Chức vụ quyền hạn là gì năm 2024

Quyền hạn là Quyền của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Hỏi: Cách đây nửa năm, con tôi được tuyển dụng làm nhân viên thủ kho Công ty TNHH MTV Trường Thọ, có trụ sở tại TP Hà Nội. Do suy nghĩ thiếu chín chắn nên khi được tin con ốm cháu đã tự lấy một số máy móc trong kho của công ty đem bán lấy tiền gửi về gia đình mua thuốc cho con. Vụ việc bị phát hiện, con tôi bị tòa án quy kết là đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công ty. Tôi không hiểu căn cứ vào đâu mà tòa kết luận con tôi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì nó không phải là cán bộ, giám đốc, trưởng, phó phòng, ban mà chỉ là nhân viên thủ kho. Vậy đề nghị quý Báo cho biết thế nào là người có chức vụ, quyền hạn? Kết luận của Tòa án đối với con tôi như vậy có đúng không? Trần Thế Văn (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình)

Trả lời: Khái niệm người có chức vụ được quy định tại Điều 277, Bộ luật Hình sự 1999 như sau: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”. Như vậy, để xác định một người có chức vụ thì phải căn cứ vào việc người đó được bổ nhiệm, hay do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác...(Hình thức khác ở đây có thể hiểu là bất cứ hình thức nào mà gắn những quyền năng nhất định của chủ thể với chức vụ mà họ có). Ví dụ: Nhân viên cơ quan thuế được giao nhiệm vụ đi thu thuế có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ nộp thuế phải nộp thuế; thủ kho được giao nhiệm vụ quản lý kho hàng của công ty không cho phép xuất, nhập hàng khi không có lệnh của Giám đốc công ty; lái xe được giao nhiệm vụ nhận hàng và vận chuyển hàng… Tất cả những người này đều được coi là người có chức vụ bởi vì họ được giao thực hiện công vụ và có những quyền năng nhất định trong khi thi hành công vụ. Với khái niệm nêu trên, trường hợp của con ông được tuyển dụng vào làm thủ kho, quản lý toàn bộ tài sản trong kho của Công ty TNHH Trường Thọ tức là con ông là người có chức vụ và có quyền nhất định trong việc xuất, nhập hàng hóa của kho. Vì vậy, kết luận của tòa án đối với con ông là có căn cứ, đúng với quy định của pháp luật. Luật sư Nguyễn Văn Trượng Ban Pháp luật T.Ư Hội CCB Việt Nam

Ông Khánh hỏi, trường hợp đơn vị ông bổ nhiệm người khác ngoài ông làm Trưởng phòng Hành chính, vậy ông có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ trong công việc mà lãnh đạo phòng giao không? Hiện nay, Phó Trưởng phòng có quyền lãnh đạo, chỉ đạo công việc với ông không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Khánh như sau:

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập được xác lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị sự nghiệp đó. Ở những đơn vị sự nghiệp công lập có khối lượng công việc kế toán không lớn, thì bộ phận kế toán có thể được cơ cấu nằm trong một phòng ban nghiệp vụ của đơn vị, chẳng hạn như Văn phòng, hoặc Phòng Hành chính, hoặc Phòng Kế hoạch...

Tại các đơn vị sự nghiệp công lập đều có Quy chế làm việc của đơn vị do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đó ban hành. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các viên chức trong đơn vị thực hiện chế độ làm việc theo quy chế làm việc, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức phân công, cá nhân phụ trách. Xin nêu một ví dụ tham khảo về quy chế làm việc của Phòng Hành chính có biên chế bộ phận kế toán trực thuộc tại một đơn vị sự nghiệp như sau:

- Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng phụ trách phòng (gọi chung là Trưởng phòng) là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về toàn bộ hoạt động của Phòng. Trưởng phòng lãnh đạo toàn diện, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động của Phòng.

- Phụ trách kế toán phải chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ tài chính, kế toán trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và trước pháp luật.

- Về mối quan hệ giữa Trưởng phòng với Phụ trách kế toán trong quá trình giải quyết công việc: Trong quá trình giải quyết các công việc có liên quan đến công tác tài chính kế toán của đơn vị sự nghiệp thì Trưởng phòng chủ động trao đổi trực tiếp với Phụ trách kế toán trên cơ sở bình đẳng và các quy định hiện hành về chế độ tài chính kế toán của nhà nước nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong trường hợp giữa Trưởng phòng và Phụ trách kế toán có ý kiến chưa thống nhất thì hai người này đồng có ý kiến báo cáo người đứng đầu đơn vị sự nghiệp xem xét, giải quyết. Khi đã được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định thì Trưởng phòng và phụ trách kế toán phải nghiêm túc thực hiện.

- Về việc quản lý viên chức đang công tác tại Phòng Hành chính và bộ phận kế toán trong Phòng Hành chính:

Việc quản lý, điều hành phân công nhiệm vụ đối với viên chức đang công tác tại Phòng Hành chính do Trưởng phòng đảm nhiệm.

Việc quản lý, điều hành phân công nhiệm vụ đối với viên chức đang công tác tại bộ phận kế toán do phụ trách kế toán đảm nhiệm.

Trường hợp do yêu cầu công việc của Phòng Hành chính hoặc bộ phận kế toán cần phải huy động viên chức từ bộ phận hành chính sang bộ phận kế toán hoặc ngược lại thì Trưởng phòng và Phụ trách kế toán phải trao đổi thống nhất với nhau. Trường hợp Trưởng phòng và Phụ trách kế toán có ý kiến chưa thống nhất thì Trưởng phòng và Phụ trách kế toán đồng có ý kiến báo cáo người đứng đầu đơn vị sự nghiệp xem xét, giải quyết.

Vấn đề ông Trần Quang Khánh hỏi liên quan đến cơ cấu tổ chức, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp nơi ông công tác. Viên chức nói chung, viên chức được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng, hoặc Phó Phòng phụ trách phòng hoặc viên chức được bổ nhiệm Phụ trách kế toán đều có nghĩa vụ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật và quyền hạn của chức danh được bổ nhiệm.

Về nguyên tắc, Trưởng Phòng hoặc Phó Phòng phụ trách Phòng là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về toàn bộ hoạt động của Phòng. Trưởng Phòng lãnh đạo toàn diện, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động của Phòng (bao gồm cả bộ phận trực thuộc). Phụ trách kế toán phải chịu trách nhiệm về nghiệp vụ tài chính, kế toán trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và trước pháp luật.

Đề nghị ông Khánh đối chiếu quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp do cơ quan chủ quản ban hành và quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu đơn vị ban hành để rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí làm việc, mối quan hệ giữa các chức danh trong quá trình giải quyết công việc tại Phòng Hành chính có cơ cấu bộ phận kế toán trực thuộc.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Lợi dụng chức vụ quyền hạn là gì?

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích của mình.

Ý nghĩa của quyền hạn là gì?

Quyền hạn là Quyền của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành tội phạm về chức vụ là gì?

Theo quy định tại Điều 277 BLHS 1999, tội phạm về chức vụ là “những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ”.

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản phạt bao nhiêu?

Tuy nhiên, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) thì hình phạt cao nhất là tù 20 năm hoặc tù chung thân, nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.