Chuẩn mực kế toán về thuế hoãn lại năm 2024

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] dường như là một sắc thuế mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, bởi đây là loại thuế đánh trực tiếp trên thu nhập phải chịu thuế của doanh nghiệp. Vì nó rất quan trọng, đồng nghĩa kế toán DN phải nắm rất chắc về sắc thuế này từ các văn bản pháp lý [nghị định, thông tư, các văn bản luật thuế TNDN]… tới các nhóm chi phí được trừ và không được trừ [chi phí nào vượt mức quy định, khống chế, chi phí nào không thỏa mãn quy định…]. Nếu không kịp thời cập nhật các vấn đề về thuế sẽ dẫn đến sai sót trong quá quá trình quyết toán.

Đặc điểm thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] là một trong các sắc thuế trực thu, các đơn vị doanh nghiệp chịu thuế trực tiếp.

  • Thuế suất phổ thông hoặc ưu đãi

Cơ quan Thuế đã ban hành và đưa vào thực hiện các quy định về thuế suất khoảng một thập kỷ, trước đó là 28%, sau giảm xuống 25%, thời điểm hiện tại là 20%, dự đoán thuế suất thuế TNDN có thể tiếp tục giảm trong tương lai nhằm khuyến khích, kêu gọi đầu tư vào lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên với những khó khăn hiện tại của nền kinh tế vẫn chưa đủ điều kiện để ban hành chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp, thay vào đó sẽ áp dụng ưu đãi một số vấn đề, như: ưu đãi thuế, ưu đãi thuế theo từng địa bàn, lĩnh vực, … Các ưu đãi trên sẽ được hưởng và giữ nguyên mức thuế suất tiêu chuẩn 20%.

Hiện nay trên thế giới đang nảy sinh các tranh luận liên quan đến các nghiên cứu của OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [Organisation for Economic Co-operation and Development] về việc áp dụng mức thuế tiêu chuẩn phù hợp nhất là 15%, nhằm chống hoạt động chuyển giá, tạo các “thiên đường thuế”, kích thích giao thương quốc tế tại các thị trường trên thế giới.

  • Thuế TNDN là một khoản thuế thu trước/thu gộp của thuế TNCN

Thực chất thuế TNDN dù qua nhiều cấp độ thì các cổ đông, nhà đầu tư, cá nhân đầu tư chính là đối tượng chịu thuế; vậy nên có thể coi thuế TNDN là thuế thu trước của thuế thu nhập cá nhân.

Sau khi doanh nghiệp chi trả cổ tức, nộp thuế TNDN, cơ quan Thuế sẽ tính thêm 5% thuế cổ phần [đây chính là một phát sinh trong quá trình nộp thuế]. Các thủ tục pháp lý hành chính đều liên quan mật thiết đến sổ sách kế toán, bởi đây là cơ sở để tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Thuế TNDN giúp tăng cường quản lý nội bộ

Cơ quan Thuế luôn yêu cầu các doanh nghiệp hạch toán doanh thu và các chi phí nhằm mục đích chính thu thuế và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ; những yêu cầu tuân thủ đối với doanh nghiệp trong việc hạch toán, ghi chép đầy đủ các giao dịch, chứng từ bổ trợ vừa là cách để cơ quan Thuế siết chặt các quy định, tuy nhiên cũng phần nào hỗ trợ giúp cho doanh nghiệp có đủ các hồ sơ, sổ sách để bổ trợ chứng minh khi có phát sinh các tranh luận, do đó doanh nghiệp cần hết sức lưu ý nắm rõ các quy định hồ sơ pháp lý nhằm hoàn thiện hồ sơ, tài liệu đúng quy định.

  • Thuế TNDN đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp nguồn ngân sách quốc gia

Tương tự các sắc thuế GTGT, TNCN, TTĐB, … thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần đóng góp, ổn định và duy trì nguồn ngân sách quốc gia nhằm đảm bảo an ninh, xã hội, quốc phòng.

\=> Xem thêm:

  • Thuế nhà thầu nước ngoài [foreign withholding tax]
  • Thuế giá trị gia tăng [value added tax]
  • Thuế thu nhập cá nhân [personal income tax]
  • Thuế xuất nhập khẩu [Import and export tax]
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt [Special consumption tax]

Các loại chi phí thuế TNDN

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

– Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

– Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng [hoặc giảm] số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.

– Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.

– Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:

+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;

+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.

Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

– Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

– Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

– Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

\=> Xem thêm:

  • Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN – chi phí hợp lý hợp lệ
  • Các chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN thường bị loại

Tài khoản chi phí thuế TNDN

Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại tài khoản 821. Theo quy định tại Điều 95, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và theo Luật kế toán năm 2015. Trong đó tài khoản con,

– Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;

– Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

Bên Nợ:

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;

– Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả [là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm];

– Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại [số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm];

– Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

– Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;

– Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;

– Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại [số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm];

– Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại [số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm];

– Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”;

– Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.

Hạch toán chi phí thuế TNDN

Hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành

Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112,…

– Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng [hoặc giảm] số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.

+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:

Chủ Đề