Có nên tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội

Khi nghỉ việc, nếu đủ điều kiện người lao động có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc BHXH một lần. Do đó, để được hưởng trọn quyền lợi về bảo hiểm khi nghỉ việc, người lao động phải thực hiện ngay những việc sau:

1/ Lấy sổ BHXH và các giấy tờ chứng minh việc nghỉ việc

Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012, sau khi người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác đã giữ của người lao động gồm:

- Quyết định thôi việc;

- Quyết định sa thải;

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Đây là một trong số những giấy tờ quan trọng, bắt buộc phải có để làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP.

2/ Lấy bảo hiểm thất nghiệp

Trong thời gian thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động cùng với hỗ trợ người lao động khi tìm kiếm việc làm mới, học nghề…

Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013, bảo hiểm thất nghiệp gồm các quyền lợi sau đây: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm; hỗ trợ việc làm; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Xem thêm

3/ Nhận BHXH một lần

Thay vì chờ đủ tuổi để nhận lương hưu thì người lao động có thể đăng ký nhận BHXH một lần. Trong đó, theo Điều 60 Luật BHXH, người lao động có thể nhận BHXH một lần nếu có yêu cầu và đáp ứng điều kiện:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);

- Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH, chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần (theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015)…

Khi đó, mức hưởng BHXH một lần của người lao động đã nghỉ việc được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Xem thêm

Người lao động có được tự đóng BHXH khi nghỉ việc? (Ảnh minh họa)  

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, người lao động thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, mùa vụ hoặc một công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng…

Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể thấy nếu một người lao động đã nghỉ việc thì có thể xảy ra 02 tình huống sau đây:

1/ Bảo lưu thời gian đóng BHXH

Theo Điều 61 Luật này, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Đồng thời, về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, tại khoản 5 Điều 3 Luật BHXH 2014 quy định:

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Do đó, người lao động có thể lựa chọn cách bảo lưu thời gian đóng BHXH bởi khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động được hưởng nhiều chế độ hơn như: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

Sau này, khi tìm được việc làm mới thì người lao động có thể tiếp tục đóng BHXH bắt buộc và được cộng dồn thời gian đóng BHXH trước đó.

2/ Tham gia BHXH tự nguyện

Bên cạnh việc bảo lưu thời gian đóng BHXH thì người lao động có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (tạm trú hoặc thường trú) theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 959 để được hưởng lương hưu và chế độ tử tuất.

Cụ thể, các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (theo khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2014).

Tại khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở:

- Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng (theo điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg);

- Mức lương cơ sở tính đến thời điểm hiện nay: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ). Do đó, 20 lần mức lương cơ sở là 29,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất là 6,556 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 154.000 đồng/tháng.

Xem thêm

Trên đây là quy định về việc tự đóng BHXH sau khi nghỉ việc của người lao động. Khi đó, người lao động có thể lựa chọn một trong hai phương án là bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc tham gia BHXH tự nguyện.

Cũng liên quan đến việc nghỉ việc của người lao động, độc giả có thể theo dõi thêm tại bài viết dưới đây:

>> Nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH có được nhận trợ cấp thất nghiệp?

“Gần đây hỏi một số đồng nghiệp còn làm mới biết, những người trung tuổi như tôi đều được cho nghỉ để công ty tuyển người trẻ hơn nhằm tăng năng suất, tăng làm thêm, đặc biệt khi có nhiều người từ phía Nam về thời gian qua. Tầm tuổi như tôi giờ muốn xin vào công ty khác cũng khó có nơi nhận, vì tuổi cao nên mắt mờ, tay chân chậm, sức khỏe khó tăng ca nhiều, nên cũng mất có hội tiếp tục đóng BHXH bắt buộc”, chị Thu nói.

Gần 2 năm nay chị Thu không có việc làm ổn định, chuyển sang bán hàng trên mạng với thu nhập bấp bênh, cả nhà trông cậy cả vào thu nhập cũng làm công nhân của chồng. Nay con cái đi học trực tiếp trở lại, học thêm nhiều, nên chi phí ăn học cũng tăng theo.

“Dù đã tham gia BHXH hơn 12 năm nhưng đành rút BHXH một lần chưa tới 80 triệu đồng. Số tiền không nhiều do công ty chỉ đóng BHXH theo lương tối thiểu, nhưng lúc này một đồng cũng quý. Về lâu dài, tôi sẽ cố để ông xã vẫn tham gia BHXH đầy đủ và có lương hưu sau này, hai vợ chồng bớt phụ thuộc con cái phần nào”, chị Thu nói.

Bữa cơm công nhân tại một nhà máy trong khu công nghiệp. Ảnh: Minh họa

Còn chị Phạm Thị Hương (ở Nông Cống, Thanh Hóa) chia sẻ, năm nay chị 50 tuổi, đóng BHXH bắt buộc được gần 15 năm. Cuối năm ngoái, dịch bùng phát tại Bình Dương, công ty cho nghỉ việc, cả gia đình chở xe máy về quê nương tạm ông bà và cho con cái về trường huyện học. Chị xác định không đi Nam làm công nhân nữa, vì có trở lại cũng khó xin việc vì tuổi cao, còn chồng chị đã xin được việc làm cho công ty ở khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa).

“Giờ nếu rút BHXH 1 lần tôi được khoảng 100 triệu đồng. Nếu đóng BHXH tự nguyện cho 5 năm còn thiếu để nhận được lương hưu sẽ thêm vài chục triệu đồng nữa. Theo tuổi nghỉ hưu mới phải tới 58 tuổi tôi mới được nhận lương. Giờ tôi cũng rất băn khoăn giữa việc để đóng tiếp hay rút BHXH 1 lần vào cuối năm nay, nếu chờ cũng rất lâu, mà khoản tiền đó cũng giải quyết được nhiều khó khăn trước mắt, sau này 2 vợ chồng vẫn có 1 người có lương hưu”, chị Hương nói thêm.

Những trường hợp NLĐ rút BHXH một lần ở mức tuổi cao, thời gian đóng hơn 10 năm như chị Thu, chị Hương không hiếm. Đặc biệt, sau các đợt bùng phát dịch COVID-19 năm 2020 - 2021, giãn cách xã hội khiến doanh nghiệp khó khăn, NLĐ từ trung tuổi trở lên thuộc nhóm bị nghỉ đầu tiên và rất khó xin việc mới trong khu vực chính thức. Một bộ phận NLĐ sau đó cũng rời phố về quê và không trở lại làm công nhân nên dừng đóng BHXH bắt buộc. Sau 1 năm nghỉ việc đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần là họ làm thủ tục để nhận.

Có nên tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội

Những trường hợp người lao động không được nhận BHXH một lần (Ảnh minh họa)

1. Người lao động chưa đủ 01 năm nghỉ việc

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Theo quy định trên, trong trường hợp người lao động chưa nghỉ việc hoặc nghỉ việc chưa đủ 01 năm thì chưa thể làm thủ tục nhận tiền BHXH một lần.

(Trừ trường hợp đáp ứng điều kiện khác quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.)

2. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người lao động được nhận BHXH một lần khi:

- Đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH sẽ không được nhận BHXH một lần. Thay vào đó, người lao động sẽ được hưởng lương hưu theo quy định.

3. Người lao động mắc bệnh nhưng không phải bệnh hiểm nghèo

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người mắc bệnh tật nhưng không phải các loại bệnh sau đây thì sẽ không được hưởng BHXH một lần, bao gồm: 

- Ung thư;

- Bại liệt;

- Xơ gan cổ chướng;

- Phong, lao nặng;

- Nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.

(Trừ trường hợp đáp ứng điều kiện khác quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

4. Người lao động không chứng minh được đang định cư ở nước ngoài

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động ra nước ngoài để định cư cũng được hưởng BHXH một lần; 

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu ra nước ngoài để định cư hoặc không có giấy tờ chứng minh về việc định cư (bản sao giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản sao công chứng hộ chiếu, thị thực do nước ngoài cấp…) thì không được nhận BHXH một lần, trừ trường hợp đáp ứng điều kiện khác quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. 

Như Mai

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN