Câu hỏi chương lãnh đạo Quản trị học

QUẢN TRỊ HỌC
Câu 1: Tại sao công việc quản trị lại cần thiết đối với các loại hình tổ chức. Cho ví dụ thực tế
chứng minh.
o Các tổ chức đều quan tâm đến vấn đề hiệu quả : Hiệu quả = Kết quả / Chi phí
o Đế mục tiêu hoàn thành, kết quả đạt được tốt nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất, thì cần đến
những hoạt động trong quản trị.
o Các công tác quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. 4 hoạt động này đều cần
thiết, bản chất đếu giống nhau đối với mọi loại hình tổ chức, chỉ khác nhau ở môi trường hoạt
động.
o Thông qua công tác quản trị, nhà quản trị gia tăng tính hiệu quả của tổ chức. Hiệu quả
của các công tác được thể hiện:
* Hoạch định:
- Chỉ ra những con đường, những biện pháp cho phép khai thác tối đa các thế mạnh của doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội, đồng thời hạn chế rủi ro.
- Kế hoạch hành động cụ thể thì tập trung vào nhiệm vụ chính yếu  có thể đạt mục tiêu với chi
phí thấp nhất.
- Việc hoạch định chi tiết tạo thuận lợi cho quá trình kiểm tra.
* Tổ chức:
- Phân công lao động hợp lý, từ đó xây dựng môi trường nội bộ thống nhất, thuận lợi. Nếu phân
công lao động bất hợp lý có thể dẫn đến tái cấu trúc tổ chức, từ đó gây tốn kém.
- Nếu công tác tổ chức tốt, nó sẽ xác định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận. Hạn chế sự
chồng chéo công việc.
* Lãnh đạo:
- Làm càng tốt công tác lãnh đạo, nhà quản trị càng có khả năng ảnh hưởng đến nhân viên của
mình, để họ làm theo những điều mình mong muốn [phải có quyền lực].
- Nếu lãnh đạo không tốt, tổ chức không đi đúng hướng đặt ra.
* Kiểm tra:
- Kiểm tra giúp phát hiện ra những sai lầm để từ đó khắc phục, điều chỉnh các khâu trước.
- Nếu không làm tốt công tác kiểm tra, chúng ta không đo lường được hiệu quả công việc.
Câu 2: Trình bày các trách nhiệm chính yếu của các nhà quản trị, để hoàn thành trách
nhiệm này họ được quyền gì? Cho ví dụ minh họa thực tế chứng minh.

bản đó là
- Kỹ năng nhân sự: khả năng làm việc với nhau, kĩ năng giao tiếp, động viên, khích lệ.
- Kỹ năng kỹ thuật: khả năng làm tốt những công việc cụ thể.
- Kỹ năng tư duy: khả năng phân tích, đơn giản hóa, giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo.
 Tất cả 3 kỹ năng quản trị đều hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo làm việc có hiệu quả.
Tuy nhiên tầm mức quan trọng của các kỹ năng đối với từng cấp bậc quản trị thì khác nhau.
Quản trị viên cấp cao đòi hỏi kỹ năng tư duy phải cao vì quản trị viên cao cấp là người
đưa tầm nhìn, viễn cảnh, đưa ra nhiều quyết định quan trọng cho tổ chức.
Quản trị viên cấp cơ sở thì đòi hỏi kĩ năng kỹ thuật nhiều hơn vì họ là người trực tiếp
điều hành, đôi khi trực tiếp thực hiện các công việc.
Kĩ năng nhân sự ở cả 3 cấp quản trị đều cần thiết vì ở bất kì cấp bậc quản trị nào thì họ
đều phải làm việc với con người.
Câu 4: Trình bày các vai trò cùa một nhà quản trị, và hãy cho biết một nhà quản tri nào đã
thực hiện tốt các vai trò nói trên?
- Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, một nhà quản trị có 10
vai trò, chia ra 3 nhóm chính: đó là nhóm vai trò quan hệ con người, nhóm vai trò thông tin và
nhóm vai trò ra quyết định.
* Vai trò quan hệ con người: đây là vai trò nhằm tập trung vào các mối quan hệ giữa
các cá nhân.
