Cách trị gà bị phì

Nhu cầu tiêu thụ gà rất cao nên thường được chăn nuôi với quy mô rộng. Trong những năm gần đây, gà đã dần có giá, mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho bà con. Tuy nhiên, nuôi không đúng cách dễ bị bệnh, phổ biến nhất là gà bị chướng diều. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời vật nuôi sẽ chậm lớn, còi cọc và chết sớm.

Biểu hiện gà bị chướng diều

Để biết được gà đang gặp phải tình trạng chướng diều chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây.

  • Đàn gà bị chướng diều đầy hơi thường có biểu hiện diều bị phình to ra, bỏ ăn, cơ thể trở nên yếu ớt. Thậm chí có nhiều con có hiện tượng đi loạng choạng. Vì gà không giữ được thăng bằng do diều phình quá to.
  • Nếu dùng tay sờ vào diều gà, bà con sẽ thấy bộ phận này rất cứng hoặc mềm nhũn. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể phát hiện ra mùi hôi rất khó chịu khi đứng cạnh đàn gà. Do thức ăn lâu ngày ứ đọng ở diều bị lên men.

Nguyên nhân gà bị chướng diều

Diều là một trong những bộ phận chứa thức ăn ban đầu của gà. Trong diều có những enzyme giúp làm mềm thức ăn trước khi chúng được vận chuyển đến những cơ quan tiếp theo. Vì một số nguyên nhân mà thức ăn bị nghẹn lại ở diều. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nên xem:   'Trâu bị tiêu chảy': Nguyên nhân và cách điều trị

Do gà ăn quá nhiều chất xơ

Chất xơ là loại chất giúp hệ tiêu hoá có thể hoạt động một cách dễ dàng hơn. Nếu gà thiếu chất xơ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hoá. Tuy nhiên việc cho gà ăn quá nhiều chất xơ lại khiến gà gặp phải tình trạng nguy hiểm hơn. 

Cỏ, rơm là những chất xơ điển hình thường bị mắc ở diều của gà. Chúng sẽ vón thành cục, không di chuyển được và tắc nghẽn ở diều. Từ đó những loại thức ăn khác cũng không được tiêu hoá. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do gà đã ăn quá nhiều chất xơ. Đồng thời chúng cũng uống ít nước nên không đẩy thức ăn xuống được.

Gà bị bội thực

Gà dung nạp quá nhiều thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng bị chướng diều. Hiện tượng này thường xảy ra ở những đàn gà nuôi để lấy thịt. Chúng được cho ăn thoải mái và không được kiểm soát. 

Cho dù thức ăn sau đó đã được tiêu hoá hết thì diều cũng không trở về trạng thái bình thường được. Hậu quả để lại đó chính là diều bị phình to, dãn ra.

Gà bị nghẽn ruột

Đây là một trong những nguyên nhân nguy hiểm khi gà bị chướng diều. Không phải do thức ăn hay gà ăn nhiều mà do chính ruột của gà. Trong ruột của gà có chứa những khối u khiến thức ăn không thể di chuyển và tiêu hoá. Từ đó dẫn đến tắc ruột, thức ăn không tiêu hoá được sẽ tắc ở diều.

Nên xem:   Khắc phục lợn bị tái phát bệnh tiêu chảy chướng bụng, đầy hơi

Cách chữa gà gà bị chướng diều

Trước khi chữa trị gà chướng diều thì chúng ta cần xác định tình trạng của diều. Có 2 trường hợp được phân ra như sau:

Khi diều gà mềm

Sau khi thăm khám diều cho gà và phát hiện diều của chúng mềm, chướng do chứa đầy thức ăn thì chúng ta cần cho uống men tiêu hoá. Ngoài ra cần thêm những sản phẩm chất điện giải như multivitamin. 

Sau khi chữa xong các bạn cần theo dõi gà trong những ngày tiếp theo. Nếu tình trạng này không thuyên giảm thì có thể gà bị chướng diều do đường ruột. Lúc đó chúng ta cần có những biện pháp can thiệp đặc trị khác.

Khi diều gà căng cứng

Khi sờ thấy diều gà bị căng cứng, chúng ta chữa trị như bên diều gà mềm. Tuy nhiên cần thêm một số lưu ý sau đây:

  • Cắt nhỏ thức ăn trước khi cho gà ăn.
  • Ngâm thức ăn cho mềm ra.
  • Cho gà ăn thành nhiều bữa nhỏ khác nhau, tránh ăn nhiều gây chướng diều.

Sau khi thực hiện hết những cách trên mà gà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể thực hiện một số động tác sau đây:

  • Dùng xi lanh bơm nước vào gốc lưỡi của gà, tránh nước tràn lên đường thở.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng diều của gà để kích thích di chuyển thức ăn xuống cơ quan bên dưới.

Một số bài thuốc dân gian giúp trị gà bị chướng diều

Theo dân gian người ta trị gà bị chướng diều bằng cách trộn tỏi giã nhỏ với thức ăn của gà. Trong đông y tỏi được dùng như một dược liệu giúp tiêu hoa tốt hơn. Ngoài ra nó còn có khả năng phòng ngừa cúm hiệu quả.

Nên xem:   Nan giải cách khắc phục vịt bị liệt chân

Tuy nhiên khi sử dụng phương thuốc này các bạn cũng nên dùng với liều lượng vừa phải. Tránh lạm dụng khiến cho gà bị nóng.

Nếu chữa trị bằng cách dân gian mà gà không khỏi thì các bạn cần gặp những chuyên gia chăn nuôi hoặc bác sĩ thú y để có những biện pháp can thiệp.

Phòng ngừa gà bị chướng diều

Để gà không gặp phải tình trạng trên các bạn cần chăm sóc chúng một cách cẩn thận. Lượng nước uống và thức ăn cần được đảm bảo phù hợp. Không cho chúng ăn thức ăn quá cứng hoặc quá to. Nếu nắm chắc được những kiến thức trên các bạn sẽ có được những đàn gà chất lượng, to khoẻ.

Video hướng dẫn trị gà bị chướng diều

Có rất nhiều câu hỏi về bệnh gà bị chướng diều của các bạn gửi về cho chúng tôi. Cùng với sự hợp tác với kênh VTC16, thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp ở video dưới đây. Hãy cùng đón xem nhé! 

Gà bị chướng diều không phải là tình trạng hiếm gặp. Nó thường xuyên xảy ra ở những đàn gà nuôi để thịt. Các bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện đúng theo các cách trên thì gà sẽ khỏi ngay thôi. Chúc các bạn thành công!

Theo: Nguyễn Hiền

cách nuôi và chăm sóc gà chọi bị tang

Cách trị gà bị tang hiệu quả, gà bị cựa cho uống thuốc gì cực hay không phải ai cũng biết. Các chiến kê sau khi thi đấu ít nhiều gặp phải tình trạng bị tang và phù. Do đó việc chữa trị cho gà để hồi phục hoàn toàn sức khoẻ và thể lực là điều hết sức cần thiết.

Gà bị tang sau đá

Có cách nào trị gà bị tang đúng và đạt hiệu quả tốt nhất? Đây không phải là điều mà ai cũng biết. Bài viết sau của chúng tôi sẽ cung cấp cho các sư kê những thông tin giải đáp về vấn đề trên.

Đọc thêm: cách chữa khò khè cho gà chọi

Gà bị tang là gì?

Nhiều anh em mới chơi chưa biết gà bị tang là sao? Gà bị tang là tình trạng gà sau quá trình thi đấu gặp phải những chấn thương như bầm tím, gãy xương, quắp ngón, phù nề, xỉu…

Những vết thương này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thi đấu của chiến kê nếu như không được chữa trị kịp thời.

Xuất hiện nhiều vế bầm tím

Thuốc trị tang cho gà

Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học thì việc trị tang đã có nhiều loại trên thị trường. Các sư kê có thể sử dụng thuốc tan máu bầm và thuốc kháng sinh tổng hợp [B625, B1000] nhằm tránh cho gà bị nhiễm trùng và lành vết thương nhanh hơn.

Gà bị tang năng cần cho uống kháng sinh

Nếu gà bị đánh cho nôn ra máu thì chủ kê cần phải vệ sinh kỹ diều của gà để làm sạch máu đông bên trong. Sau đó, cần cho gà chọi uống nước mắm nhĩ, và cho gà ở tại nơi ấm áp, kín gió.

cho gà uống nước cua đồng xay bỏ bã

Ngày tiếp theo, xay cua đồng lọc bã rồi cho gà uống. Cách này sẽ rất hiệu quả để gà hồi phục các vết thương bên trong cơ thể.

