Chi phí sản xuất chung bao háo đơn nào năm 2024

Chi phí sản xuất chung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá được công suất hoạt động thực tế của mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về điều này trong bài viết được chia sẻ ngay sau đây.

Chi phí sản xuất chung bao háo đơn nào năm 2024

Chi phí sản xuất chung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp

Chi phí sản xuất chung là một trong những yếu tố để cấu thành nên giá thành sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chung phát sinh trong phạm vi phân xưởng, nhưng không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Hay nói cách khác, điều này đóng vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định chính xác giá thành sản phẩm, hàng hoá.

Tài khoản chi phí sản xuất chung

Trong hạch toán kế toán, tài khoản chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản 627 và không có số dư cuối kỳ, cụ thể:

  • Bên Nợ bao gồm tập hợp toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh tại kỳ sản xuất.
  • Bên Có gồm các khoản giảm trừ chi phí sản xuất, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn so với công suất bình thường.

Chi phí sản xuất bao gồm những gì

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo mỗi phân xưởng và dựa vào từng yếu tố chi phí. Cụ thể bao gồm các loại chi phí sau:

  • Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các khoản chi phí liên quan phải trả cho người lao động tại phân xưởng, trong đó có các khoản tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Loại chi phí này được hạch toán trong tài khoản 6271.
  • Chi phí vật liệu là loại chi phí được hạch toán vào tài khoản 6272, nó phản ánh các loại chi phí về vật liệu dùng chung cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định trong phân xưởng.
  • Chi phí công cụ sản xuất được hạch toán kế toán vào tài khoản 6273, bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến công cụ, dụng cụ sản xuất được sử dụng tại phân xưởng sản xuất.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định là khoản chi phí này gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định trong phân xưởng sản xuất như máy móc, thiết bị nhà xưởng và được hạch toán vào tài khoản 6274.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài (thuộc tài khoản 6277) đề cập đến các khoản chi mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng, có thể kể đến như chi phí điện nước, chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…
  • Chi phí bằng tiền khác – được hạch toán vào tài khoản 6278 – phản ánh các khoản chi phí khác phục vụ hoạt động tại phân xưởng được trả bằng tiền ngoài các khoản chi phí được đề cập phía trên.

Chi phí sản xuất chung bao háo đơn nào năm 2024

Chi phí sản xuất chung giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định chính xác giá thành sản phẩm, hàng hoá.

Công thức tính phân bổ chi phí sản xuất chung

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627, kế toán chi phí sản xuất chung bao gồm tập hợp các chi phí được liệt kê dưới đây:

Chi phí sản xuất chung là một trong các loại chi phí xuất hiện từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là loại chi phí có tác dụng đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và là một trong các yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về chi phí sản xuất chung là gì cũng như tại sao phải phân bổ và cách phân bổ chi phí sản xuất chung thế nào cho hợp lý thì mời các bạn cùng Tam Khoa tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cùng chúng tôi để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.

Chi phí sản xuất chung là gì?

Theo điều theo điều 87 thông tư Số 200/2014/TT-BTC giải thích về chi phí sản xuất chung như sau:

Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,… phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công.

Vậy có thể hiểu như sau, chi phí sản xuất chung là tổng chi phí mà một doanh nghiệp phải chịu để sản xuất và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Nó bao gồm các khoản chi tiêu như mua nguyên liệu, tiền công lao động, chi phí vận chuyển, tiền thuê đất xưởng và các khoản chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất chung cũng có thể bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển, quản lý và marketing.

Chi phí sản xuất chung bao háo đơn nào năm 2024
Chi phí sản xuất chung là gì

Việc quản lý chi phí sản xuất chung là một yếu tố quan trọng để tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản thì tính chi phí sản xuất chung đóng vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định chính xác giá thành sản phẩm, hàng hóa.

Vì sao phải phân bổ chi phí?

Kết quả của quá trình sản xuất là tạo ra thành phẩm. Dưới góc độ kế toán, thành phẩm khi bán ra sẽ được ghi nhận vào “giá vốn hàng bán”. Sản phẩm chưa được bán và lưu trữ trong kho sẽ được ghi nhận vào “giá trị hàng tồn kho”.

Nhiệm vụ của nhân viên kế toán là phân bổ chi phí ở ba nhóm chính: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thông qua tiêu chí “sản lượng sản xuất trong kỳ”.

Điều này sẽ tác động đến hai yếu tố trực tiếp là giá trị hàng tồn kho hiện có và giá vốn hàng đã bán ra. Việc phân bổ không chính xác hoặc thậm chí không phân bổ chắc chắn sẽ gây tác động tiêu cực dây chuyền, kéo theo biến động của nhiều yếu tố khác từ đó ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Có những loại chi phí sản xuất chung nào?

Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại sau:

  • Khấu hao tài sản cố định: Đây là loại chi phí bao gồm khấu hao toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Chi phí khấu hao được ghi nhận vào tài khoản. điều 6274.
  • Chi phí vật liệu: Đây là chi phí vật liệu sử dụng vào việc bảo trì, sửa chữa tài sản cố định tại nhà máy, xưởng. Chi phí vật liệu được hạch toán vào tài khoản 6272.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Đây là loại chi phí dùng để phản ánh chi phí mua ngoài, phục vụ cho hoạt động sản xuất, vận hành của Nhà xưởng. Các chi phí này có thể là điện, nước, internet, thầu phụ,… Các chi phí này được ghi vào tài khoản 6277.
  • Chi phí nhân công nhà máy: Đây là khoản chi phí dùng để trả cho công nhân nhà máy không phải là công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm. Các khoản chi này phải kể đến lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm,… Chi phí cho nhân viên nhà máy được ghi vào tài khoản 6271.
  • Giá thành công cụ sản xuất: Đây là chi phí liên quan đến các dụng cụ, công cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất tại xưởng để tạo ra sản phẩm. Giá vốn công cụ sản xuất được hạch toán vào tài khoản 6273.
  • Các loại chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí được chi bằng tiền để phục vụ cho quá trình sản xuất, trừ các khoản trên. Ngoài các khoản chi phí trên, chi phí hoạt động của phân xưởng đã chi bằng tiền mặt. Ví dụ như tiệc chiêu đãi, hội thảo, hội nghị…

Chi phí sản xuất chung được phân thành những loại nào?

Chi phí sản xuất chung được chia thành hai loại chính là cố định và biến đổi.

  • Chi phí sản xuất cố định

Chi phí sản xuất cố định thường không thay đổi theo sản lượng sản xuất. Đây là chi phí gián tiếp không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất.

Các loại chi phí sản xuất chung cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…; Khấu hao; quản lý các công việc hành chính tại phân xưởng,… Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm phát sinh trong phân xưởng sản xuất.

  • Chi phí sản xuất biến đổi

Chi phí sản xuất biến đổi thay đổi theo sản lượng sản xuất. Đây là những chi phí trực tiếp, được chi cho các bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Các loại chi phí sản xuất chung biến đổi có thể là nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ cho đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Chi phí sản xuất chung bao háo đơn nào năm 2024
Chi phí sản xuất chung được phân thành những loại nào

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung

Bên Nợ:

– Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

– Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;

– Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;

– Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”.

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, có 6 tài khoản cấp 2

– Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, phân xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…

– Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,…

– Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…

– Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…

– Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp).

– Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.

Chi phí sản xuất chung bao háo đơn nào năm 2024
tài khoản 627

Cách phân bổ chi phí sản xuất chung

Dựa trên các nguyên tắc kế toán, chi phí sản xuất chung được phân bổ thành các loại sau:

– Chi phí nhân công tại nhà máy ( Có tài khoản 6271): Chi phí này bao gồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho người lao động tại nhà máy. Tài khoản 6271 ghi như sau:

Nợ tài khoản 627

Có tài khoản 334

– Các chi phí khác như bảo hiểm xã hội, phí công đoàn… sẽ được hạch toán:

Nợ tài khoản 627

Có tài khoản338.

– Giá trị công cụ sản xuất (TK 6273): Trường hợp công cụ, dụng cụ dùng cho nhà xưởng có giá trị nhỏ thì phân bổ vào tài khoản như sau:

Nợ tài khoản 627

Có tài khoản 153

– Đối với công cụ cần phân bổ giá trị vào chi phí sản xuất chung, tài khoản này được phân bổ:

Nợ tài khoản 627

Có tài khoản 242

– Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6227): Chi phí này được phân bổ như sau:

Nợ tài khoản 627

Nợ tài khoản 133

Có TK 111, 112, 331

– Chi phí đi vay phải trả và hòa vốn: Chi phí này được phân bổ theo nguyên tắc:

Nợ tài khoản 627

Có tài khoản 111, 112, 335 (Chi phí phải trả), 242 (Chi phí trả trước)

– CPSX kết chuyển giá thành thành phẩm cuối kỳ: Chi phí này được phân bổ vào giá thành thành phẩm theo công suất bình thường như sau:

Nợ tài khoản 154

Có tài khoản 627

– Các khoản khấu trừ chi phí: Các khoản chi phí này được phân bổ vào các tài khoản sau:

Nợ tài khoản 111, 112, 138

Có tài khoản 627

– Chi phí nguyên vật liệu (tK 6272): Chi phí nguyên liệu sản xuất tại phân xưởng được phân bổ như sau:

Nợ tài khoản 627

Có tài khoản 152

– Khấu hao tài sản cố định (TK 6274): Đây là khoản trích khấu hao tài sản cố định như nhà xưởng, thiết bị,… trong quá trình sản xuất và được phân bổ như sau:

Nợ tài khoản 627

Có tài khoản 214

– Chi phí bằng tiền khác (TK 6278): Chi phí này được phân bổ như sau:

Nợ tài khoản 627

Nợ tài khoản 133

Có tài khoản 111, 112

– Chi phí dự phòng bảo hành công trình xây dựng: Chi phí này được phân bổ cụ thể như sau:

Nợ tài khoản 627

Có tài khoản 352

– CPSX cố định không được phân bổ vào giá thành sản phẩm: Chi phí này được phân bổ vào tài khoản giá bán và ghi rõ như sau:

Nợ tài khoản 632

Có tài khoản 627

– Chi phí hợp đồng kinh doanh: Chi phí này được phân bổ cụ thể vào các tài khoản sau:

Nợ tài khoản 138

Có tài khoản 627
  • Có tài khoản 3331

Lưu ý khi hạch toán kế toán TK 627

Cần tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng tập hợp chi phí (có thể là sản phẩm, hợp đồng, dự án….). Các chi phí này sẽ đi vào giá vốn từng sản phẩm, hợp đồng, dự án tương ứng;

Chi phí sản xuất chung bao háo đơn nào năm 2024
Lưu ý khi hạch toán kế toán TK 627

  • Lưu ý phân biệt chi phí sản xuất chung với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp;

    Chi phí SXC Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng Chi phí tham gia trực tiếp vào việc sản xuất tạo ra hàng hóa, dịch vụ và sau này được đưa vào giá nhập kho hàng hóa, khi bán hàng sẽ chuyển thành giá vốn. Chi phí không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất tạo ra hàng hóa, dịch vụ mà liên quan đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Phạm vi phát sinh chỉ bao gồm những chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất. Phạm vi phát sinh là toàn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Ví dụ: Chi phí thuê văn phòng cho đội sản xuất là chi phí chung. Chi phí thuê văn phòng cho đội kế toán, nhân sự, ban giám đốc,…là chi phí quản lý doanh nghiệp.

    Tiền lương ghi nhận vào chi phí chung là tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, quản đốc phân xưởng, cần phân biệt với lương nhân công trực tiếp tạo ra sản phẩm, đã được hạch toán vào tài khoản 622;
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ ghi nhận vào chi phí chung là phần vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, cần phân biệt với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, đã được hạch toán vào tài khoản 621.

Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất chung

Để hạch toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp thì kế toán cần phải phân loại chi tiết 2 khoản chi phí sản xuất chung cố định và biến đổi.

Chi phí sản xuất chung cố định sẽ được phân bổ vào khoản phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng thành phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường:

  • Nếu sản xuất sản phẩm thực tế cao hơn công suất hoạt động bình thường của máy móc/thiết bị thì chi phí sản xuất chung cố định sẽ tính toàn bộ vào chi phí sản xuất trong kỳ (giá thành sản phẩm)
  • Nếu sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất hoạt động bình thường của máy móc/thiết bị thì chi phí sản xuất chung cố định sẽ chỉ phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị thành phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Trong khi đó, chi phí sản xuất chung biến đổi thường được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Kết luận

Vậy là qua bài viết trên bạn cũng đã biết được thêm nhiều kiến thức về cách phân bổ chi phí sản xuất chung cũng như các khái niệm và tầm quan trọng của nó. Hi vọng bài viết mà Tam Khoa đã mang lại đã giúp bạn có được quãng thời gian thật hữu ích. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vẫn và giải đáp nhanh nhất nhé.

Tam Khoa hiện đang cung cấp các giải pháp phần mềm tự động hạch toán và phần mềm kế toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi trong hôm nay để được tư vấn và nhận các ưu đãi cực khủng nhé.