- Vai trò đại diện [vai trò tổ trưởng danh dự]: công việc quản trị đòi hỏi phải có những
trách nhiệm có tính chất tượng trưng hay nghi thức. Ví dụ: chủ nhiệm khoa của trường đại học
trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên, giám sát viên phân xưởng đến dự đám cưới của con gái
người dưới quyền…
- Vai trò lãnh đạo: đòi hỏi nhà quản trị phải chỉ đạo và điều phối các hoạt động của
những người dưới quyền, cũng có thể phải bố trí nhân sự [tuyển dụng, huấn luyện, đề bạt, sa
thải…] và đôn đốc những người dưới quyền, nó cũng đòi hỏi phải kiểm tra, đảm bảo rằng mọi
việc đều diễn ra theo đúng dự kiến.
- Vai trò liên lạc: Buộc những nhà quản trị phải can dự vào những mối liên hệ giữa các
cá nhân ở bên ngoài phạm vi chỉ huy của mình. Việc này đòi hỏi cần phải có những cuộc tiếp
xúc cả ở trong lẫn ở ngoài tổ chức. Ở bên trong tổ chức những nhà quản trị phải giao tiếp với rất

- Công nghệ.
- Trình độ chuyên môn.
- Môi trường làm việc.
- Sự phù hợp đối với công việc.
- Chính sách phúc lợi của công ty.
Câu 6: So sánh các cách thức tiếp cận trong các lý thuyết cổ điển và lý thuyết hiện đại
Lý thuyết cổ điển
- Hiệu quả quản trị phụ thuộc vào năng
suất lao động  Công tác quản trị tập
trung vào môi trường nội bộ.
- Con người được xem như là con người
máy móc, con người kinh tế [Taylor].
- Lãnh đạo độc đoán, cứng nhắc.
- Cơ cấu tổ chức theo cấp bậc nhiều tầng
nấc trung gian.
- Nhấn mạnh đến sự phân tích bản chất
của công việc phải làm, chú trọng đặc
biệt đến “việc” hơn là “người”. Lý thuyết
chủ yếu nhấn mạnh đến quản trị công
việc và quản trị tổ chức.
Lý thuyết hiện đại
- Hiệu quả phụ thuộc sự thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng  Công tác quản trị
tập trung vào môi trường bên ngoài.
- Con người là con người nhân văn, là
một thực thể phức tạp.
- Lãnh đạo theo tình huống tùy cơ ứng
biến.
- Cơ cấu tổ chức ít tầng nấc trung gian.
- Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu

Đối với chức năng tổ chức, hoạch định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân chia các bộ
phận, các khâu các cấp. Đồng thời là cơ sở để xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận,
các cá nhân qua các thời kì .
Đối với chức năng lãnh đạo, hoạch định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra,
là cơ sở để hướng dẫn, đôn đốc, động viên, khuyến khích các bộ phận, các cá nhân hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
Đối với chức năng kiểm tra, kiểm tra kiểm soát lấy hoạch định làm chuẩn để so sánh, đối
chiếu.
“ Trong kinh doanh, nếu bạn không lập kế hoạch, điều đó có nghĩa là bạn đang chuẩn bị một kế
hoạch để thất bại” [ Trích: lời vàng cho những nhà kinh doanh, NXB trẻ 1994]
Họach định là dự trù trước các hoạt động trong tương lai nhưng kế hoạch thì phải
linh động. Hai việc này không mâu thuẩn với nhâu.
Hoạch định là dự trù, dự báo, đưa ra kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu trong
tương lai nhưng thực tế những gì xảy ra chưa chắc đúng như những gì ta mong đợi. Do đó, trong
quá trình lập kế hoạch phải linh động để có thể ứng phó với những thay đổi mới phát sinh của
môi trường.
Vd: Thủ tướng thay đổi chỉ tiêu GDP, các ngân hàng thay đổi lãi suất…
Câu 10: Tầm hạn quản trị là gì? Muốn bỏ bớt các tầng nấc trung gian các nhà Quản trị cần
quan tâm đến những vấn đề nào?
Tầm hạn quản trị là khái niệm chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có
thể điều khiển một cách tốt nhất.nếu điều khiển được nhiều người thì gọi là tầm hạn quản trị
rộng và nếu điều khiển ít người: tầm hạn quản trị hẹp.
