Chỉ tiêu re là gì trong kinh doanh năm 2024

Chỉ số ROE luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu cần đánh giá đối với nhà đầu tư. Đồng thời cũng là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi phân tích tình hình kinh doanh của một công ty. Vậy ROE là gì trong chứng khoán? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu chi tiết về chỉ số này qua bài viết dưới đây.

ROE là gì?

ROE (Tiếng anh là: Return on Equity) có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số được doanh nghiệp sử dụng để đo lường lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên vốn chủ sở hữu. Hiểu cách khác, chỉ số ROE cho thấy khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty có thật sự hiệu quả hay không.

Chỉ tiêu re là gì trong kinh doanh năm 2024

Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, ROE là một trong những chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư có thể phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp và từ đó ra quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp/một mã cổ phiếu hay không.

Công thức tính chỉ số ROE

Chỉ số ROE là một chỉ số quan trọng giúp phản ánh cả về chi tiêu lợi nhuận được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân trên Bảng cân đối kế toán của mỗi doanh nghiệp. Để tính ROE, nhà đầu tư có thể áp dụng công thức sau:

ROE = Thu nhập ròng/vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó:

  • Thu nhập ròng: Là chỉ tiêu thu nhập được doanh nghiệp tạo ra trong một thời gian nhất định. Khoản thu nhập này được xác định trước khi doanh nghiệp trả cổ tức cho các cổ đông thường và sau khi trả các khoản cổ tức cho cổ đông ưu đãi. Thu nhập ròng cũng không bao gồm các khoản lãi vay.
  • Tổng vốn chủ sở hữu: Là tổng nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp (các cổ đông)

Hoặc ROE cũng có thể được tính theo công thức sau:

Chỉ tiêu re là gì trong kinh doanh năm 2024

Về các thành phần tính chỉ số ROE, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm được trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi sử dụng vốn trong kinh doanh. Thông qua chỉ số ROE, nhà đầu tư sẽ biết với 1 đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Trên lý thuyết, có thể hiểu rằng ROE càng cao thì doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn càng hiệu quả, và mã cổ phiếu có ROE cao thì sẽ được nhà đầu tư “yêu thích” để lựa chọn hơn. Ngoài ra, những cổ phiếu có ROE cao cũng đồng thời sẽ có mức giá cao hơn hẳn.

Chỉ tiêu re là gì trong kinh doanh năm 2024

Bên cạnh việc đánh giá chỉ số ROE, nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý thêm các vấn đề như sau:

  • ROE < Lãi vay ngân hàng: Trong trường hợp này, lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra sẽ chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Vì vậy chưa chắc doanh nghiệp đã hoạt động thực sự hiệu quả.
  • ROE > Lãi vay ngân hàng: Lúc này nhà đầu tư cần đánh giá xem với khoản vay ngân hàng như vậy, doanh nghiệp đã khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay chưa. Liệu doanh nghiệp còn có khả năng gia tăng chỉ số ROE hay không.

Đối với một số doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao hoặc độc quyền một loại sản phẩm, dịch vụ thì chỉ số ROE thường rất cao. Chỉ số ROE tăng trưởng đều theo thời gian chứng tỏ công ty phát huy tốt việc tạo giá trị cho cổ đông, biết cách tái đầu tư thu nhập, tăng năng suất, gia tăng lợi nhuận. Nếu ROE của doanh nghiệp giảm có thể là do ban lãnh đạo đang đưa ra quyết định kém hiệu quả, không sinh lời tốt.

Các yếu tố tác động đến chỉ số ROE

Ta có mô hình Dupont của chỉ số ROE như sau:

Chỉ tiêu re là gì trong kinh doanh năm 2024

Trong đó:

  • Tỷ lệ lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

Tỷ lệ lợi nhuận ròng cho thấy doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ 1 đồng doanh thu. Chỉ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả khi có thể gia tăng giá bán hoặc cắt giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.

  • Vòng quay tài sản = Doanh thu/Tài sản

Đây là thước đo khái quát nhất về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay tài sản càng tăng cho thấy rằng, một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang thu được nhiều doanh thu hơn từ nguồn lực tài sản sẵn có.

  • Tỷ lệ đòn bẩy = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu

Yếu tố cuối cùng của mô hình Dupont và cũng vô cùng quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy, một đồng vốn chủ sở hữu tăng thì có bao nhiêu đồng là tài sản. Đòn bẩy tài chính tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vay nợ nhiều hơn để tài trợ cho sản xuất kinh doanh.

Chỉ tiêu re là gì trong kinh doanh năm 2024

Qua phân tích mô hình Dupont, chúng ta có thể thấy rằng 03 yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số ROE và thấy rõ những biến động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy khi phân tích chỉ số ROE, nhà đầu tư cần lưu ý để có một cái nhìn đa chiều hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Câu trả lời ở đây là không có chỉ số ROE nào là tốt một cách chính xác. Chỉ số ROE còn phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, từng loại hình sản phẩm dịch vụ để đánh giá.

Ví dụ: ROE một lĩnh vực trong ngành chế biến có chỉ số là 20%, trong khi một doanh nghiệp mới trong ngành chế tạo, sản xuất ô tô thì chỉ cần giữ chỉ số ROE ở mức 10%.

Vì vậy khi đánh giá ROE, nhà đầu tư chứng khoán cần kết hợp các chỉ số khác như ROA, ROS và phân tích vĩ mô cũng như phân tích ngành để ra quyết định đầu tư một cách chính xác hơn. Ngoài ra, nên đánh giá chỉ số ROE theo chu kỳ từ 03 năm trở lên để xem xét mức độ hiệu quả và ổn định trong quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp.

ROE có những hạn chế gì?

Khi tìm hiểu ROE, có 2 hạn chế của chỉ số này mà bạn cần lưu ý. Vậy hạn chế của ROE là gì?

  • ROE có thể bị sai lệch: Khi doanh nghiệp mua lại (thu về) cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường, điều này sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Trong trường hợp này, chỉ số ROE đã được điều chỉnh thông qua hoạt động thu mua cổ phiếu và sẽ không phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp.
  • ROE chỉ cho thấy những giá trị tài sản hữu hình hoặc có thể đo lường được: Đối với những loại tài sản vô hình (như thương hiệu, các bằng sáng chế, bản quyền sản phẩm…) thì không thể đo lường chính xác bằng chỉ số này được.

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, nhà đầu tư đã hiểu hơn về chỉ số ROE là gì, biết ý nghĩa của chỉ số này để phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để việc phân tích, chọn cổ phiếu hiệu quả, đừng quên kết hợp ROE với các chỉ số khác để nâng cao độ chính xác nhé.