Chức năng ngữ pháp tiếng Việt là gì

Chuyên mục

Dịch thuật và ngôn ngữ họcNgôn ngữ học lịch sửNgôn ngữ học miêu tảNgôn ngữ học tri nhậnNgôn ngữ học đối chiếuNgữ nghĩa họcTừ vựng học

Thư viện


LÊ Đình Tư[Trích từ: Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009]

1. ý nghĩa của từ là gì?

Khi nói đến ý nghĩa của từ, người ta thường nghĩ đến sự vật, hiện tượng hay nội dung khái niệm về sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Nội dung khái niệm chính là sự phản ánh của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vào trong từ. Chẳng hạn từ nhà trong tiếng Việt vừa gợi ra cho ta hình ảnh về những ngôi nhà trong thực tế khách quan, vừa gợi lên nội dung khái niệm về một công trình xây dựng có mái che, có tường vách, dùng làm nơi ở hay nơi làm việc.

Bạn đang xem: Ngữ pháp chức năng là gì

Tuy nhiên, từ không chỉ có một chức năng là gọi tên sự vật, hiện tượng, hay biểu thị khái niệm. Từ còn có cả chức năng biểu thị thái độ, tình cảm của con người đối với hiện thực. Chẳng hạn, khi sử dụng các từ hy sinh hay toi mạng, người Việt đều muốn tỏ thái độ, tình cảm [tích cực hoặc tiêu cực] của mình đối với đối tượng được nói tới và nhờ đó tác động đến thái độ, tình cảm của người nghe.

Ngoài ra, khi được dùng để đặt câu, từ còn có thêm một chức năng nữa: chức năng biểu thị quan hệ ngữ pháp, tức chức năng ngữ pháp. Chức năng ngữ pháp của từ liên quan đến khả năng kết hợp của từ với những từ khác trên dòng lời nói, và điều đó lại liên quan đến cấu trúc của từ. Chẳng hạn, khi được sử dụng trong lời nói, dạng thức từ student [sinh viên] của tiếng Nga chỉ có thể làm chủ thể ở số ít của động từ đó là chức năng chủ ngữ, chứ không thể là đối tượng của hành động tức là bổ ngữ trong câu. Điều đó được quy định bởi cấu trúc của nó: với cấu trúc hình thức ấy, nó luôn là: danh từ giống đực, số ít, nguyên cách và chỉ có thể giữ vai trò là chủ ngữ trong câu.

Xem thêm: Báo Giá Gói Quản Trị Fanpage Facebook Chuyên Nghiệp, Dịch Vụ Quản Trị Fanpage Facebook Chuyên Nghiệp

Do vậy, khi nói đến ý nghĩa của từ, ta cần phải hiểu rằng đó là một tập hợp của những thành phần ý nghĩa khác nhau, ứng với các chức năng khác nhau của từ.

Trong giới ngôn ngữ học, việc phân biệt các thành phần ý nghĩa của từ có thể không giống nhau. Thường thì người ta phân biệt hai thành phần ý nghĩa chủ yếu của từ: 1] ý nghĩa liên quan đến hiện thực ngoài ngôn ngữ [sự vật, hiện tượng hay khái niệm về sự vật, hiện tượng], và 2] ý nghĩa liên quan đến nội bộ hệ thống ngôn ngữ [khả năng kết hợp của từ]. Song, cách phân biệt này nhiều khi không vạch được ranh giới rõ ràng cho các thành phần ý nghĩa của từ, vì hệ thống ngôn ngữ và hiện thực ngoài ngôn ngữ có liên quan mật thiết với nhau. Điều đó dẫn đến sự chồng chéo của các thành phần ý nghĩa. Bởi vậy, trong ngôn ngữ học hiện đại, người ta thường phân biệt bốn thành phần ý nghĩa của từ [ở đây phải tạm coi là từ chỉ có một nghĩa]. Đó là: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa ngữ dụng và ý nghĩa ngữ pháp.

2. Ý nghĩa biểu vật của từ

Ý nghĩa biểu vật còn được gọi là ý nghĩa sự vật hoặc ý nghĩa sở chỉ. Đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến chức năng biểu thị sự vật/hiện tượng của từ. Ý nghĩa này phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan hoặc đặc trưng, tính chất của chúng.

Tuy nhiên, đối tượng mà từ biểu thị lại không phải là một sự vật hay hiện tượng cụ thể, đơn lẻ nào của thực tế khách quan mà là một sự vật hay hiện tượng mang tính khái quát có thể đại diện cho các sự vật hay hiện tượng cùng loại. Thật vậy, từ bàn trong tiếng Việt được dùng để chỉ mọi cái bàn có thể có trong thực tế khách quan, cho dù đó là bàn gỗ, bàn sắt, bàn vuông, bàn tròn, bàn ba chân, bàn bốn chân . Từ bàn chỉ có thể có được khả năng ấy, nếu nó không gắn với một cái bàn cụ thể nào cả. Nói cách khác, cái bàn mà từ bàn trong tiếng Việt biểu thị là một cái bàn chung chung, một cái bàn đã được khái quát hoá để đưa vào ngôn ngữ. Nhờ đó, trong hoạt động giao tiếp, từ bàn sẽ ứng được với tất cả những cái bàn cụ thể, bằng cách gợi lên trong tâm lý người sử dụng ngôn ngữ hình ảnh của những cái bàn mà họ muốn nói tới.

Do vậy, có thể nói: ý nghĩa biểu vật là hình ảnh chung nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra. Hoặc cũng có thể nói theo cách khác: Sự tương ứng giữa từ và sự vật hay hiện tượng là sự tương ứng mang tính tổng loại [toàn loại] chứ không phải sự tương ứng theo kiểu một một. Điều này cũng đúng với cả những trường hợp mà ý nghĩa biểu vật của từ là một sự vật duy nhất thuộc loại, ví dụ như trường hợp các từ mặt trời, mặt trăng hay thượng đế chẳng hạn, bởi lẽ ngay cả trong các trường hợp này, từ cũng loại bỏ mọi biểu hiện riêng biệt của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, chỉ giữ lại những gì chung nhất, tức là những cái có tính chất tổng loại. Ví dụ: từ mặt trăng chỉ biểu thị một mặt trăng chung chung, mà trong thực tế có thể ứng với trăng non, trăng rằm, trăng mùa hạ, trăng mùa thu, v.v

Như vậy, ý nghĩa biểu vật của từ không phải là sự vật hay hiện tượng đúng như nó tồn tại trong thực tế khách quan mà là một sự vật, hiện tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan vào trong ngôn ngữ. Cho nên, sự vật/hiện tượng do từ biểu thị được gọi là cái biểu vật [denotat]. Cái biểu vật chính là hình ảnh chung nhất về sự vật/ hiện tượng mà từ gợi ra và có thể khác nhau giữa các ngôn ngữ, thậm chí giữa các cá nhân, do đặc điểm hiện thực của mỗi dân tộc hay của mỗi người. Ví dụ : Hình ảnh cánh đồng trong tâm trí người Nga, người Pháp và người Việt không hoàn toàn giống nhau.

Video liên quan

Chủ Đề