Chlamydia dương tính là gì

A-Nhiễm Chlamydia là gì?

Nhiễm Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD] thường gặp, gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Mặc dù triệu chứng của nhiễm Chlamydia thường nhẹ hoặc không hiện diện, bệnh vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và tổn thương không thể đảo ngược, bao gồm cả vô sinh, "âm thầm" xảy ra trước khi người phụ nữ nhận biết được vấn đề. Chlamydia cũng gây tiết dịch từ dương vật của đàn ông nhiễm bệnh.

B. Bệnh do chlamydia có thường gặp hay không?

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn rất phổ biến. Tại Mỹ, trong năm 2010 có 1.307.893 trường hợp nhiễm Chlamydia đã được báo cáo. Hầu hết bệnh nhân không biết là mình đã bị nhiễm, do đó không đi xét nghiệm. Ước lượng có 2,8 triệu ca nhiễm Chlamydia xảy ra ở phụ nữ Mỹ hàng năm. Phụ nữ thường xuyên bị tái nhiễm nếu các bạn tình của họ không được điều trị.

C. Có thể bị lây nhiễm chlamydia bằng đường nào?

- Chlamydia lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng.

- Chlamydia còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.

- Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm chlamydia. Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm càng cao. Ở các cô gái tuổi teen và phụ nữ trẻ, cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm trùng. Họ có nguy cơ đặc biệt cao đối với nhiễm trùng nếu sinh hoạt tình dục sớm. Đàn ông đồng tính cũng có nguy cơ lây nhiễm vì Chlamydia có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.

D. Các triệu chứng khi nhiễm Chlamydia?

- Chlamydia là một căn bệnh "thầm lặng" do phần lớn người bị nhiễm đều không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1-3 tuần sau khi tiếp xúc.

- Ở phụ nữ, đầu tiên vi khuẩn sẽ gây nhiễm ở cổ tử cung và niệu đạo. Phụ nữ thường thấy có tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

- Khi nhiễm trùng lây lan từ cổ tử cung lên đến ống dẫn trứng, ở một số phụ nữ vẫn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt nào cả, số khác có đau bụng dưới, đau lưng, buồn nôn, sốt, đau khi giao hợp, hoặc ra huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nhiễm Chlamydia ở cổ tử cung có thể lây lan sang trực tràng.

- Ở đàn ông, triệu chứng có thể là tiết dịch từ dương vật hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đàn ông còn có thể cảm thấy nóng rát và ngứa quanh lỗ sáo dương vật. Đau và sưng tinh hoàn ít gặp hơn.
- Đàn ông hoặc phụ nữ giao hợp qua đường hậu môn có thể nhiễm  Chlamydia ở trực tràng, gây ra đau trực tràng, tiết dịch, hoặc chảy máu. Chlamydia còn được tìm thấy trong họng của phụ nữ và nam giới có quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình nhiễm bệnh.

E. Các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm Chlamydia không được điều trị?

- Nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể diễn biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, gây ra các hậu quả ngắn và dài hạn khác. Giống như bản thân bệnh, thiệt hại do Chlamydia gây ra cũng thường "im lặng."

- Ở những phụ nữ không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan vào tử cung hoặc ống dẫn trứng gây viêm phần phụ [viêm vùng chậu=PID]. Điều này xảy ra ở 10 -15% phụ nữ nhiễm Chlamydia không được điều trị. Chlamydia cũng gây nhiễm trùng ống dẫn trứng mà không có bất cứ triệu chứng nào.

- Viêm phần phụ và nhiễm trùng "im lặng" ở đường sinh dục trên gây tổn thương lâu dài cho ống dẫn trứng, tử cung, và các mô chung quanh. Tổn thương dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, vô sinh, hoặc tử vong do thai ngoài tử cung. Chlamydia còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm.

- Để giúp ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng, khuyến cáo tầm soát Chlamydia ít nhất mỗi năm một lần cho tất cả các phụ nữ ở tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi trở xuống. Tầm soát hàng năm cũng được khuyến cáo cho những phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia [có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình].

- Sàng lọc Chlamydia đối với tất cả thai phụ.

- Biến chứng ở nam giới hiếm gặp hơn. Nhiễm trùng có thể lan đến mào tinh hoàn, gây đau, sốt, và vô sinh [hiếm gặp].

- Đôi khi nhiễm Chlamydia đường sinh dục có thể gây ra viêm khớp kết hợp với tổn thương da, viêm mắt và viêm niệu đạo [Hội chứng Reiter].

F. Chlamydia ảnh hưởng ra sao đến thai phụ và thai nhi?

Ở phụ nữ mang thai, một số bằng chứng đã cho thấy nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh ra từ sản phụ nhiễm Chlamydia có thể mắc Chlamydia ở mắt và đường hô hấp. Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm kết mạc ở trẻ mới đẻ.

