thấu. Hướng di chuyển của nước khi thẩm thấu thường phụ thuộc vào nồng độ của các chất hòa tan trong dung dịch.

Cơ thể con người có bao nhiêu nước năm 2024

Bên cạnh đó, tổng lượng nước trong cơ thể sẽ giảm dần theo độ tuổi chứ không hề cố định. Trẻ em trong giai đoạn sơ sinh có tổng lượng nước chiếm khoảng 75 - 80% cơ thể. Từ 1 tuổi cho đến tuổi trung niên, tổng lượng nước chiếm khoảng 55% trọng lượng cơ thể đối với nữ giới, còn đối với nam giới là 60%. Lượng nước sẽ ít dần sau tuổi trung niên, chỉ còn khoảng 50% trọng lượng cơ thể.

Vì sao cần bổ sung đủ nước cho cơ thể?

Nước là chất trực tiếp tham gia vào các phản ứng khác nhau trong cơ thể, điều hòa nhiệt độ cơ thể, có tác dụng bôi trơn và là nơi tiếp xúc của các đầu nối bao hoạt dịch, mang bao, giúp các đầu cơ xương, sụn, màng phổi, cơ miệng… có thể hoạt động trơn tru.

Bên cạnh đó, nước cũng là môi trường dung môi cho các phản ứng hóa học xảy ra bên trong cơ thể và là bộ phận quan trọng giúp duy trì hoạt động của hệ bài tiết để có thể loại bỏ các chất độc tích tụ qua đường da, đường hô hấp, tiêu hóa, tránh các bệnh như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm khớp…

Cơ thể con người có bao nhiêu nước năm 2024

Khi cơ thể bị mất khoảng 1% trọng lượng nước, cảm giác khô ở cổ họng sẽ xuất hiện. Thông thường, ngay tại thời điểm này, nếu cơ thể không được bổ sung nước thì tình trạng mất nước sẽ bắt đầu xảy ra. Khi nước giảm khoảng 2% trọng lượng sẽ dẫn đến khó chịu, ăn không ngon miệng, giảm khả năng vận động.

Để đảm bảo sức khỏe và mọi hoạt động của các bộ phận, cần uống nước hằng ngày để bù vào lượng nước mất đi do quá trình bài tiết. Cần có sự cân bằng, kiểm soát giữa lượng nước tiêu thụ và đào thải mỗi ngày. Đặc biệt, khi ở trong môi trường nhiệt độ cao, chơi thể thao, bị sốt, nôn mửa hay tiêu chảy… tình trạng mất nước sẽ dễ diễn ra nhanh hơn nên cần uống nhiều nước hơn bình thường.

Nguồn nước uống hằng ngày của bạn liệu có đảm bảo?

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở nước ta hiện nay đang ở tình trạng báo động. Hầu hết các con sông chính đều bị ảnh hưởng từ rác thải, các hoạt động từ các nhà máy xí nghiệp… Ngoài ra, chất lượng nước cũng bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, N, P trong nước cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép… Tình trạng nước nhiễm asen, nhiễm chì cũng thường xuyên được phát hiện và đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Uống hoặc sử dụng nước không đảm bảo để rửa rau, nấu ăn… chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ mắc phải nhiều căn bệnh cấp tính và mãn tính phổ biến. Giảm các bệnh do đường nước đang trở thành mục tiêu quan trọng của chính sách y tế công cộng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Do đó, nguồn nước uống và sinh hoạt hằng ngày liệu có đảm bảo đang trở thành mối băn khoăn và bận tâm lớn của nhiều gia đình hiện nay.

Nước ion kiềm giải pháp cho sức khỏe gia đình bạn

Con người cần uống 2,0 lít mỗi ngày (tức khoảng 8 cốc nước) và cần tới khoảng 120 lít nước/ngày cho các hoạt động sinh hoạt vệ sinh cá nhân. Chính vì vậy, việc sử dụng nguồn nước sạch, tinh khiết là nhu cầu cần và rất thiết yếu.

Cơ thể con người có bao nhiêu nước năm 2024

Được xem là bí quyết sống thọ của người Nhật, việc dùng nước ion kiềm mỗi ngày cũng đang trở thành thói quen của nhiều người Việt. Đây là nước được sản xuất bằng công nghệ điện giải, tách nước thành ion H+ và OH-, có tính kiềm (độ pH > 7.0) giàu vi khoáng và chất chống ô xy hóa. Đây là loại nước kháng khuẩn, có thể dùng để rửa rau củ, giúp loại bỏ các chất hóa học bám trên bề mặt thực phẩm. Ngoài ra, nước điện giải còn có thể uống trực tiếp, pha chế hoặc nấu ăn giúp nâng cao sức khỏe, chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da, hỗ trợ tránh mắc các loại bệnh nguy hiểm như: ung thư, tiểu đường, đau dạ dày, viêm đại tràng, gout, cao huyết áp...

Là thương hiệu uy tín, được tin tưởng hàng đầu tại đất nước mặt trời mọc, các sản phẩm máy lọc nước điện giải OSG sẽ là thiết bị không thể bỏ qua, giúp mang đến nguồn nước an toàn cho bạn. Đừng quên tìm mua ngay sản phẩm phù hợp để nâng cao sức khỏe cho cả gia đình nhé.