Chọc hút dịch màng phổi có đau không

Tràn dịch màng phổi có chữa được không là thắc mắc và cũng là nỗi lo lắng của không ít người khi gặp phải chứng bệnh này. Theo thống kê, số ca tràn dịch màng phổi đang có xu hướng gia tăng. Chính vì thế, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị để chủ động hơn nếu gặp phải.

1. Tìm hiểu về chứng bệnh tràn dịch màng phổi

Trước khi giải đáp thắc mắc tràn dịch màng phổi có chữa được không, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này.

Bạn có biết tràn dịch màng phổi là gì?

Trong cơ thể của chúng ta có một bộ phận có tên khoang màng phổi. Đây là phần khoang ảo nằm ở giữa 2 lớp màng phổi, một lớp lót trong thành ngực và một lớp bao phủ lên lá phổi. Trong phần khoang màng phổi có chứa ít dịch sinh lý. Dịch sinh lý trong khoang màng phổi có chức năng giúp phổi thực hiện chức năng hô hấp một cách dễ dàng. Khi phần dịch này đột ngột tăng lên nhiều hơn so với mức sinh lý cho phép do nhiều nguyên nhân khác nhau thì được gọi là tràn dịch màng phổi.

Tràn dịch màng phổi còn là thuật ngữ để chỉ tình trạng tích tụ không chỉ chất dịch sinh lý trong khoang phổi mà còn chỉ tình trạng tích tụ máu hoặc cả máu cả dịch trong phổi. Tình trạng tích tụ này làm cho chức năng hô hấp của phổi bị suy giảm khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể không được dồi dào, thậm chí là không thể đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.

Hình ảnh mô tả tình trạng tích tụ dịch trong khoang phổi

Nguyên nhân gây nên tràn dịch màng phổi là gì?

Ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch màng phổi tương đối nhiều và đang có chiều hướng gia tăng. Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên tràn dịch màng phổi là:

  • Tăng dịch thấm: tình trạng tăng dịch thấm xảy ra khi lượng dịch được thấm vào khoang màng phổi quá nhiều nhưng quá trình hấp thụ lại diễn ra quá chậm khiến lượng dịch còn đọng lại ở khoang phổi. Một số bệnh có khả năng làm thẩm thấu dịch vào phổi là: suy tim, suy thận.

  • Do tăng dịch tiết: một số bệnh như: lao màng phổi, viêm phổi, ung thư,… khiến tăng dịch tiết ở phổi. Ngoài ra, các tình trạng viêm nhiễm tại phổi như [vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, nấm, sán lá phổi,…] hoặc các bệnh hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống, ung thư hạch bạch huyết,… cũng là một trong những nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi.

  • Nồng độ protein trong máu thấp: những người bị mắc xơ gan và bệnh thận thường có nồng độ protein trong máu thấp khiến các chất lỏng trong phổi thấm ra khỏi các thành mạch máu, từ đó làm cho lượng dịch trong khoang màng phổi tăng lên.

  • Bên cạnh đó, lao phổi và hen suyễn nặng được biết đến là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng bệnh này. Các chấn thương liên quan đến lồng ngực, bị gãy xương sườn hay những sai sót trong các thủ thuật thăm khám như chọc dò, nội soi phế quản, dẫn lưu màng phổi,… làm phổi bị tổn thương hoặc xuyên thủng sẽ khiến một số cơ quan bị áp xe và vỡ làm tràn dịch vào màng phổi.

Vi khuẩn, vi rút có trong phổi cũng là nguyên nhân gây nên tràn dịch màng phổi

Dấu hiệu của tràn dịch màng phổi

Để biết được mình có bị mắc tràn dịch màng phổi hay không, bạn hãy dựa vào một số biểu hiện như sau:

  • Ho: thông thường, khi bệnh mới khởi phát, bạn sẽ bị ho khan, ho thành từng cơn. Các cơn ho sẽ tăng dần khi bạn hoạt động mạnh hoặc trở mình.

  • Khó thở, đau tức ngực, đau âm ỉ ở bên tràn dịch, đau tăng khi nằm nghiêng về phía đối diện, đau tức ngực cả khi ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.

  • Sốt cao: sốt cao [từ 39 - 40 độ C] là dấu hiệu cho thấy bệnh đã nặng hơn và có nguy cơ bị viêm hoặc nhiễm trùng vùng phổi và các cơ quan lân cận. Kèm theo đó, người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, sút cân, chán ăn,…

Cảm giác đau tức ngực xuất hiện khi ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu

2. Phương pháp điều trị bệnh tràn dịch màng phổi là gì?

Trước khi đưa ra được phương pháp điều trị, cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh bởi vì bệnh này xuất hiện là do nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có một cách điều trị khác nhau.

Để xác định được nguyên nhân gây bệnh, cần thực hiện thủ thuật chọc hút dịch màng phổi để xét nghiệm nguyên nhân gây bệnh và giúp phổi được thông thoáng hơn. Ngoài ra, còn có một số phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh như: chụp X - quang ngực, CT scan ngực hoặc siêu âm ngực,… Những phương pháp này giúp bác sĩ có thể đánh giá khoang màng phổi, thấy được mức độ tràn dịch ít hay nhiều, thấy được những bất thường của phổi và các cơ quan lân cận.

Kết quả chẩn đoán tràn dịch màng phổi bằng hình ảnh

Chắc hẳn nhiều người sẽ rất lo lắng không biết tràn dịch màng phổi có chữa được không. Bệnh tràn dịch màng phổi có thể được kiểm soát nếu bệnh được phát hiện sớm. Chính vì thế, mỗi người trong chúng ta cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để phát hiện các chứng bệnh sớm nhất có thể.

Nếu mắc tràn dịch màng phổi, bệnh nhân cần thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, sử dụng thuốc đều đặn và đúng liệu trình. Ngoài ra có thể được can thiệp chọc hút, dẫn lưu dịch trong trường hợp cần thiết.

Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ bởi nếu sử dụng liều quá thấp hoặc quá cao sẽ đều gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân điều trị tràn dịch màng phổi khi thấy cơ thể đã tiến triển tốt hơn đã quyết định không sử dụng thuốc nữa. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nó khiến bệnh không được điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát trở lại.

Không chỉ dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần kiên trì kết hợp thêm liệu pháp vận động bằng cách tập thở để phổi tập co giãn nhanh. Việc làm này không những giúp hiệu quả chữa bệnh cao hơn mà còn giúp phục hồi chức năng hô hấp của phổi.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ khám chữa bệnh tràn dịch màng phổi uy tín

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi tràn dịch màng phổi có chữa được không. Hãy tìm đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, thực hiện xét nghiệm tìm vi khuẩn lao và không lao điển hình để phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất có thể, tránh những biến chứng xảy ra khi bệnh đã quá nặng. Bệnh tràn dịch màng phổi hoàn toàn có thể được kiểm soát khi phát hiện kịp thời.

Tràn dịch màng phổi là hiện tượng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi [Khoang trống giữa thành ngực và phổi] nhiều hơn mức sinh lý bình thường gây nên những biến đổi trên cơ thể người bệnh.

Ngày 23/12, ông Dương Mạnh H. 78 tuổi ở thôn Câu Hạ A, xã Quang Trung, An Lão, Hải Phòng đến Phòng khám Quốc tế Quang Thanh khám vì bị đau ngực 1 tháng nay, đau ngực và khó thở, không sốt. Qua thăm khám bệnh nhân được chỉ định chụp Xquang ngực thấy hình ảnh: Tim và trung thất bị đẩy lệch sang trái, nổi cung động mạch phổi vôi hóa thành, mờ đồng nhất toàn bộ phổi [P], xóa hoàn toàn bờ hoành và trung thất [P], xẹp phổi [P] thụ động. Bác sĩ kết luận tràn dịch màng phổi và chỉ định thủ thuật chọc hút dịch. TTƯT. BSCKI. Nguyễn Thị Mai thực hiện thủ thuật tại phòng tiểu phẫu sau khi tiến hành gây tê tại chỗ cho bệnh nhân. Sau 30’ làm thủ thuật, hút ra được 500 ml dịch màu đỏ thẫm, bệnh nhân thấy đỡ khó thở và đau, dễ chịu hơn.

Tràn dịch màng phổi là chứng bệnh thường gặp, triệu chứng đau ngực là xuất hiện sớm nhất, đau tăng khi nằm nghiêng, khó thở, ho khan hoặc có đờm, sốt gặp trong trường hợp nhiễm trùng. Tùy mức độ và nguyên nhân lành tính hay ác tính mà có thể gây ra nhiều biến chứng thậm chí là tử vong. Tràn dịch màng phổi do bất kỳ nguyên nhân gì đều có thể chọc hút dịch để làm xét nghiệm, sinh thiết, hút bớt dịch cho bệnh nhân dễ thở. Vì vậy, tràn dịch màng phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, triệt để tại các cơ sở y tế tránh các biến chứng và tái phát.

