Cài đặt lại máy ảnh cho điện thoại

Những người mới sử dụng điện thoại Android có thể còn chưa hiểu hết một số cài đặt nâng cao trên giao diện ứng dụng máy ảnh như giá trị phơi sáng, độ nhạy ISO hay khả năng cân bằng trắng chẳng hạn. Bài viết dưới đây hy vọng có thể giúp bạn làm rõ điều này.

Các điện thoại Android sở hữu những chiếc camera rất phong phú. Những chiếc điện thoại càng cao cấp thì những thiết lập phục vụ cho việc chụp ảnh của nó cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn, nhất là đối với những người mới bắt đầu sử dụng smartphone Android. Bạn cần phải biết cách cài đặt, thiết lập các tính năng cơ bản cho camera để có thể chụp được những bức ảnh đẹp và ưng ý nhất cho mình. Bài viết sẽ giúp bạn thực hiện những bước cài đặt cơ bản nhất cho camera trước khi bắt đầu chụp ảnh.

Bạn cần thiết lập trước vài thông số để có được bức ảnh ưng ý

Giá trị phơi sáng là gì?

Giá trị phơi sáng [Exposure Value] là một giá trị dùng để biểu thị lượng ánh sáng được phép lọt vào ống kính máy ảnh của bạn khi chụp. Có 3 yếu tố liên quan mật thiết nhất tới giá trị phơi sáng là độ nhạy sáng [ISO], tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. Trên điện thoại Android thì bạn hầu như không thể điều chỉnh được khẩu độ ống kính nhưng vẫn có thể kiểm soát được tốc độ màn trập. Bạn có thể thấy được phần thiết lập giá trị phơi sáng [EV] ở trong phần cài đặt [Settings]. Tại đây, bạn sẽ dùng tay điều chỉnh giá trị EV theo hướng + hoặc – tương ứng với giá trị tăng hay giảm độ phơi sáng. Thay đổi EV về hướng tăng sẽ giúp cho bức ảnh của bạn chụp sáng hơn, còn thay đổi về hướng giảm sẽ làm cho bức ảnh trở nên tối hơn. Tuy nhiên, việc thay đổi giá trị EV quá nhiều sẽ khiến cho bức ảnh của bạn mất đi tính chân thật và bị xấu đi. Vì thế, giá trị EV bạn chỉ nên điều chỉnh một lượng nhỏ để phù hợp với môi trường mà bạn đang định chụp là giữa trưa, buổi sáng hay buổi tối.

Điều chỉnh giá trị EV lên xuống tương ứng sự tăng giảm của giá trị phơi sáng

Độ nhạy - ISO

ISO chính là độ nhạy của máy ảnh đối với ánh sáng. Giá trị này càng thấp thì cảm biến của camera sẽ càng ít nhạy hơn với ánh sáng và ngược lại. Trên những chiếc máy ảnh kỹ thuật số thì giá trị này được điều chỉnh bởi cảm biến. Còn với điện thoại Android, dĩ nhiên bạn phải điều chỉnh bằng tay. Trên thực tế, nếu nơi bạn chụp ảnh có lượng ánh sáng nhiều thì bạn cần điều chỉnh giá trị ISO thấp đi để có độ sáng vừa đủ để chụp một bức ảnh có độ sắc nét cao. Nói tóm lại, nên thiết lập ISO ở mức thấp nhất vì càng tăng ISO thì bức ảnh của bạn càng dễ bị nhiễu.

Giảm mức ISO để bức hình không bị nhiễu

Cân bằng trắng

Trên thực tế, không phải cứ vật có màu gì thì khi chụp bức ảnh sẽ phản ánh đúng màu đó. Màu sắc của bức ảnh mà bạn chụp được sẽ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như ánh nắng hay ánh sáng từ bóng đèn nên sẽ không thể hiện được một cách trung thực. Chính vì thế, yếu tố cân bằng trắng [White Balance] chính là giải pháp khắc phục được tình trạng đó. Trên chiếc camera của bạn sẽ có phần để điều chỉnh giá trị này. Nhưng để dễ dàng hơn, bạn nên chọn chế độ Auto để máy tự điều chỉnh.

Điều chỉnh cân bằng trắng để màu sắc trở nên trung thực hơn

Tỉ lệ của bức ảnh

Bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ chiều rộng và chiều cao của bức ảnh nếu như không thích giá trị mặc định của máy. Giá trị tỉ lệ mặc định của máy thường là 16:9 hoặc 3:2 và bạn có thể điều chỉnh lại thông qua những tùy chọn mà điện thoại đưa ra.

Lựa chọn tỉ lệ ảnh mà bạn thích

Geotagging là gì

Đây là tính năng giúp bạn ghi lại vị trí mà mình đang đứng để chụp bức ảnh. Thường thì người dùng sẽ sử dụng ứng dụng GPS để định vị nơi mà mình đang đứng. Đây là một tính năng rất hữu ích để bạn có thể chia sẻ cho bạn bè biết bức ảnh bạn thực hiện ở đâu.

Định vị hình ảnh để mọi người biết bạn thực hiện bức ảnh ở đâu

Lưu hình ảnh vào thẻ SD

Nếu điện thoại của bạn hỗ trợ thẻ nhớ micro SD thì bạn nên lưu các bức ảnh đã chụp vào thẻ nhớ để tiết kiệm dung lượng bộ nhớ trong cho máy. Bạn sẽ phải vào phần cài đặt để thiết lập lại tính năng này [thường thì máy sẽ mặc định lưu ảnh vào bộ nhớ trong]. Tính năng này rất hữu ích khi bạn quay video 4K vì những đoạn video này thường tốn khá nhiều dung lượng.

Lưu hình vào thẻ SD để không tốn dung lượng bộ nhớ của máy

Kết luận

Camera của điện thoại Android càng ngày càng được phát triển hơn, cùng với đó, các thiết lập cũng nhiều hơn. Vì thế, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về các thiết lập trên camera để chụp ảnh đẹp hơn với điện thoại Android và cho ra những bức ảnh chất lượng, nhất là những người mới bắt đầu sử dụng.

CTV Kỳ

Thông tin mang tính tham khảo, nguồn: androidcentral

Như đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi camera không hoạt động trên điện thoại Android, có thể là do thiết bị của bạn không đủ dung lượng trống, lỗi ứng dụng camera không tương thích với các phần mềm của bên thứ 3 mà bạn cài đặt trên hệ thống. Tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu cách sửa lỗi.

Cách sửa lỗi Camera không hoạt động trên Android

Cách 1: Khởi động lại điện thoại Android

Bằng cách khởi động lại thiết bị Android có thể giúp khắc phục một loạt các sự cố, lỗi, bao gồm cả lỗi camera không hoạt động. Thực hiện theo các bước dưới đây để khởi động lại điện thoại Android của bạn:

Bước 1: Đầu tiên nhấn và giữ nút Nguồn điện thoại Android của bạn.
Bước 2: Lúc này trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ pop-up, tại đây bạn tìm và nhấn chọn tùy chọn Restart / Reboot [khởi động lại] và chờ cho đến khi quá trình khởi động lại kết thúc và kiểm tra xem camera trên điện thoại Android đã hoạt động hay chưa.

Cách 2: Tháo pin điện thoại Android

Nếu điện thoại Android của bạn sử dụng pin rời, thử tắt nguồn thiết bị, sau đó tháo pin và chờ khoảng vài phút, lắp lại pin và kiểm tra xem camera trên điện thoại đã hoạt động hay chưa.

Cách 3: Buộc dừng camera

Thực hiện theo các bước dưới đây để buộc dừng camera và sửa lỗi camera không hoạt động trên điện thoại Android:

Bước 1: Đầu tiên mở ứng dụng Settings [cài đặt] trên điện thoại Android của bạn.
Bước 2: Tìm và nhấn chọn tùy chọn Apps [ứng dụng] hoặc Manage Apps [quản lý ứng dụng], tùy vào thiết bị của bạn, sau đó cuộn xuống dưới tìm và nhấn chọn ứng dụng Camera.
Bước 3: Nhấn chọn Force Stop [buộc dừng] để dừng ứng dụng, sau đó khởi động lại thiết bị.

Cuối cùng thử kiểm tra xem camera trên điện thoại Android đã hoạt động hay chưa.

Cách 4: Xóa dữ liệu và bộ nhớ cache camera

Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng không khả dụng, giải pháp sửa lỗi tiếp theo là xóa dữ liệu và bộ nhớ cache ứng dụng camera.

Bước 1: Mở ứng dụng Settings [cài đặt] trên điện thoại Android của bạn =>Apps [ứng dụng].
Bước 2: Tìm và nhấn chọn ứng dụng Camera. Tiếp theo nhấn chọn Clear Cache [xóa bộ nhớ cache] và Clear Data [xóa dữ liệu].
Bước 3: Khởi động lại điện thoại Android của bạn, sau đó thử mở lại camera xem đã hoạt động hay chưa.

Cách 5: Reset lại tất cả tùy chọn ứng dụng

Cách khác để sửa lỗi camera không hoạt động trên điện thoại Android là reset lại tất cả tùy chọn ứng dụng.

Bước 1: Truy cập ứng dụng Settings [cài đặt] trên điện thoại của bạn =>Apps [ứng dụng] hoặc Apps manager [quản lý ứng dụng], tùy thuộc vào thiết bị của bạn.
Bước 2: Tìm và nhấn chọn All Apps [tất cả ứng dụng], sau đó tìm và nhấn chọn biểu tượng menu nằm góc trên cùng bên phải =>Reset App Preferences.

Cách 6: Gỡ bỏ cài đặt các ứng dụng camera của bên thứ 3

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra lỗi camera không hoạt động trên điện thoại Android có thể là do lỗi xung đột với các ứng dụng, phần mềm chụp ảnh của bên thứ 3.

Thử gỡ bỏ cài đặt các ứng dụng, phần mềm chụp ảnh của bên thứ 3 mà bạn cài đặt trên điện thoại và kiểm tra xem camera đã hoạt động hay chưa.

Cách 7: Khôi phục điện thoại Android về trạng thái mặc định của nhà sản xuất

Trường hợp nếu tất cả những cách trên đều không khả dụng, giải pháp cuối cùng để sửa lỗi là khôi phục điện thoại Android về trạng thái mặc định của nhà sản xuất.

Lưu ý: cách này sẽ xóa sạch các dữ liệu và cài đặt trên điện thoại của bạn, vì vậy Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên sao lưu dữ liệu của mình để tránh trường hợp bị mất dữ liệu quan trọng.

Có 2 cách để khôi phục điện thoại Android về trạng thái mặc định ban đầu của nhà sản xuất:

+ Từ Menu Recovery

Bước 1: Tắt nguồn thiết bị Android của bạn.
Bước 2: Nhấn và giữ đồng thời nút Nguồn + nút Giảm âm lượng.
Bước 3: Sử dụng nútÂm lượng để điều hướng đến tùy chọn Factory Reset, sử dụng nút Nguồn để chọn tùy chọn và xác nhận lại.

+ Từ System Settings

Bước 1: Mở ứng dụng Settings [cài đặt].
Bước 2: Trong mục Personal [cá nhân], chọn Backup and reset [sao lưu và đặt lại].
Bước 3: Nhấn chọn Factory data reset và xác nhận lại.

Trên đây là một số cách sửa lỗi camera không hoạt động trên điện thoại Android. Nếu còn thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp như Cách sửa lỗi camera trên Snapchat không hoạt động như thế nào, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.

Có rất nhiều lỗi khiến cho camera trên điện thoại Android của bạn không thể hoạt động, lỗi không mở được Camera thì phải làm sao? Để khắc phục được vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Taimienphi.vn nhé!

Chỉnh sửa ảnh bằng VSCO, căn chỉnh màu cho ảnh selfie đẹp hơn Top ứng dụng Camera tốt nhất cho iPhone 11, 11 Pro, 11 Pro Max Cách sửa lỗi camera trên BlueStacks Cách cắt video trên iPhone không cần dùng phần mềm Cách sửa lỗi Camera trên Macbook đơn giản Cách sửa lỗi camera trên Snapchat không hoạt động

Video liên quan

Chủ Đề