Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ 2 Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó

đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hổ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hổ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai củng đêu không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá củng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiêu ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ đêu được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng cũng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hổ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hố nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

a)xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

b)chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hóa được sử dụng trong văn bản

c)hãy rút ra và ghi lại thông điệp từ văn bản trên bằng một câu văn.Viết tiếp 3 câu để lý giải thông điệp mà em vừa rút ra

Đề luyện thi trung học phổ thông Quốc gia 

ĐỀ SỐ 26

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hổ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hổ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai củng đêu không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá củng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiêu ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ đêu được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng cũng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hổ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hố nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

(Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung chủ yếu của đoạn trích trên.
Câu 2. Mục đích chính của đoạn trích là gì? Anh/ Chị nhận ra mục đích đó nhờ các biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 3. Đời sống của anh/ chị nên là biển Chết hay biển Ga-li-lê? Giải thích lí do.
Câu 4. Trong cuộc sống, vẫn có người chọn thái độ sống như biển Chết. Nêu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này trong đoạn văn từ 5 – 7 câu.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Tài sản có giá trị nhất trên đời mà bạn có thể sở hữu chính là một thái độ sống tích cực”.

Câu 2. Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò, anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên.

***GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung chủ yếu của đoạn trích: Điểm khác biệt giữa biển Chết và biển Ga-li-lê; Lí do của sự khác biệt đó.

Câu 2. Mục đích chính của đoạn trích trên là từ sự khác biệt giữa biển Chết và biển Ga-li-lê gợi ra suy nghĩ về thái độ sống của con người.

Biện pháp nghệ thuật: Lặp từ ngữ, tương phản và nhân hóa: biển Chết: không có sự sống nào, không có một loại cá nào, không muốn sống,…; biển Ga-li-lê: thu hút nhiều khách du lịch nhất, nước lúc nào củng trong xanh mát rượi, người có thể uống được, cá cũng sống được, nhà cửa xây cất nhiêu, vườn cây xung quanh tốt tươi.biển Chết đón nhận và giữ riềng cho mình mà không chia sẻ; biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rối từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch,…

Câu 3. Sự lựa chọn đúng đắn là sống như biển hổ Ga-li-lê. Giải thích lí do: Sống có ý nghĩa với bản thần và mọi người, có niềm vui, có hạnh phúc, được yêu mến, được chia sẻ,…

Câu 4. Mức tối đa: Nêu rõ lối sống của biển Chết là lối sống hẹp hòi, vị kỉ, không chia sẻ, không hợp tác, hạn chế sự phát triển của cá nhân, cộng đổng xã hội và bày tỏ thái độ phê phán.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

* Về kĩ năng: – Biết cách viết một văn bản nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lí). – Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả.

* Về kiến thức Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:

a. Giải thích – Tài sản: Của cải vật chất và tinh thần có giá trị với chủ sở hữu. – Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động. – Về nội dung: Ý kiến cho rằng thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có.

– Về ý nghĩa: Câu nói khẳng định ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực, từ đó khích lệ, động viên con người sống tích cực.

b. Phân tích – Biểu hiện của thái độ sống tích cực: + Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. + Luôn chủ động trước cuộc sống: • Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đẩu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn. • Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. + Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi, đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. – Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp. – Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại: + Với cá nhân: • Người có thái độ sống tích cực thường có cơ hội thành công trong cuộc sống cao hơn, đổng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. • Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng. • Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, thấy cuộc sống của mình có ích, có ý nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.

+ Với xã hội: Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.

c. Bài học – Nhận thức sâu sắc vê’ ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực, nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước.

– Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, cuộc sống, bổi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.

Câu 2.
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Tuân và đoạn trích Người lái đò Sông Đà, anh/ chị có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục, không được thoát li văn bản tác phẩm.

* Tham khảo những gợi ý sau:

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử” – huyền sử của một người ưa lối chơi “độc tấu”.

– Người lái đò Sông Đà được coi là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất trong tùy bút Sông Đà. Với khát khao truy tìm “chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc” – “thứ vàng mười đã được thử lửa” (Đi mở đường), Nguyễn Tuân đã viết lên bài ca cuộc sống của con người và thiên nhiên Tây Bắc với nhiều nét độc sáng, mới lạ.

2. Giải thích ý kiến – Người nghệ sĩ tài hoa là những người có rung động tâm hổn mãnh liệt trước mọi vui buồn của đời sống và có khả năng thể hiện những rung động ấy bằng những phương tiện nghệ thuật đặc thù. Ở ý kiến này, người nghệ sĩ tài hoa được hiểu là người đạt tới trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp và có đời sống tâm hồn đậm chất nghệ sĩ. – Người lao động bình thường là người lao động thầm lặng, vô danh, không tên tuổi giống như bao người lao động khác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

– Khẳng định hai ý kiến trên bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện chân dung, tính cách người lái đò sông Đà.

3. Chứng minh – bình luận ý kiến
* Ông lái đò – một nghệ sĩ tài hoa – Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm, gian nguy. – Ông nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện, cao cường. – Cuộc băng ghềnh vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một “tay lái ra hoa”: + Ở vòng vây thứ nhất, sông Đà bày ra nhiều cạm bẫy. Ông lái đò bị sóng thác đánh miếng đòn độc hiểm. Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, ông đã tỉnh táo chỉ huy sáu bơi chèo, chiến thắng trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm. + Ở vòng vây thứ hai, sông Đà thay đổi chiến thuật. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, xác định đúng cửa sinh và chiến thắng thẳng đá tướng đứng chiến ở cửa giữa. + Ở vòng vây thứ ba, sông Đà tiếp tục thay đổi chiến thuật, bên phải, bên trái đều là cửa tử Ông lái đò phóng thẳng thuyên, chọc thủng cửa giữa. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác.

* Ồng lái đò cũng là một người lao động bình thường

– Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với.nghề sông nước như bao người lái đò khác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo. – Đời sống tâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn nhớ về nương ruộng, bản mường.

* Nghệ thuật thể hiện

– Ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, tài hoa; kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo, sáng tạo.

– Bút pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị; vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hổn nhân vật.

4. Đánh giá – Qua cảm nhận hình tượng ông lái đò, có thể thấy ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa trên sông nước; đồng thời, ông cũng là một người lao động giản dị bình thường.

– Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau đem đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nhân vật.

>>> Xem thêm: Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD100125 tại đây