Cây lược vàng chữa bệnh dạ dày như thế nào năm 2024

Lược vàng còn có tên gọi khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm. Tên khoa học là callisia fragrans [Lindl.] Woodson, họ Thài lài [Commelinaceae].

Cây lược vàng vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, ít độc. Dược liệu có khả năng tác động đến kinh Phế.

Y học cổ truyền ghi nhận, lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Chủ trị các chứng bệnh như mụn nhọt, ho, viêm họng, đau nhức xương khớp, nóng trong người, đái tháo đường, viêm loét dạ dày…

- Cách sử dụng cây lược vàng: Nhai sống, sắc uống, ngâm rượu uống hoặc xoa bóp bên ngoài, giã đắp ngoài.

- Liều dùng cây lược vàng: Ngày dùng 3- 9 lá tươi hoặc 3 chén nhỏ rượu ngâm từ lá và thân cây lược vàng.

2. Một số bài thuốc chữa bệnh có lược vàng

- Bài thuốc chữa bệnh viêm họng: Cây lược vàng có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho khan, viêm họng, ho kéo dài. Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng này, có thể dùng lá cây lược vàng giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Kiên trì sử dụng nước ép lá lược vàng khoảng 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.

Với người bệnh ho khan kéo dài, sử dụng lá lược vàng nhai kỹ rồi nuốt cả bã và nước. Người lớn mỗi lần nhai khoảng 3 lá, trẻ em trên 12 tháng tuổi mỗi lần nhai 1 lá.

Cây lược vàng có tác dụng giảm triệu chứng viêm họng.

- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Với bệnh nhân đái tháo đường, để khắc phục tạm thời các triệu chứng hãy sử dụng bằng cách: Lấy lá lược vàng ép lấy nước uống hoặc nhai cả lá.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, cây lược vàng không có khả năng chấm dứt bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị chuyên khoa.

- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ung thư bằng lá lược vàng: Các nhà nghiên cứu tại Nga cho thấy rằng, lá lược vàng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và có khả năng cải thiện triệu chứng.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

Cây lược vàng không chữa được bệnh ung thư, người bệnh không nên tin vào lời đồn mà bỏ lỡ điều trị.

- Giảm đau lưng: Bị đau lưng do thời tiết thay đổi, do vận động không đúng cách hoặc do mắc các bệnh lý ở cột sống có thể dùng cây lược vàng để khắc phục theo 1 trong 2 cách sau:

+ Cách 1 - Dùng rượu cây lược vàng: Chuẩn bị 200g thân và lá cây lược vàng. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, cắt khúc ngắn, cho vào bình ngâm với 1 lít rượu trắng từ 40 độ trở lên. Bảo quản bình rượu nơi mát mẻ khoảng 60 ngày có thể lấy dùng được.

Kết hợp uống và xoa bóp rượu cây lược vàng có tác dụng chữa đau lưng hiệu quả. Mỗi ngày uống khoảng 40 – 50ml chia làm 3 lần uống. Kết hợp lấy rượu lược vàng xoa bóp bên ngoài khu vực bị đau thường xuyên.

+ Cách 2- Chườm lá lược vàng: Bài thuốc này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần hái vài lá đem hơ trên lửa cho nóng và mềm ra. Sau đó đắp lên chỗ lưng bị đau. Khi dược liệu nguội có thể hơ và đắp lại thêm vài lần nữa. Mỗi lần đắp khoảng 15 phút cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.

Sử dụng lá lược vàng hơ nóng chườm lên vùng lưng đau giúp giảm đau.

3. Lưu ý về tác dụng phụ của cây lược vàng

Không nên lạm dụng lá lược vàng với liều lượng lớn, đề phòng trường hợp làm tụt huyết áp.

Một nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu đã tiến hành nghiên cứu và thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tính trong cây lược vàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lược vàng không có tác dụng chống viêm mà còn có độc tính cấp ở liều cao. Do đó, khi sử dụng cây lược vàng, người bệnh chỉ sử dụng khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể khỏi hoàn toàn. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tổng hợp các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng an toàn, giúp ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

1. Sơ lược về viêm loét dạ dày tá tràng

Có rất nhiều cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng khác nhau, nhưng đầu tiên, bạn cần biết viêm loét dạ dày tá tràng là gì. Theo đó, đây là tình trạng niêm mạc dạ dày tá tràng xuất hiện các vết loét và viêm nên khả năng tiết chất nhầy và enzyme để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu,…

Trong một số trường hợp, viêm loét dạ dày tá tràng diễn tiến nặng có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn như nôn ra máu, phân đen và lẫn máu, nuốt nghẹn, thiếu máu, giảm cân, có khối u ở bụng,… Lúc này, không loại trừ người bệnh đã bị xuất huyết bất thường và ung thư, nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm loét dạ dày tá tràng khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn

2. Các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu phát hiện sớm và bệnh ở mức độ nhẹ thì bạn có thể sử dụng các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng sau.

Cây nha đam

Không chỉ được sử dụng để cải thiện nhan sắc, nha đam còn là cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả. Bởi nha đam có tính mát, vừa giúp giải nhiệt cho cơ thể, vừa đào thải độc tố trong đường ruột. Đặc biệt, khi kết hợp nha đam với mật ong thì sẽ gia tăng khả năng kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.

Theo đó, bạn hãy rửa sạch 5 nhánh nha đam rồi nạo lấy phần ruột đem đi xay nhuyễn. Tiếp đến, trộn phần xay nhuyễn này với ½ lít mật ong nguyên chất, có thể cho thêm 1 chén rượu trắng rồi cho vào bình thủy tinh đậy kín nắp. Cuối cùng, để vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng từ từ, mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10ml.

Cây nha đam mang đến nhiều lợi ích cho hệ đường ruột

Cây mơ lông

Lá của cây mơ lông chứa nhiều hoạt chất sulfur dimethyl disulphide có đặc tính giảm viêm, giải độc, kích thích tiêu hóa. Đó là lý do bạn có thể sử dụng lá của cây này để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hay một số vấn đề về tiêu hóa. Cách thực hiện như sau:

Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông rồi xắt nhuyễn và trộn với 2 quả trứng gà. Có thể thêm gia vị muối, tiêu, hạt nêm,… cho vừa ăn rồi đem đi chiên [rán] đều 2 mặt. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lần, các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được thuyên giảm.

Cây dạ cẩm

Một cây thuốc nam khác cũng được sử dụng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng là cây dạ cẩm. Trong Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, giảm đau thượng vị và tình trạng ợ nóng, ợ, chua, đau rát dạ dày. Để chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng loại cây này, bạn sẽ thực hiện như sau:

Phơi khô lá dạ cẩm rồi đem sắc 40g lá với 500ml nước, đến khi thấy nước hơi cạn, đủ để uống 3 lần/ ngày là được. Thời điểm uống lý tưởng nhất là trước khi ăn khoảng 30 phút. Và bạn nên kiên trì uống trong 10 - 15 ngày để cảm nhận được tính hiệu quả.

Cây dạ cẩm giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Cây lược vàng

Đây là loại cây trồng rất quen thuộc với các gia đình bởi không chỉ có tác dụng trang trí, cây lược vàng còn được sử dụng để chữa bệnh. Theo đó, cây chứa nhiều hoạt chất chống viêm và chất chống oxy hóa như steroid, flavonoid,… Những hoạt chất này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa và hạn chế vết loét lan rộng.

Cách sử dụng cây lược vàng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần hái 10 lá thật già đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối trong 15 phút rồi vớt ra, cắt nhỏ. Tiếp đến, ủ lá trong bình thủy tinh chứa nước sôi, đậy kín nắp trong khoảng 12 giờ. Cuối cùng là lấy phần nước ra để uống nhiều lần trong ngày.

Cây cỏ nhọ nồi

Dùng cây cỏ nhọ nồi để chữa bệnh về tiêu hóa, dạ dày là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Trong y học, cây cỏ nhọ nồi cũng được đánh giá cao bởi trong thành phần chứa nhiều hợp chất có lợi, giúp hỗ trợ điều trị sốt cao, nổi mẩn ngứa, chảy máu cam,…

Để sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng này thì bạn có thể kết hợp thêm liên cập thảo, lộ thảo và táo đỏ. Mỗi nguyên liệu khoảng 20g, đem sắc cùng 1 lít nước đến khi nước cạn còn 300ml là được. Lưu ý là mỗi ngày uống 2 lần và nên uống sau mỗi bữa ăn.

Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực là cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng rất quen thuộc

3. Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Để vừa an toàn, vừa hiệu quả thì khi sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng, bạn cần lưu ý:

  • Đa số các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng đều không mang lại tác dụng liền mà đòi hỏi phải có thời gian. Điều này nghĩa là bạn phải thực sự kiên trì, nhẫn nại khi áp dụng.
  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại cây nào, bạn cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia để có hướng dẫn phù hợp, tránh những rủi ro không mong muốn.
  • Không nên kết hợp chữa bệnh bằng cây thuốc nam với thuốc Tây y để tránh các tác dụng phụ xảy ra khiến bệnh thêm nặng.
  • Nếu bệnh không thuyên giảm mà ngày càng diễn tiến nặng và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như nôn ra máu, đi cầu ra máu, đau bụng dữ dội và liên tục,… thì cần đi khám nhanh chóng.

Bạn có thể đến chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể.. Ngay từ bây giờ, quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám, giúp tiết kiệm thời gian sử dụng dịch vụ.

Chủ Đề