Với cùng một số lượng nhân viên, nếu chọn tầm hạn quản trị rộng thì sẽ có ít tầng nấc
trung gian đồng thời chi phí sẽ giảm và ngược lại. Muốn bỏ bớt các tầng nấc trung gian trong bộ
máy tổ chức nghĩa là các nhà quản trị phải mở rộng tầm hạn quản trị. Tuy nhiên đây không phải
là vấn để chủ quan của nhà quản trị mà vấn đề này phải được sự cân nhắc của nhà quản trị dựa
trên các yếu tố:
 Năng lực của nhà quản trị và nhân viên cùng cấp
 Đặc điểm công việc của người nhân viên cấp dưới.
 Nhân viên cấp dưới có được ủy quyền rộng rãi không.

 Giai đoạn 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện sự ủy quyền này.
Tính nghệ thuật của ủy quyền:
o Sự rộng rãi, phóng khoáng trong ủy quyền, làm cho người được ủy quyền chủ động suy
nghĩ và nhận nhiệm vụ một cách thoải mái, như vậy sẽ phát huy khả năng tư duy sáng tạo cấp
dưới.
o Người ủy quyền phải chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm với người thụ ủy, sẵn sàng chia sẻ
những khó khăn thất bại với họ. Đây là chỗ dựa tinh thần và vật chất để họ có đủ điều kiện thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao.
o Ủy quyền phải thể hiện sự tin cậy cấp dưới, nhưng không vì thế mà buông lỏng sự kiểm
tra - kiểm soát trong quá trình ủy quyền.
Câu 16: Trình bày các tiến trình kiểm tra.
Bước 1: Xác định tiêu chuẩn.
Ghi chú: Đối với các loại hình công việc mà chúng ta không thể xác định về những tiêu chuẩn
cân, đong, đo, đếm thì các nhà quản trị nên xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn mang tính chất
“mập mờ”.
Bước 2: Tiến hành đo lường thành quả, xác định xem có đúng tiêu chuẩn không.
- Nếu thành quả đạt tiêu chuẩn  Không hành động.
- Nếu thành quả chưa đạt tiêu chuẩn  Xem xét sự sai sót có chấp nhận được hay không.
+ Nếu sai sót chấp nhận được  Không hành động.
+ Nếu sai sót không chấp nhận được  Xem xét tiêu chuẩn đặt ra đã phù hợp hay chưa
• Nếu tiêu chuẩn chưa phù hợp  Tiến hành bước 1
• Nếu tiêu chuẩn phù hợp  Tiến hành bước 3
Bước 3: Tìm ra những nguyên nhân nào dẫn đến sự sai lệch để từ đó có các biện pháp khắc
phục sửa chữa.

Tải File Word Nhờ tải bản gốc

QUẢN TRỊ HỌCTrả lời đúng sai và giải thích.1. Hoạch định là chức năng giữ vai trò nền tảng trong quá trình quản trị.Đúng.Hoạch định là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của nhà quản trị vì nó gắnliền với chương trình hành động trong tương lai. Các chức năng còn lại của nhà quảntrị cũng phải dựa trên chức năng hoạch định để tiến hành theo. Nhờ công tác hoạchđịnh các nhà lãnh đạo sẽ tổ chức điều khiển và kiểm tra nhằm đảm bảo được tất cả cácmục tiêu thông qua hoạch định đã có để đạt đc các mục tiêu đó. Hoạch định là mộtphương pháp tiếp cận hợp lý để đạt được các mục tiêu đã định trước vì phương pháptiếp cân này không tách rời khỏi môi trường mà các quyết định đc dự kiến để hoạt độngtrong đó.2. Ủy quyền được hiểu là sự giao phó quyền hạn của một nhà quản trị này chomột nhà quản trị khác.Sai.Ủy quyền quản trị là nhà quản trị cấp trên cho phép cấp dưới có quyền ra các quyếtđịnh về những vấn đề và quyền hạn của mình trong khi người cho phép vẫn đứng rachịu trách nhiệm về công việc đã ủy quyền. Cấp dưới có thể là 1 nhà quản trị khác hay1 nhân viên bình thường.Có hai hình thức ủy quyền:+ Ủy quyền chính thức theo 1 trật tự đã sắp đặt thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức quảntrị.+ Ủy quyền không chính thức là sự ủy quyền thông qua sự tín nhiệm cá nhân có thểdiễn ra mang tính chất đột xuất trong thời gian ngắn.3. Khi tiến hành kiểm soát nhà quản trị cần thực hiện một loại hình kiểm soát đólà kiểm soát trước.Sai.Kiểm soát là tất cả các hoạt động nhằm phát hiện các sai sót, trở ngại trong quá trìnhvận hành của tổ chức để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, đồng thời tìm kiếmcác cơ hội, các nguồn lực để khai thác, tận dụng để thúc đẩy tổ chúc sớm đạt mục tiêudự định. Dựa vào thời điểm kiểm soát người ta phân thành 3 loại hình kiểm soát:+ Kiểm soát trước [ngăn chặn] là laoij hình được thực hiện trước khi hoạt động đượcdiễn ra.+ Kiểm soát trong được tiến hành trong khi hoạt động diễn ra+ Kiểm soát sau [phản hồi] đc thực hiện sau khi các hoạt động đã kết thúc.Để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của từng loại hình cần phảikết hợp cả 3 loại hình kiểm soát trên.4. Kiểm soát là toàn bộ các hoạt động nhằm rà soát các vấn đề đã làm.Sai.Kiểm soát là hoạt động nhằm phát hiện sai sót, các ách tắc của tổ chức trong quá trìnhthực hiện để có những giải pháp xử lý đồng thời tìm kiếm cơ hội, các nguồn lực để khaithác tận dụng, thúc đấy tổ chức sớm đạt đc mục tiêu. Việc rà soát các vấn đề đã làm chỉlà một loại hình trong kiểm soát là kiếm soát sau [hoạt động kiểm soát phản hồi]5. Với cơ cấu trực tuyến nhà quản trị dễ dàng thực hiện chuyên môn hóa các hoạtđộng quản trị.Sai.Cơ cấu trực tuyến là cơ cấu tổ chức đơn giản nhất trong đó có 1 cấp trên và 1 cấp dưới.Đặc điểm cơ bản của cơ cấu này là người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quảntrị, các mối liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức đc thực hiện theo chiều dọc.Người thừa hành mệnh lệnh qua một cấp trên trực tiếp. Với đặc điểm đó người lãnhđạo cần có kiến thức rộng, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về công việc của cấp dướiva ko thể thực hiện chuyên môn hóa. Cơ cấu chức năng mới thực hiện chuyên môn hóacao.6. Có thể thực hiện chính sách mà không cần thiết phải gắn với các chương trìnhthực hiện mục đích, mục tiêu của tổ chức.Sai.Hoạch định chính sách là tổng thể các biện pháp mà tổ chức phải sử dụng để tác độngđến mọi bộ phận, mọi yếu tố có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu, mục đích đã xácđịnh.Do đó khi ban hành chính sách phải đám bảo tính định hướng và tính thống nhất giữacác chính sách mà mỗi chính sách đều có chu kỳ sống nên khi ban hàng chính sách cầnphải có quá trình kiểm nghiệm để điều chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp nếu khôngchính sách sẽ trở thành khe hở cho đối phương lợi dụng.7. Sự tồn tại của cơ cấu không chính thức là vì cơ cấu chính thức còn có nhưngkhuyến khuyết không khắc phục được.Đúng.Cơ cấu không chính thức là cơ cấu đc tạo lập ngoài phạm vi cơ cấu đc phê chuẩn, đchình thành dựa trên các mối quan hệ cá nhân, tập thể bên trong và bên ngoài tổ chức.Đặc điểm: nó không có tính pháp lý, không định hình, thường thay đổi phạm vi, khôngcụ thể và luôn tồn tại song song với cơ cấu chính thức.Ưu điểm: tạo sự linh hoạt, năng động, khắc phục những bất cập trong cơ cấu chínhthức như việc tạo lập các mỗi quan hệ Nhược điểm: một số trường hợp tạo lập mạng lưới vận hành thiếu tính pháp lí nên ảnhhưởng đến độ tin cậy.8. Quản trị là một loại hình kiến thức mang tính kinh nghiệm vì vậy ai cũng có thểquản trị thành công.Sai.Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động củacác thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằmđạt được mục tiêu đã đề ra.Theo đặc điểm của quản trị thì quản trị là một khoa học không thể giải quyết vấn đềtheo bản năng hay một kinh nghiệm mà phải xuất phát từ tính quy luật của khoa họcquản trị trong quá trình hoạt động và tổ chức.9. Khả năng làm việc với con người là khả năng duy nhất mà mọi nhà quản trịcần phải có.Sai.Các nhà quản trị muốn đạt đc mục tiêu, hiệu quả cao cần phải có 3 kỹ năng chính:+ Kỹ năng ký thuật: là kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể đó là trìnhđộ chuyên môn của các nhà quản trị như hoạc định, tổ chức, ngành nghề + Kỹ năng nhân sự: là kỹ năng có liên quan đến khả năng cùng làm việc với ngườikhác, điều khiển con người và tập thể trong tổ chức [khả năng thuyết phục, hợp tác]+ Kỹ năng tư duy: là kỹ năng có liên quan đến khả năng nhận thức, phân tích và giảiquyết các vấn đề của nhà quản trị.Trong 3 kỹ năng trên thì kỹ năng kỳ thuật là quan trong nhất vì nhà quản trị có trình độvà am hiều lĩnh vực mình quản trị thì sẽ có một kế hoạch, các bước đi đúng đắn và cóhiệu quả cao trong công việc.10. Sự lựa chọn 1 trong những phương án hoạt động là công việc cốt lõi của chứcnăng hoạch định.Đúng.Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất đểthực hiện những mục tiêu đó. Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với nhữngmục đích. Tất cả những người quản lý đều làm công việc hoạch định.Tác dụng của hoạch định là nó giúp nhà quản lý với những lợi ích chính: - Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý - Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn. - Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức. - Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản lý viên khác. - Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài - Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.Hoạch định có thể không chính xác nhưng vẫn có ích cho nhà quản lý vì nó gợi chonhà quản lý sự hướng dẫn, giảm bớt hậu quả của những biến động, giảm tối thiểunhững lãng phí, lặp lại, và đặt ra những tiêu chuẩn để kiểm soát được dễ dàng.11. Quản trị là một hoạt động tất yếu trong xã hội loài người.Đúng.Ngay từ buổi đầu sơ khai của lịch sử nhân loại, con người đã biết quy tụ thành bầy,nhóm để cùng tồn tại và phát triển. Với sự ra đời của các tổ chức, cần có sự gắn kếtgiữa các thành viên, có sự định hướng để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung. Việcthực hiện nhiệm vụ liên kết phối hợp các thành viên trong tổ chức chính là hoạt độngquản trị. Vì vậy quản trị là hoạt động tất yếu của tổ chức mà tổ chức lại là một hiệntượng xã hội loài người.Khái niệm: Quản trị là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản trị lênđối tượng quản trị và khách thể quản trị nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năngvà cơ hội để đạt đc mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.12. Bản chất của tổ chức là sự liên kết các hoạt động các cá nhân hay các bộ phậntrong tổ chức để đạt đc mục tiêu quản trị có hiệu quả.Đúng.Tổ chức là sự liên kết giữa cá nhân, quá trình hoạt động trong tổ chức nhằm thực hiệnmục đích đề ra của tổ chức dựa trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc quản trị của tổchức. Vì vậy bản chát của tổ chức là sự liên kết.Có nhiều hình thức để liên kết: trước hết phải lựa chọn hình thức liên kết nào phù hợpvà có hiệu quả cho tổ chức. Cũng có thể tại cùng 1 thời điểm thực hiện 2 hình thức liênkết cùng một lúc nhưng vẫn phải đảm bảo đc các quy tắc, nguyên tắc luôn phù hợp vớimục tiêu và môi trường. Vì thế tổ chức thực chất là quá trình phân công và phối hợp hoạt động của các cá nhân,tổ chức nhằm đạt đc mục tiêu, mục.13. Điều khiển đươc hiểu như các sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượngbị quản trị.Đúng.Điều khiển là quá trình chủ thể sử dụng quyền lực của mình để tác động lên hành vibên ngoài, bên trong của tổ chức một cách có chủ đích nhằm đạt đc các mục tiêu đã đềra của tổ chức.Khi đã có sự sắp đặt của khâu tổ chức thì mỗi đối tượng quản trị có vị trí, nhiệm vụ cụthể thì quyền lực quản trị khi đó phản ảnh mức độ và phạm vi chi phối và khống chếcho phép của chủ thể quản trị . Trong hệ thống quản trị thì nhà quản trị là chủ thể cócác chức năng quản trị hoạch định, tổ chức, điều khiển tác động đến đối tượng quản trị.14. Nội dung cơ bản của hoạch định chiến lược chỉ bao gồm ấn định trước mụctiêu của tổ chức.Sai.Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu có hệ thống, đòi hỏi sự nổ lực tham giacủa cả lãnh đạo và nhân viên. Do đó để các thành viên có chung một cách tiếp cận,cách hiểu và làm là điều rất cần thiết. Việc ấn định trước mục tiêu của tổ chức chỉ làmột phần trong nội dung cơ bản của hoạch định, ngoài ra còn có việc xác định thờigian, nhân lực, cách tiến hành phụ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường nhất định.15. Suy cho cùng hoạch định là để thực hiện mục đích, mục tiêu của tổ chức mộtcách tối ưu nhất.Đúng.16. Mục tiêu của tổ chức quyết định việc lựa chọn cơ cấu tổ chức.Đúng.17. Sau khi đã ủy quyền cho cấp dưới, nhà quản trị thoát khỏi trách nhiệm đối vớicông việc đã đc ủy quyền.Sai.Ủy quyền quản trị là nhà quản trị cấp trên cho phép cấp dưới có quyền ra các quyếtđịnh về những vấn đề và quyền hạn của mình trong khi người cho phép vẫn đứng rachịu trách nhiệm về công việc đã ủy quyền. Theo định nghĩa thì sau khi đã ủy quyền cho người khác rồi thì nhà quản trị vẫn phảiđứng ra chịu trách nhiệm về công việc đã đc ủy quyền.18. Nắm đc nguyên nhân gây ra hiện tượng cần xử lý là nguyên tắc duy nhất củanhà quản trị khi ra quyết định quản trị.Sai.Khi nắm đc nguyên nhân gây hiện tượng tức là nhà quản trị đã hiểu rõ đc vấn đề đóđến mức có thể định nghĩa đc nó, đây là một trong 3 nguyên tắc của nhà quản trị khi raquyết định quản trị. Người lãnh đạo cần nắm vững 3 nguyên tắc:+ Nguyên tắc về định nghĩa+ Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ+ Nguyên tắc về sự đồng nhất19. Phải kiểm soát việc thực hiện đường lối, mục đích của tổ chức.Đúng.Kiểm soát giúp nhà quản trị chủ động phát hiện ra những sai sót, nhờ có kiểm soát cácnhà quản trị có những giải pháp hợp lý kịp thời tìm kiếm đc những cơ hội, nguồn lựcđể khai thác có hiệu quả thúc đấy tổ chức sớm đạt đc mục tiêu.20. Phương pháp kinh tế và phương pháp hành chính có ưu điểm giống nhau.Sai.Ưu điểm của phương pháp hành chính:- Dễ dàng, nhanh chóng thiết lập tính kỷ luật.- Dễ tạo đc tính thống nhất trong hoạt động- Trong nhiều trường hợp thì mục tiêu của tổ chức đc thực hiện nhanh chóng có hiệuquả nhờ thống nhất mọi sức mạnh cuat mọi thành viên trong tổ chức.Ưu điểm của phương pháp kinh tế:- Phát huy tính sáng tạo của người thực hiện- Được coi là công cụ sắc bén, nhạy cảm và linh hoạt mà các nhà quản trị có thể sửdụng tác động đến hành vi của nhà quản trị.- CHo phép giảm bớt công việc điều hành đôn đốc có tính chất sự vụ của các nhà quảntrị.21. Khi kiểm soát phải đảm bảo nguyên tắc có trọng tâm trọng điểm.Đúng.Kiểm soát có trọng tâm trọng điểm là không kiểm soát dàn trải đó chính là ác "nút" màthông qua đó nhà quản trị có thể nhận rõ đc các mục tiêu của tổ chức và có thể đolường tốt nhất sự sai lệch hoặc có thể cho nhà quản trị biết người chịu trách nhiệm vềsự thất bại hay thành công.22. Quản trị là hoạt động mang tính chất nghệ thuật thuần túy.Sai.Quản trị là hoạt động vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học.23. Khả năng thích nghi của hoạt động quản trị thể hiện ở chỗ chủ thể quản trịluôn thích nghi với mọi đối tượng quản trị.Sai.Khả năng thích nghi của hoạt động quản trị không chỉ thích nghi với mọi đối tượng bịquản trị mà cả đối tượng bị quản trị và chủ thể quản trị đều phải thích nghi.24. Hiệu quả của hoạt động quản trị là thành quả đạt đc sau một quá trình quảntrị.Đúng.Quản trị là sự phố hợp có hiệu quả nỗ lực của mọi thành viên khác nhau trong tổ chứcnhằm đạt đc mục tiêu chung một cách hiệu quả.25. Cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý sẽ cho phép tiết kiệm đc chi phí quản lýĐÚng.Cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý là điều kiện ban đầu để thực hiện thành công các hoạchđịnh. Nếu tạo đc cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý sẽ sử dụng đc nguồn lực một cách tốiưu nhất tạo điều kiện tiết kiệm chi phí quản lý.26. Quyết định quản trị là sản phẩm của cá nhân nhà quản trị chắc chắn sẽ mangtính chủ quan. Đúng.Quyết định quản trị là một hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm đưa ra mục tiêuchương trình tính chát hoạt động của các cá nhân các bộ phận trong tổ chức để đạtđược mục tiêu đã định.27. Khi kiểm soát chỉ cần tiêu chuẩn định lượng.Sai.Khi kiểm soát không chỉ cần tiêu chuẩn định lượng mà còn dựa vào các tiêu chuẩn vềchất lượng và thời gian của nhiệm vụ mà các cá nhân, bộ phân của tổ chức phải thựchiện để đảm bảo cho toàn bộ tổ chức hoạt động có hiệu quả.28. Phương pháp hành chính giải quyết vấn đề nhanh gọn và triệt để.Đúng.Phương pháp hành chính là tổng thể các tác động trực tiếp của chủ thể quản trị lên đốitượng bị quản trị bằng các quyết định mang tính chất bắt buộc đòi hỏi đối tượng phảichấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng. Do đó phương pháp nàygiải quyết các vấn đề rất nhanh gọn và triệt để.29. Chỉ cần phương pháp giáo dục trong tổ chức.Sai.Các phương pháp quản trị là do nhà quản trị lựa chọn, tuy nhiên ko thể tùy tiện lựachọn phương pháp mà còn phải phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Cácyếu tố môi trường, hoàn cảnh, nhân lực, trình độ ảnh hưởng nhiều đến phương phápquản trị, nhà quản trị cũng phải quan tâm nhiều đến ý kiến và nguyện vọng của đốitượng quản trị.30. Thông tin vừa là lao động đối tượng vừa là sản phảm lao động của nhà quảntrị.Đúng.Nhà quản trị vừa phải biết cách khai thác thông tin, vừa phải cung cấp thông tin đến đốitượng quản trị một cách chính xác và nhanh chóng thì mới có thể đưa ra những quyếtđịnh quản trị đúng đắn và nhạy bén nhất. Vì vậy thông tin chính là đối tượng lẫn sảnphẩm của nhà quản trị.31. Muốn đưa ra quyết định quản trị đúng chỉ cần hiểu rò vấn đề được quyết địnhlà đủ.Sai.Để đưa ra một quyết định quản trị đúng đắn nhà quản trị cần thực hiện đầy các bướccủa quy trình đưa ra quyết định quản trị. Nhà quản trị cũng phải nắm rõ các nguyên tắcchính khi đưa ra quyết định:+ Nguyên tắc về định nghĩa+ Nguyên tắc về xác minh đầy đủ.+ Nguyên tắc về sự đồng nhất.32. Thông tin là tiền đề, là cơ sở, là công cụ của quản trị.Đúng.Nhà quản trị bao giờ cũng phải ra quyết định trên cơ sở khai thác xử lý các thông tinmột cách nhạy bén và xác thực. Luôn luôn phải cập nhật thông tin từ nhiều nguồn rồithực hiện tổng hợp thông tin một cách khách quan nhất, từ những thông tin mà nhàquản trị có thể đưa ra những quyết định, hoạch định và thực hiện kiểm soát một cách dễdàng.

Video liên quan

Chủ Đề