Leave a reply

  • Namthai1
  • KỸ THUẬT,
  • TIN MỚI

Theo các bác sĩ ung bướu, thì có khoảng một nửa số bệnh nhân ung thư sẽ bị tràn dịch màng phổi ác tính, trong số đó có khoảng hơn 50% sẽ bị tràn dịch tái phát nhiều lần, đặc biệt ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Tràn dịch xảy ra khi tế bào ung thư phát triển trong khoang màng phổi hoặc khoang màng ngoài tim, màng bụng. Đây là một dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng, hoặc di căn, đến các khu vực khác của cơ thể. Các nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng phổi là u lymphoma, ung thư vú, phổi, cổ tử cung và buồng trứng. Tràn dịch màng phổi tái phát nhiều lần có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân hoặc đe doạ hệ hô hấp của người bệnh như gây suy hô hấp, khó thở, đau thắt ngực,… dịch cũng tái phát nhanh và việc chọc màng phổi để hút dịch nhiều lần cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, tràn khí màng phổi, nhiễm trùng,…

Để chẩn đoán tràn dịch màng phổi, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán như: X-quang ngực, Chụp cắt lớp vi tính, Siêu âm hoặc Chọc dịch.

Tràn dịch màng phổi cần được điều trị đúng và kịp thời sẽ không gây nguy hiểm tính mạng và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư. Nguyên tắc chung của phương pháp này là loại bỏ dịch màng phổi [chọc hút bằng kim dưới huớng dẫn siêu âm hoặc dẫn lưu ngoại khoa dịch màng phổi…] và tránh tái phát dịch màng phổi [làm dính khoang màng phổi bằng thuốc qua ống thông hoặc bằng phẫu thuật nội soi ngực]. Phương pháp chọc dịch màng phổi đơn thuần có ưu điểm dễ thực hiện, không đau và bệnh nhân có thời gian lưu lại bệnh viện ngắn, tuy nhiên nó cũng đi kèm những bất lợi: biến chứng tràn khí màng phổi, tràn dịch tái phát phải chọc lại nhiều lần.

Tại khoa Phẫu thuật Lồng ngá»±c – Mạch máu Bệnh viện FV, bác sÄ© LÆ°Æ¡ng Ngọc Trung đã áp dụng phÆ°Æ¡ng pháp đặt dẫn lÆ°u và làm dính màng phổi bằng thuốc để ngăn chặn tình trạng tái tạo dịch màng phổi. KÄ© thuật này được thá»±c hiện dÆ°á»›i tê tại chá»—, vết rạch nhỏ < 1cm trên thành ngá»±c để Ä‘Æ°a má»™t ống dẫn lÆ°u khoảng 16-18F [5-6 mm] vào khoang màng phổi bị tràn dịch, thủ thuật được thá»±c hiện trong khoảng 15 phút. Dịch màng phổi sẽ được dẫn lÆ°u từ từ và hoàn toàn, phổi được làm nở, sau đó bác sÄ© sẽ bÆ¡m má»™t trong các loại thuốc [bá»™t talc, bléomycine…] để làm dính và xóa bỏ khoang màng phổi. Dịch màng phổi được theo dõi hằng ngày đến khi còn < 100 ml thì ống dẫn lÆ°u sẽ được rút bỏ. Người bệnh lÆ°u viện trung bình 5-7 ngày hoặc có thể về nhà theo dõi tùy Ä‘iều kiện bệnh lý.

Ưu điểm của phương pháp này là kĩ thuật đơn giản, ít xâm lấn và hiệu quả lâu dài giúp người bệnh không phải lui tới bệnh viện để chọc hút dịch thường xuyên. Dù chỉ là một phương pháp bổ trợ trong điều trị ung thư, nhưng quá trình này rất hiệu quả trong việc cải thiện chức năng hô hấp giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên cũng có khoảng 30% người bệnh không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần với kĩ thuật nói trên. Trong trường hợp này, người bệnh đòi hỏi phải thực hiện phẫu thuật dính màng phổi qua nội soi ngực với hổ trợ của máy nội soi [VATS].

FV là bệnh viện đa chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, với trang thiết bị được đầu tư hiện đại và đồng bộ giữa các chuyên khoa. Các mạch bệnh điều trị tại FV đều được hội chẩn và hợp tác điều trị giữa các chuyên khoa, dưới sự giám sát của Hội đồng Cố vấn Y khoa Bệnh viện FV. Mục đích là đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và chi phí. Đơn cử như bệnh nhân ung thư sẽ được hội chẩn và hợp tác điều trị giữa các Chuyên khoa và/ hoặc Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng và khoa quản lý Đau khi cần thiết can thiệp các phương pháp kiểm soát đau do ung thư và nâng đỡ tinh thần người bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề