Chính sách tài khóa kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa mở rộng được biết đến là một công cụ để thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô phát triển theo chiều hướng tích cực nếu áp dụng đúng cách.

Vậy chính sách tài khóa mở rộng là gì? Ví dụ về chính sách tài khóa mở rộng? Vai trò của chính sách tài khóa với nền kinh tế? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm các thông tin hữu ích.

Chính sách tài khóa mở rộng là gì?

Chính sách mở rộng có thể bao gồm chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa, hoặc kết hợp cả hai. Chính sách mở rộng là một biện pháp trong kinh tế học Keynes được sử dụng trong thời kì suy giảm và suy thoái kinh tế trong chu kì kinh tế.

Mục tiêu cơ bản của chính sách bành trướng là thúc đẩy tổng cầu để bù đắp cho những thiếu hụt trong nhu cầu tư nhân. Mục tiêu này dựa trên ý tưởng cho rằng nguyên nhân chính của suy thoái là sự thiếu hụt trong tổng cầu.

Chính sách mở rộng được thực hiện nhằm tăng cường đầu tư trong kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế thông qua chi tiêu chính phủ hoặc tăng cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Như vậy nếu chúng ta nhìn từ góc độ chính sách tài khóa, chính phủ ban hành các chính sách mở rộng thông qua các công cụ ngân sách cấp cho mọi người nhiều tiền hơn. Tăng chi tiêu và cắt giảm thuế để tạo ra thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc chính phủ đang đưa nhiều tiền vào nền kinh tế hơn là số tiền mà nó lấy ra.

Do vậy Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách khi nền kinh tế quốc gia bị suy thoái, chính phủ có thể tăng mức chi tiêu, giảm thuế suất để thúc đẩy kinh tế [Chi tiêu công > Thuế]. Tuy nhiên, một lưu ý rằng chính sách tài khóa mở rộng nếu không được chính phủ kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến hình thành lạm phát.

Chính sách tài khóa mở rộng bao gồm cắt giảm thuế, thanh toán chuyển nhượng, giảm giá và tăng chi tiêu của chính phủ cho các dự án như cải thiện cơ sở hạ tầng.

Ví dụ về chính sách tài khóa mở rộng

Nhằm giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về chính sách tài khóa mở rộng dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số Ví dụ về chính sách tài khóa mở rộng để Khách hàng nắm rõ hơn:

Ví dụ 1: Do ảnh hưởng nặng nề của Covid 19, Bộ Tài Chính đã có tờ trình phê duyệt chủ chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

– Đối với thuế thu nhập DN, đề nghị gia hạn 3 tháng.

– Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 trong các ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn.

– Đối với tiền thuê đất, bộ đề nghị gia hạn đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của DN, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng được giảm.

Ví dụ 2: Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ một cách mạnh mẽ.

– Hạ lãi suất điều hành tạo định hướng lãi suất và giảm lãi suất cho các tổ chức tín dụng [qua kênh cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu] để các tổ chức tín dụng có thể hạ lãi suất cho vay. 

– Cung cấp gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ thanh khoản và trả lương

– Cho phép giãn, hoãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới với lãi suất ưu đãi hơn

Vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô

Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo đó:

– Đây là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Ở trong điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hay phát triển quá mức, chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.

– Về mặt lý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách [thuế].

– Chính sách tài khóa là một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức là chính sách tài khóa nhằm tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.

– Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển. Tăng trưởng [thu nhập], trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa.

Tuy nhiên chính sách này cũng có những điểm hạn chế nhất định:

– Trễ về mặt thời gian: Theo đó, để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, chính phủ phải mất một thời gian nhất định để thống kê những số liệu đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô [có thể đến 6 tháng]. Sau khi nhận biết, việc chính phủ đưa ra những quyết định về chính sách cũng phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. Và khi chính sách được thực thi thì cũng cần phải có thời gian để tác động.

– Khi quyết định chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính.

Thứ hai, nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Từ đó dẫn đến việc các chính sách tài khóa không được như mong đợi.

– Khi kinh tế suy thoái, nghĩa là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Lúc này việc tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn hơn, không chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát mà còn làm gia tăng thêm nợ của chính phủ. Từ đó có những tác động không thuận lợi đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô.

– Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về chính sách tài khóa mở rộng là gì? Ví dụ về chính sách tài khóa mở rộng? Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc nào khác vui lòng phản hồi trực tiếp để nhận hỗ trợ.

Chính sách tài khóa được coi là “bàn tay vô hình” của Chính phù nhằm can thiệp đến tình hình kinh tế Quốc gia hay vùng lãnh thổ, đặc biệt là trong thời kỳ xảy ra lạm phát. Vậy chính sách tài khoá là gì? Vai trò của chính sách tài khóa ra sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới Qúy độc giả nội dung bài viết với tiêu đề Chính sách tài khóa là gì?.

Chính sách tài khóa [có tên tiếng Anh là Fiscal Policy] là các biện pháp can thiệp của Chính phủ vào quy mô hoạt động của nền kinh tế thông qua các biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế, thông qua đó nhằm thúc đầy tăng trường kinh tế, tạo công an việc làm hoặc bình ổn giá và hạn chế lạm phát.

Qúy độc giả cần lưu ý rằng: Chỉ có chính quyền cấp Trung ương cụ thể ở đây là Chính phủ mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa.

Ví dụ về chính sách tài khóa ở Việt Nam

Trong những năm qua chính sách tài khóa đã đối phó hiệu quả với biến động chu kỳ bao gồm việc tăng chi tiêu công nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những chính sách này đã giúp cho nền kinh tế không bị suy giảm mạnh. Nhưng chính sách này cũng dẫn đến bội chi ở mức cao, làm tăng mức nợ công, rút ngắn kỳ hạn nợ và làm tăng gánh nặng trả nợ cho ngân sách.

Do vậy trọng giai đoạn tới cần có một lộ trình để củng cố tài khóa để đảm bảo sự bền vững tài khóa song không hoặc ít ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải có cam kết mạnh mẽ về giảm bội chi và duy trì nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép, qua đó giúp hạn chế tăng nợ và tái tạo được các lớp đệm chính sách nhằm chống đỡ các cú sốc có thể xảy ra cũng như các nghĩa vụ nợ dự phòng có thể phát sinh. Các phương án củng cố tình hình tài khóa có thể được cân nhắc trên cơ sở phối hợp các biện pháp nhằm đẩy mạnh huy động thu, hạn chế tăng chi, tái cơ cấu và nâng cao hiệu suất chi tiêu, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, quản lý công nợ, rủi ro tài khóa.

Công cụ của chính sách tài khóa

Như đã trình bày ở trên, chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp của Chính phủ vào quy mô hoạt động kinh tế bằng các biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế. Do đó, công cụ chủ yếu của chính sách tài khóa là: Chi tiêu chính phủ và thuế.

Thứ nhất: Chi tiêu chính phủ

Chi tiêu của chính phủ bao gồm hai loại: Chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:

– Chi mua sắm hàng hóa dịch vụ: Theo đó, chính phủ sẽ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước…

Chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ quyết định quy mô tương đối của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội – GDP so với khu vực tư nhân. Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo tính chất số nhân. Tức là nếu chi mua sắm của Chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xem như một công cụ điều tiết tổng cầu. 

– Chi chuyển nhượng: Chi chuyển nhượng là các khoản trợ cấp của Chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội [người khuyết tật, trẻ mồ côi,….].

Nếu như chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ tác động trực tiếp đến tổng cầu thì chi chuyển nhượng lại có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân.

Thứ hai: Thuế

Tại Việt Nam, có nhiều loại thuế khác nhau mà cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, … nhưng về cơ bản thuế được chia làm 2 loại sau:

– Thuế trực thu [direct taxes]: Thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân;

– Thuế gián thu [indirect taxes]: Thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. 

Thông qua việc ban hành các chính sách về thuế, Chính phủ đã tác động vào quy mô hoạt động kinh tế theo những cách sau:

– Thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm. 

– Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.

Vai trò của Chính sách tài khóa

Bên cạnh việc giải đáp chính sách tài khóa là gì? chúng tôi còn chia sẻ về vai trò của chính sách tài khóa.

Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo đó:

– Chính sách tài khóa là công cụ giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Ở trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa được sử dụng để tác động vào tăng trường kinh tế. Còn trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hay phát triển quá mức, chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.

– Về mặt lý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách [thuế].

– Chính sách tài khóa là một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức là chính sách tài khóa nhằm tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và tăng trưởng. 

– Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển. Tăng trưởng [thu nhập], trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa.

Tuy nhiên bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng tồn tại một số hạn chế sau:

– Trễ về mặt thời gian: Theo đó, để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, Chính phủ phải mất một thời gian nhất định để thống kê những số liệu đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô [có thể đến 6 tháng]. Sau khi nhận biết, việc chính phủ đưa ra những quyết định về chính sách cũng phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. Và khi chính sách được thực thi thì cũng cần phải có thời gian để tác động.

– Khi quyết định chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản: 

+ Chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính. 

+ Nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Từ đó dẫn đến việc các chính sách tài khóa không được như mong đợi. 

– Khi kinh tế suy thoái, nghĩa là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Lúc này việc tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn hơn, không chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát mà còn làm gia tăng thêm nợ của chính phủ. Từ đó có những tác động không thuận lợi đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô.

– Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư.

Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Tuy chịu nhiều sự tác động của nền kinh bên ngoài nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn có nhiều chuyển biến nhất định. Đây là kết quả của sự phối hợp giữa chính sách tài khóa với các chính sách khác của Chính phủ.

Các loại loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa có nhiều cách phân loại khác nhau. Chính phủ có thể lựa chọn việc thay đổi chi tiêu hoặc thay đổi thuế hoặc thay đổi cả hai để cắt giảm, mở rộng tổng cầu giúp bình ổn nền kinh tế.

– Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt. Là chính sách để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu thông qua: Gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; giảm nguồn thu từ thuế nhưng không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế. Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

– Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư. Là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như: chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế. Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao.

– Chính sách tài khóa trong điều kiện có sự ràng buộc về ngân sách

Trong một vài năm gần đây khi mà chính phủ nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước quá nhiều thì việc tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái được đánh giá là ít có sự khả thi về mặt chính trị. Đặt mục tiêu này sẽ đòi hỏi chính phủ các nước cắt giảm chi tiêu, tăng thuế. Do đó ít phạm vi hơn cho tăng chi tiêu, giảm thuế để kích thích toàn bộ nền kinh tế.

Mọi thắc mắc, đóng góp liên quan đến bài viết chính sách tài khóa là gì? Quý vị vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ, trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề