Cách ủ hạt bí đao

  • Trồng trọt
  • Trồng trọt

Trồng bí đao Kỹ thuật trồng bí xanh cao sản cho năng suất cao

By
admin
-
06/01/2020
0
648
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn hay bí đá có kỹ thuật trồng cây không khó. Quả của cây làm thực phẩm phục vụ rau xanh hàng ngày cho mỗi gia đình. Ngoài ra bí xanh còn là nguyên liệu cho công nghiệp bánh kẹo, nước giải khát có giá trị xuất khẩu cao. Bí đao trồng cho năng suất cao, lợi nhuận lớn, cách trồng bí xanh lại không quá khó nên loại cây này được người dân trồng ở nhiều nơi. Hãy cùng tìm hiểu bài viết kỹ thuật trồng bí xanh dưới đây của maylamnong.com để biết thêm nhé!

Đặc điểm sinh vật học của cây bí xanh

Bí xanh là cây ưa ấm thuộc họ bầu bí. Nhiệt độ thích hợp từ 24 28oC. Bí xanh có khả năng chịu hạn khá nhờ hệ rễ khá phát triển. Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 70%, thời kỳ ra hoa kết quả cần độ ẩm đất 70 80%. Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm lớn do mưa hoặc tưới không hợp lý sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Bí xanh có thể làm việc ở vùng đất thịt vừa, hơi nặng song tốt nhất ở trên đất thịt nhẹ và phù sa, PH thích hợp 6,5 8,0.

Kỹ thuật trồng bí xanh leo giàn

1. Thời vụ trồng bí xanh

Vụ đông xuân: Gieo 1/12 15/2

Vụ thu: Gieo 20/8 5/10

2. Xử lý ngâm ủ hạt giống

Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống bí đao theo trình tự như sau:

Trước khi ngâm hạt giống, cần phải phơi nắng nhẹ khoảng 2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nảy mầm tốt.

Cho hạt vào túi vải [túi lưới] ngâm trong nước sạch [ 2 sôi 3 lạnh] từ 3 3,5 giờ [nên để hạt chìm hoàn toàn trong nước]. Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại.

Cuối cùng cho khăn vào bao nylon [polyethylene] cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 28oC 30oC là thích hợp nhất. Sau khi ủ khoảng 2 3 giờ nên mở gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nữa [nếu dư nước hạt sẽ không nảy mầm] sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như quy trình trên.

Thông thường hạt bắt đầu nẩy mẩm khoảng 20 28 giờ sau khi ủ.

3. Làm đất

Để dễ lên giàn bà con nên làm luống rộng: 1,5 2,0m, khoảng cách trồng 40 50 x 80cm, cây cách cây 40 50cm và hàng cách hàng 80cm.

4. Gieo hạt bí đao

Tạo lỗ sâu khoảng 1cm rồi gieo hạt xuống lỗ, mỗi lỗ nên gieo 2 3 hạt, sau đó phủ một lớp đất mỏng và tro trấu hay xơ dừa lên trên. Chú ý mỗi hàng và lỗ gieo cách nhau 40 50cm.

Khi gieo xong phun nước cho đất ẩm. Đặt chậu ươm bên cạnh nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm. Có thể rải Basudin vào đất để phòng trừ kiến gây hại.

Sau 7 10 ngày gieo, hạt sẽ nảy mầm cho cây con có 2 lá mầm nhỏ, lúc này có thể chuyển các cây con sang các bầu đất bằng túi nilon hoặc chậu nhỏ để dễ chăm sóc. Thời điểm khi cây cho 3 5 lá nhám thì mới đem trồng trồng ra luống.

5. Trồng cây con ra luống

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây bí con ra và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

Bà con có thể dùng máy khoan lỗ trồng rau 3A6,5Hp để trồng cây con bí đao.

máy trồng cây cầm tay 3A6,5Hp

6. Chăm sóc cây bí đao

Bí đao cần tưới đủ nước để duy trì độ ẩm nuôi rễ, tuy nhiên chú ý không được để đất bị ngập úng sẽ gây tình trạng thối rễ. Nếu trồng vào mùa mưa thì nên chú ý kiểm tra làm đất cho thoát nước.

Sau khi trồng cây con được 10 ngày thì sử dụng phân DAP pha loãng với nước để tưới vào gốc cây, chú ý tránh tưới vào lá cây. Kết hợp làm cỏ, vun xới gốc cho cây.

Thời điểm cây mọc nhánh và bắt đầu ngả ngọn bò thì tiến hành bón thúc lần 1 với phân chuồng ủ hoại + phân đạm và kali pha loãng với nước vào gốc cây, kết hợp làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.

Nếu trồng bí xanh cho leo giàn thì khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn sẽ tiến hành làm giàn cho bí leo. Sau khi các dây bí leo lên giàn thì cần chỉnh dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh sâu bệnh và lá già cho thông thoáng để giảm sâu bệnh và tăng tỉ lệ đậu trái.

Giai đoạn cây bí xanh ra nhiều nhánh và ra hoa thì cần bón thúc lần 2 với lượng phân chuồng ủ hoại + đạm, ure, lân và kali. Kết hợp tỉa nhánh, mỗi cây chỉ cần giữ lại 2 3 nhánh.

Thời điểm khi cây đậu trái non được 10 ngày thì tiến hành bón thúc lần 3 với hỗn hợp phân chuồng ủ hoại, đạm, kali và urê pha với nước bón cho cây để tăng cường dưỡng chất nuôi quả.

Ngoài các lần bón thúc trên thì có thể sử dụng một trong những loại thuốc Bayfolan, HVP, Komix, Bioted, để phun lá định kỳ cách 7 10 ngày một lần để kích thích giúp cây khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, và sử dụng phân chuồng ủ hoại, mùn mục hoặc tro trấu để bón vào gốc cây.

Ngoài ra, bà con dùng dụng cụ buộc cành cây 3A để buộc các nhánh và ngọn cho cây bí đao được bám chặt vào giàn tránh khỏi bị gãy.

dụng cụ buộc cành 3A

7. Phòng trị sâu bệnh ở bí đao

Bí xanh rất dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, chế độ tưới nước và phân bón không hợp lý thì có thể phát sinh ra một số vấn đề gây hại từ sâu bọ, rầy rệp, bọ trĩ và một số bệnh thường gặp như cây bị héo xanh, thối đốt cây, sương mai.

8. Thu hoạch

Nếu chăm sóc theo đúng kỹ thuật trồng bí xanh như trên thì chỉ sau khi trồng khoảng 3 tháng sẽ cho thu hoạch, hoặc bạn có thể thu hoạch bí non khi trái được 25 30 ngày sau khi đậu trái.

Nếu tiêu thụ bí già hoặc để bảo quản thì khi quả xuất hiện phân trắng, người dân nên cắt vào buổi sáng, để cả cuống, xếp cẩn thận nơi thoáng mát có thể bảo quản quả 1 2 tháng. Bí đao cho thu hoạch bí đao được nhiều đợt tùy thuộc vào việc chăm sóc cây trồng.

Rate this post
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp
Previous articleMột số cách nuôi vịt con nhanh lớn giúp bà con chăn nuôi thành công
Next articleChi tiết kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn hiệu quả cao

Video liên quan

Chủ Đề