Cổ phiếu doanh nghiệp nào cao nhất ở việt nam năm 2024

Sáng nay (28.6), cổ phiếu XDC tiếp tục tăng hết biên độ thêm 150.000 đồng, đưa giá lên mức 882.100 đồng và trở thành cổ phiếu có giá cao nhất sàn chứng khoán. Giá cổ phiếu XDC cũng vượt mặt mã VNZ của Công ty CP VNG hiện là 728.000 đồng - vốn đã giữ vị trí quán quân về giá trên sàn từ đầu năm đến nay.

Chuỗi ngày tăng trần của XDC đã bắt đầu diễn ra từ ngày 8.5 đến nay. Nhờ biên độ giao dịch lớn 15% lên sàn UPCoM, giá cổ phiếu XDC tăng thần tốc từ 18.000 đồng lên gần 900.000 đồng, ghi nhận mức tăng kỷ lục 42,6 lần trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Cổ phiếu doanh nghiệp nào cao nhất ở việt nam năm 2024

Mã XDC bất ngờ tăng trần liên tục, trở thành cổ phiếu đắt giá nhất sàn chứng khoán

NGỌC THẮNG

Tuy vậy, cũng như câu chuyện đã xảy ra với nhiều cổ phiếu trên sàn UPCoM hay với mã VNZ trong đầu năm nay, thanh khoản của XDC cực thấp. Mỗi phiên, cổ phiếu này chỉ khớp 100 - 200 đơn vị và rất hiếm hoi lên được mức 1.000 đơn vị. Nguyên nhân, do lượng cổ phiếu lưu hành bên ngoài của công ty này quá ít.

Cổ phiếu XDC được giao dịch trên UPCoM từ ngày 1.12.2022 với số lượng đăng ký giao dịch chỉ 8.200 cổ phiếu. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.500 đồng/cổ phiếu. Đây là số cổ phần đã được bán đấu giá thành công trong tổng số gần 3,28 triệu cổ phần được chào bán đấu giá công khai vào tháng 10.2022. Hầu như các nhà đầu tư vẫn không hề chú ý đến cổ phiếu này, thậm chí ngay cả khi bắt đầu giao dịch trên UPCoM.

Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng hiện vẫn chưa được cổ phần hóa. Tiền thân là đơn vị Công binh Hải quân và do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sở hữu 100% vốn điều lệ. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa công trình thủy; nạo vét cảng sông, cảng biển và cho thuê máy móc cẩu bờ tại các địa phương như Quảng Nam, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM…

796 là số lượng mã cổ phiếu không hề có giao dịch nào diễn ra trong phiên sáng nay (25/5) trong khi số mã giảm là 409 mã và số mã tăng là 279 mã.

Phiên hôm nay cũng là phiên đầu tiên cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG bị đưa vào diện hạn chế giao dịch theo quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

HNX cho hay, nguyên nhân là VNG đã chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công bố thông tin, thuộc vào trường hợp bị hạn chế giao dịch theo quy định. Theo đó, cổ phiếu VNZ sẽ chỉ được giao dịch vào phiên thứ sáu hàng tuần. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 25/5.

Cổ phiếu doanh nghiệp nào cao nhất ở việt nam năm 2024

Lịch sử giá cổ phiếu VNZ (Nguồn: Tradingview).

Về phía VNG, công ty này cho biết đang thực hiện song song BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực quốc tế (IFRS) do công ty hiện hoạt động không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới, với 33 công ty con và 7 công ty liên kết. Trong đó, 18 công ty con và 1 quỹ xã hội - tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại Việt Nam và 14 công ty con ở nước ngoài với các quy định về kế toán và pháp lý khác nhau.

Do đó, VNG cho biết cần nhiều khá nhiều thời gian để kiểm tra, đối chiếu, xác nhận các thông tin, đảm bảo số liệu của BCTC thống nhất và đáp ứng chuẩn mực kế toán cả trong và ngoài nước.

Cổ phiếu VNZ từng là một hiện tượng hi hữu khi có mệnh giá vượt 1 triệu đồng. Thời điểm trung tuần hồi tháng 2, mã này từng đạt thị giá 1.358.700 đồng và trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong khi đó, trên thị trường chung sáng nay, áp lực bán vẫn tiếp diễn khiến VN-Index mất 1,44 điểm tương ứng 0,14% còn 1.060,35 điểm. HNX-Index giảm 0,29 điểm tương ứng 0,13% còn 215,67 điểm và UPCoM-Index giảm 0,4 điểm tương ứng 0,49% còn 80,53 điểm.

Cổ phiếu ngành chứng khoán hôm qua thăng hoa thì nay đã điều chỉnh. VDS giảm 2,6%; FTS giảm 2,6%; ORS giảm 2,1%; AGR giảm 1,9%; CTS giảm 1,8%; VND giảm 1,2%.

Mặc dù vậy, trên sàn HoSE vẫn ghi nhận TMT, TDH và HHP tăng trần. Một số mã bất động sản khác vẫn giữ được đà tăng tốt như SGR tăng 4,8%; SJS tăng 3%; ITA tăng 2,9%; LHG tăng 2,9%; DRH tăng 2,5%; TIP tăng 2,2%; QCG tăng 2%.

Số lượng cổ phiếu tăng trần trên sàn UPCoM rất nhiều, nhưng hầu hết có thanh khoản thấp. Cụ thể, BDT, NTC, PCM, NDC, XDC, TOW, HNF, RTB, SII, DXL, BVL, KHA, MGR, DSG, MCG đều đang khoác sắc tím trên bảng điện tử.

Tính đến cuối tháng 9-2023, sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) có 42 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là doanh nghiệp duy nhất có vốn hóa đạt gần 20 tỷ USD.

Cổ phiếu doanh nghiệp nào cao nhất ở việt nam năm 2024
Vietcombank có vốn hóa cao nhất thị trường, đạt gần 20 tỷ USD

Thống kê từ HOSE cho biết, tính đến hết ngày 29-9-2023, HOSE có 601 mã chứng khoán niêm yết, trong đó gồm 394 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 14 mã chứng chỉ quỹ ETF và 190 mã chứng quyền có bảo đảm. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 146,42 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa đạt hơn 4,62 triệu tỷ đồng, giảm 5,62% so với tháng trước, chiếm hơn 93,69% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường và tương đương 48,57% GDP năm 2022 (GDP theo giá hiện hành).

Trong số 394 doanh nghiệp niêm yết, hiện có 42 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD (trên 23.500 tỷ đồng). Trong đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) là doanh nghiệp duy nhất có vốn hóa vượt trội trên thị trường, đạt gần 20 tỷ USD (xấp xỉ 480.000 tỷ đồng).

Trước đó, vào tháng 7-2023, sau khi VCB lập đỉnh ở mức 106.500 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường của ngân hàng này này tương ứng đạt hơn 504.000 tỷ đồng, tương đương 1/10 tổng giá trị vốn hóa toàn sàn chứng khoán. Chốt phiên giao dịch 3-10, VCB chỉ còn 86.300 đồng/cổ phiếu.