Cầu vàm cống thông xe vào ngày nào năm 2024

Sau khoảng 100 năm hoạt động, phà Vàm Cống sẽ "hoàn thành sứ mệnh" khi cầu dây văng trị giá 5.700 tỷ đồng khánh thành sáng 19/5.

Khởi công hồi tháng 9/2013, đến nay cầu Vàm Cống [bắc qua sông Hậu, nối quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp] đã hoàn thành. Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá công trình đủ điều kiện để đưa vào sử dụng. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ thông xe ngày 19/5.

Cầu dài 2,97 km, được thiết kế dây văng, nhịp chính dài 450 m, tĩnh không thông thuyền 37,5 m. Đường dẫn vào cầu rộng 20,6 m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, tốc độ thiết kế 80 km/h.

Tháp cầu dây văng cầu cao 143,9 m. Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5 m bao gồm 4 làn ôtô và hai làn xe máy tách biệt. Cầu có vốn đầu tư hơn 270 triệu USD [gần 5.700 tỷ đồng] từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đây là cầu dây văng thứ hai bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ.

Cầu có tất cả 144 bó cáp dây văng.

Cầu Vàm Cống khi hoàn thành có vai trò đấu nối các tỉnh miền Tây với cả nước, việc lưu thông hàng hóa sẽ được rút ngắn lại, đồng thời giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A thường xuyên quá tải vào các dịp lễ, Tết.

Cầu hợp long 29/9/2017, dự kiến thông xe vài tháng sau đó. Tuy nhiên, ngày 4/11/2017, trong quá trình thi công khe co giãn tại trụ P29, các đơn vị tư vấn và nhà thầu phát hiện dầm ngang trên đỉnh trụ P29 bị nứt. Hiện, trụ P29 đã được thay thế dầm thép ngang.

Công nhân Lê Thiện Từ đang hoàn thiện việc sơn dải phân cách tại điểm đầu vào cầu, phía bờ Cần Thơ. "Gắn bó với công trình gần sáu năm qua, tôi cũng như nhiều người dân ở đây rất vui mừng khi cầu mơ ước hoàn thành, phục vụ việc đi lại của bà con miền Tây chứ đi phà bị kẹt hoài, khổ quá", ông nói.

"Tôi mong tới ngày thông xe để chạy xe chở vợ qua cây cầu này. Nó là mơ ước bao đời nay của bà con vùng này", ông Nguyễn Tấn Hưng [60 tuổi] ở ngay chân cầu Vàm Cống nói.

Dưới các trụ nhịp dẫn cầu Vàm Cống, phía bờ Cần Thơ, đã được trồng cỏ xanh tươi.

Sau khoảng 100 năm hoạt động, phà Vàm Cống sẽ hoàn thành "sứ mệnh lịch sử" khi cầu Vàm Cống khánh thành. "Trong ngày thông xe cầu, phà vẫn hoạt động bình thường, sau đó gần 170 cán bộ, nhân viên sẽ được sắp xếp chuyển về các bến phà khác trong khu vực", ông Trưởng bến phà Vàm Cống Nguyễn Phúc Nguyên nói và chia sẻ rất mừng khi cầu được thông xe nhưng cũng rất bùi ngùi khi phải sắp chia tay các anh em đồng nghiệp gắn bó nhiều năm qua.

Thông tin các kỹ sư đã giải quyết xong sự cố nứt dầm ngang để cầu Vàm Cống chuẩn bị thông xe khiến nhiều người dân rất vui.

Ông Nguyễn Phú Tia [70 tuổi, ngụ phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ] nói: "Mấy chục năm rồi, đi đâu cũng chờ phà vất vả! Giờ nghe tin cầu sắp khánh thành mà lòng vui quá trời".

Còn vướng nhiều điểm nghẽn

Sau khi cầu Vàm Cống thông xe sẽ tạo thêm động lực cho doanh nghiệp tìm đến các tỉnh An Giang, Kiên Giang...