G. Chlamydia được chẩn đoán bằng cách nào?

- Có nhiều xét nghiệm để chẩn đoán Chlamydia. Một số được thực hiện trên nước tiểu, số khác cần có mẫu bệnh phẩm lấy từ dương vật hay cổ tử cung.

H. Điều trị chlamydia ra sao?

- Nhiễm Chlamydia có thể được dễ dàng điều trị và chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Uống một liều duy nhất azithromycin, hoặc doxycycline  uống ngày hai lần trong một tuần là biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất.

- Điều trị người nhiễm Chlamydia có HIV dương tính tương tự như đối với người âm tính với HIV.
- Tất cả các bạn tình của bệnh nhân nên được thăm khám, xét nghiệm, và điều trị. Người nhiễm Chlamydia nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày sau khi dùng liều kháng sinh azithromycine duy nhất hoặc cho đến khi đã dùng đủ 7 ngày kháng sinh doxycycline, để ngăn chặn lây nhiễm bệnh cho các bạn tình của mình.

- Phụ nữ có quan hệ tình dục với những bạn tình không được điều trị đúng mức có nguy cơ cao bị tái nhiễm. Nhiễm nhiều lần sẽ tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản, dẫn đến vô sinh.

- Khoảng ba tháng sau khi đã điều trị lây nhiễm ban đầu, phụ nữ và nam giới nhiễm Chlamydia nên được kiểm tra lại, ngay cả khi các bạn tình của họ đã được điều trị.

I. Làm thế nào để phòng tránh nhiễm Chlamydia?

- Cách chắc chắn nhất để tránh lây truyền Chlamydia qua đường tình dục là tránh quan hệ tình dục, hoặc quan hệ tình dục lâu dài một vợ một chồng với người đã được thử nghiệm tầm soát và chắc chắn không bị nhiễm bệnh.

- Bao cao su ở nam giới, khi được sử dụng thường xuyên và đúng cách có thể làm giảm nguy cơ lây truyền Chlamydia.

- Khuyến cáo thử nghiệm Chlamydia hàng năm cho:

+ Tất cả các phụ nữ trong lứa tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi hoặc trẻ hơn

+ Phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia,

+ Tất cả thai phụ.

- Bất kỳ triệu chứng nào ở bộ phận sinh dục như tiết dịch bất thường, đau, có mùi hôi, nóng rát khi đi tiểu, hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt đều có thể biểu hiện cho việc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi phụ nữ hoặc đàn ông có những triệu chứng này, họ nên ngừng ngay quan hệ tình dục và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

- Điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ có thể ngăn ngừa viêm phần phụ. Phụ nữ và nam giới khi biết mình có bệnh lây truyền qua đường tình dục nên đi điều trị ngay và thông báo cho tất cả các bạn tình gần đây của mình [trong vòng 60 ngày] để họ có thể đi khám và tầm soát bệnh.

- Người nhiễm Chlamydia không nên tiếp tục quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các bạn tình của mình đã được kiểm tra và điều trị nếu cần.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chlamydia là một trong những bệnh lây qua đường tình dục nhưng không quá nguy hiểm mà có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Xét nghiệm Chlamydia là cách nhanh chóng phát hiện mắc căn bệnh này và từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp.

1. Tìm hiểu về bệnh Chlamydia

1.1. Bệnh Chlamydia là gì?

Chlamydia là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn có tên chlamydia trachomatis gây nên khá phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể gây những tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn cho cơ quan sinh sản của phụ nữ và nam giới như viêm cổ tử cung, niệu đạo và thậm chí là vô sinh.

Chlamydia - một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm nhằm phát hiện nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Có 3 loại Chlamydia chính: Chlamydia psittaci, Chlamydia pneumoniae [gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp] và Chlamydia trachomatis [gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh dục].

Trong đó, Chlamydia trachomatis còn có thể gây ra các bệnh đau mắt hột thậm chí mù lòa. Không chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, loại này còn có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp giữa bé với cổ tử cung của mẹ trong quá trình sinh nở.

1.2. Những phương pháp xét nghiệm Chlamydia

Có xác định xem có bị Chlamydia hay không, những phương pháp xét nghiệm dưới đây có thể được sử dụng:

a. Xét nghiệm dịch [hay Quick test]

Phương pháp này được thực hiện bằng cách xét nghiệm các mẫu dịch từ vùng kín của người bệnh như dịch tiết âm đạo hay niệu đạo. Với độ nhạy 93,1% và độ đặc hiệu 98,8% nhưng đối với những trường hợp mới nhiễm bệnh, phương pháp này vẫn có thể cho ra kết quả âm tính giả.

b. Xét nghiệm Chlamydia IgA và Chlamydia IgG

Là cách phát hiện bệnh bằng cách xác định kháng thể Chlamydia trong máu. Mẫu xét nghiệm được sử dụng là huyết thanh hoặc huyết tương của người bệnh.

Xét nghiệm Chlamydia IgA có độ đặc hiệu 95,9% và độ nhạy 95,4% trong khi đó xét nghiệm Chlamydia IgG có độ đặc hiệu và độ nhạy lần lượt là 98,2% và 95,3%. Phương pháp này phù hợp với quy mô sàng lọc lớn, tiết kiệm chi phí hơn việc nuôi cấy và kỹ thuật xét nghiệm đơn giản , kết quả nhanh. Tuy nhiên một số mẫu lấy từ cơ quan hô hấp, đại tràng hay âm đạo lại không sử dụng được với phương pháp xét nghiệm này.

c. Xét nghiệm Chlamydia PCR

Tương tự như Quick test nhưng được tiến hành với những kỹ thuật tân tiến và hiện đại hơn nên thường đưa ra kết quả nhanh, chính xác hơn. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng ở phương pháp này là dịch sinh dục của người bệnh, mẫu nước tiểu hay mẫu từ đại tràng, âm đạo cũng có thể được sử dụng.

Có 3 phương pháp xét nghiệm chính được sử dụng

2. Nên tiến hành xét nghiệm Chlamydia khi nào?

Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm Chlamydia thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm ngay.

Một số trường hợp được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm này như:

  • Phụ nữ đang trong thai kỳ hay có ý định mang thai.

  • Người quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.

  • Người mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác.

  • Người gặp các bệnh viêm nhiễm, rối loạn ở vùng chậu hoặc âm đạo.

3. Quy trình xét nghiệm Chlamydia

3.1. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm

  • Đối với mẫu nước tiểu: trong vòng 2 giờ trước khi lấy mẫu không nên đi tiểu.

  • Đối với mẫu dịch vùng kín: tùy thuộc vào việc người bệnh gặp tình trạng viêm nhiễm ở vị trí nào thì mẫu chất dịch sẽ được lấy từ đó, có thể là niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng,... Do đó, người bệnh không nên thụt rửa hay sử dụng các loại thuốc bôi, đặt thuốc gel vùng âm đạo trước khi lấy mẫu ít nhất 24h.

  • Đối với mẫu máu: cần được đựng trong các ống lấy mẫu chuyên dụng để đảm bảo chất lượng mẫu.

3.2. Quy trình tiến hành xét nghiệm

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu và đựng trong ống nghiệm. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng cấp tính, sau khoảng 2 - 3 tuần bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bổ sung để tiến hành xét nghiệm.

Mẫu ở giác mạc được lấy bằng cách sử dụng que vô trùng hoặc tăm bông quệt lên phần bị tổn thương, sau đó phết lên lam kính đã được làm sạch.

Để tiến hành cấy khuẩn từ cổ tử cung, bác sĩ sẽ cần rửa và làm sạch các chất nhầy ở cổ tử cung trước đó. Người bệnh được đặt nằm ở thế sản khoa, sau đó để làm lộ ra cổ tử cung bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt âm đạo. Cuối cùng dùng tăm bông vô trùng đưa vào và lấy mẫu trong khoảng 30 giây.

4. Những lưu ý cần biết trước và sau khi tiến hành xét nghiệm

4.1. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt

  • Người đang sử dụng kháng sinh

Nếu bạn thuộc một trong hai trường hợp trên thì nên báo cáo với bác sĩ trước khi xét nghiệm để được thông tin và chỉ dẫn cụ thể. Việc tuân thủ mọi chú ý là điều cần thiết giúp mang lại kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

4.2. Nên làm gì sau khi tiến hành xét nghiệm?

Sau khi tiến hành xét nghiệm cho đến trước khi có kết quả và kết luận cuối cùng của bác sĩ thì bạn không nên quan hệ tình dục.

Không nên quan hệ tình dục trước khi có kết luận cuối cùng của bác sĩ

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Khi đó, bạn không nên quan hệ tình dục ít nhất trong vòng 7 ngày điều trị. Đồng thời, do là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nên bạn tình của bạn khả năng cao cũng đã bị lây và cần được điều trị kịp thời.

Không chỉ Chlamydia, còn rất nhiều vi khuẩn/virus khác có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục khác như HIV, giang mai, lậu,... Chính vì vậy mà bạn cần chú ý đến các triệu chứng và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có bất kỳ nghi ngờ nào.

5. Nên đi xét nghiệm Chlamydia ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được nhiều người biết đến với những công nghệ hiện đại của các hãng hàng đầu thế giới. Với mục tiêu đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, bệnh viện MEDLATEC luôn cam kết về chất lượng và kết quả xét nghiệm, đồng thời có thời gian trả kết quả kịp thời nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán và chữa trị bệnh của người dân.

Bệnh viện MEDLATEC với những trang thiết bị hiện đại

Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, MEDLATEC tin rằng sẽ mang lại sự hài lòng tốt nhất cho các khách hàng của mình.

Video liên quan

Chủ Đề