Tuy nhiên, trong niềm vui có nỗi lo khi hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vào cầu Vàm Cống như quốc lộ 30, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi còn đang vướng.

Ông Trần Trí Quang, giám đốc Sở GTVT Đồng Tháp, nói khi khánh thành cầu Vàm Cống, thông xe toàn tuyến nối giữa cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh, nhiều khả năng sẽ xảy ra ùn tắc cục bộ tại nút giao An Bình [điểm cuối đường dẫn cầu Cao Lãnh vào quốc lộ 30].

Theo thiết kế ban đầu, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh khi đưa vào khai thác sẽ cùng với tuyến N2, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hình thành một trục dọc thứ 2 bên cạnh quốc lộ 1 từ TP.HCM đi các tỉnh Tây Nam Bộ.

Tuy nhiên, hiện tại tuyến Cao Lãnh - Mỹ An [đấu nối cầu Cao Lãnh vào quốc lộ N2] chưa triển khai, bắt buộc phương tiện phải đổ xuống nút giao An Bình đi vào quốc lộ 30 trong khi hiện trạng quốc lộ này đã xuống cấp, mặt đường nhỏ hẹp.

Kể cả tuyến N2 từ Đức Hòa [tỉnh Long An] đi Mỹ An [tỉnh Đồng Tháp] mặt đường đã xuống cấp, khó có thể "tải" cùng lúc lượng phương tiện lớn khi cầu Vàm Cống thông xe.

"Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ cải tạo, thảm nhựa quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - An Hữu, dự kiến triển khai trong năm 2019.

Ngoài ra, các dự án đường cao tốc, Cao Lãnh - An Hữu đang kêu gọi đầu tư hình thức PPP, dự án Cao Lãnh - Mỹ An cũng đang xin kinh phí đầu tư. Khi hai tuyến cao tốc này đưa vào hoạt động sẽ giải quyết bài toán giao thông" - ông Quang cho biết.

Không chỉ quốc lộ 30 mà khi cầu Vàm Cống khánh thành, các phương tiện tập trung di chuyển qua cầu Vàm Cống là vô cùng lớn và dự báo có nguy cơ ách tắc giao thông cục bộ ở điểm giao với quốc lộ 80 [xã Vĩnh Trinh, quận Thốt Nốt].

Mới đây, đại diện Tổng công ty Cửu Long đã có buổi làm việc với UBND TP Cần Thơ và cho biết tiến độ dự án tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi [Kiên Giang] - tuyến đường kết nối cầu Vàm Cống với tỉnh Kiên Giang.

Hiện dự án mới đạt 67% khối lượng do công tác giải phóng mặt bằng chưa đạt 100%.

Trong khi tiến độ yêu cầu thông xe kỹ thuật chỉ còn khoảng 6 tháng nữa phải hoàn thành và khai thác vào tháng 3-2020.

Ông Trương Quang Hoài Nam - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho rằng: "Phải tháo gỡ khó khăn nhanh nhất để thực hiện đúng tiến độ dự án, nếu chậm thì dự án lại tăng vốn và phát sinh mọi thứ.

Đầu tuần tới, UBND TP sẽ có buổi khảo sát thực tế tại các dự án này để có kết luận và chỉ đạo xử lý vướng mắc cụ thể".

Cầu Vàm Cống kết nối các tỉnh - Đồ họa: TẤN Đạt

Mong sớm có đường cao tốc

Ông Mai Anh Nhịn, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết không phải bây giờ, mà từ lâu rồi địa phương mong có đường kết nối với các tỉnh phía trên [vùng Đông Nam Bộ].

Tuy nhiên, do nhiều lý do, chủ yếu là ngân sách chưa thể đầu tư nên điều này chưa thực hiện được.

Để kết nối kinh tế, khi cầu Vàm Cống hoàn thành, Kiên Giang cơ bản không còn cảnh qua phà, đặc biệt nhờ dự án đường hành lang ven biển phía Nam do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ vốn vay ưu đãi.

Với dự án này, vùng U Minh Thượng [gồm 4 huyện: U Minh Thượng, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận] đã liền mạch với trung tâm hành chính của Kiên Giang là TP Rạch Giá. Đồng thời đã kết nối luôn 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

Tuy nhiên, để đi từ Kiên Giang tới thủ phủ miền Tây là Cần Thơ và xa hơn qua Đồng Tháp về Long An, Tiền Giang, TP.HCM thì hiện chỉ có tuyến quốc lộ 80 đã quá lạc hậu.

Sau nhiều năm mắc kẹt do đường sá nhỏ hẹp, xuống cấp, hiện tại Kiên Giang chỉ mong sớm có đường cao tốc kết nối trong vùng ĐBSCL và TP.HCM.

Nếu được như vậy, không chỉ thời gian di chuyển rút ngắn mà chi phí vận chuyển hàng hóa cũng sẽ giảm đáng kể.

"Trong khi chưa có đường sắt, đường hàng không thì giải pháp đường cao tốc là mong muốn lớn nhất. Ít nhất là kết nối với các cảng lớn ở TP Cần Thơ" - ông Nhịn nói.

Kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư

Ông Nguyễn Thanh Bình - quyền chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết chính quyền và nhân dân An Giang rất vui mừng vì từ đây không còn phải lụy đò.

Việc thông cầu Vàm Cống sẽ góp phần thu hút đầu tư mạnh mẽ vào An Giang nhiều hơn.

Theo ông Bình, từ trước đến nay điểm nghẽn thu hút đầu tư vào An Giang nằm ở chỗ "cách trở đò ngang".

Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc trung chuyển hàng hóa. "Việc khánh thành cầu Vàm Cống không chỉ người dân vui mừng, mà Đảng bộ tỉnh rất phấn khởi vì giao thông được thông suốt. Khách du lịch đến đây cũng không ngán ngại vì kẹt phà" - ông Bình chia sẻ.

Lãnh đạo tỉnh An Giang thông tin thêm Bộ GTVT đã đồng ý cho thực hiện dự án đường tránh TP Long Xuyên.

"Hiện nay, UBND tỉnh An Giang đang ráo riết chỉ đạo các ngành chức năng giải phóng mặt bằng để thực hiện tốt đường tránh TP Long Xuyên nối với cầu Vàm Cống sớm thông suốt, đưa khách về An Giang và thu hút nhà đầu tư đến với An Giang" - ông Bình cho biết.

Quá trình hình thành cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống được khởi công ngày 10-9-2013, quy mô 6 làn xe [4 làn ôtô và 2 làn xe máy], lưu thông với vận tốc thiết kế 80 km/h. Cầu có chiều dài 2,97km, phần cầu vượt sông dài 870m và đường dẫn dài 2km.

Tổng mức đầu tư dự án là 271 triệu USD, bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Công trình do các nhà thầu Hàn Quốc thực hiện. Cầu được thiết kế là cầu dây văng bắc qua sông Hậu, nối liền quận Thốt Nốt [TP Cần Thơ] và huyện Lấp Vò [Đồng Tháp].

Vào tháng 11-2017 đã xảy ra sự cố nứt dầm ngang CB6 trên đỉnh trụ P29 phía Cần Thơ và dầm ngang CB6 trên đỉnh trụ P28 phía Đồng Tháp. Do đó, kế hoạch thông xe cầu vào đầu năm 2018 bị đình trệ để sửa chữa đến nay.

Từ ngày 4 đến 9-4, Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải và Công ty tư vấn quốc tế Arup [Hong Kong] đã thử tải trọng cầu Vàm Cống [Đồng Tháp - Cần Thơ] và xác định kết quả đạt theo quy định.

Chủ Đề