Cùng với việc sử dụng các loại thuốc, thì việc áp dụng những cách trị thương dân gian cũng đem lại nhiều kết quả tốt. Nếu gà bị phù đầu, phù cổ, chủ kê cần tiến hành làm tan các vết bầm. Tiến hành mở miệng gà, dùng lưỡi lam rạch một đoạn khoảng 0.5 cm ở dưới lưỡi gà, vuốt nhẹ, chậm rãi để gà chảy hết máu bầm.

Trường hợp gà bị thương ở mắt do cựa sắt của gà đối phương đánh phải, cần sử dụng hoa đu đủ để chữa trị.

Hoa đu đủ có tác dụng trị tang hiệu quả.

Dùng hoa đu đủ vò nát, chà lên mắt gà. Mắt bị thương sẽ nhanh lành hơn. Nhiều người còn sử dụng ruồi xanh chà lên mắt, nhưng cách này đem lại hiệu quả không cao.

Nếu chiến kê bị trúng gió, vẹo cổ, sư kê cần dùng dầu gió bóp cho gà 2-3 lần vào chỗ bị đau, và bóp 1 lần trước khi gà ngủ. Trong 1-2 ngày tiếp theo cần quan sát tình trạng của gà đã tiến triển chưa. Cho gà ở trong chuồng kín gió, ấm áp để gà nhanh khoẻ lại.

Nếu gà bị gãy cánh, xệ cánh thì dùng nẹp giữ cố định cánh cho gà. Chăm sóc gà trong chuồng có kích thước nhỏ để tránh việc cử động, đồng thời bổ sung nhiều canxi cho gà. Sau 1 tháng, tháo nẹp để xem gà còn bay được nữa hay không. Nếu cánh vẫn cử động tốt,tiếp tục nuôi dưỡng để thi đấu. Nếu không còn bay được thì để gà nghỉ và thả mái.

Chế độ chăm sóc gà bị tang

Chiến kê bị tang nặng thường rất mệt mỏi và có sức đề kháng rất thấp. Các vết thương gặp phải cũng dễ rất bị nhiễm trùng. Vì vậy, cần cho gà ở trong những nơi ít gió, thoáng đãng, sạch sẽ và đủ ấm. Nếu như vết thương bị nhiễm lạnh thì sẽ phát triển trầm trọng hơn.

Theo kinh nghiệm dân gian thì ở ngày bị thương đầu tiên, không nên cho gà bị tang ăn ngay. Cho chiến kê nhịn đói, rồi ngày sau cho ăn cơm nóng và rau xanh. Các loại đồ tươi như lươn, cá…cũng có thể cho ăn nhưng cần được nấu chín. Chế độ ăn này thực hiện từ khi gà bi tang đến khi gà khoẻ mạnh hoàn toàn.

Tìm hiểu: 3 Công Thức Dinh Dưỡng cho gà đá sung sức

Tham khảo thêm cách trị gà bị tang phải làm sao hiệu quả cao cho anh em nào chưa biết nhé!

Một số lưu ý khi chăm sóc gà bị tang

– Trong quá trình điều trị không vần gà hay om bóp. Điều này sẽ dẫn đến những chấn thương nặng hơn và không thể hồi phục. Cần cho gà nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng hoàn toàn để các vết đau liền lại. Nếu gặp phải tình trạng gãy cánh, gãy chân, quắp ngón…thì bổ sung cho gà chọi các loại thức ăn nhiều canxi để nhanh lành hơn.

Giữ vệ sinh chuồng trại cho gà

– Chuồng trại chăm sóc gà bị tang phải được vệ sinh sạch sẽ, cũng như đảm bảo sự ấm áp. Do sức đề kháng của gà giảm nên cần chú ý phòng các loại bệnh như cúm, marek…khiến gà có nguy cơ chết rất cao.

Trên đây là những thông tin về cách trị gà bị tang. Qua bài viết này, hy vọng các chủ kê đã có cho mình những cách chăm sóc, nuôi dưỡng gà bị tang tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi.

Là một người đam mê gà chọi – Linh sẽ chia sẻ đến anh em những kinh nghiệm chăm nuôi gà chọi của mình. Ngoài ra mình còn cập nhật lịch thi đấu, phát sóng, trực tiếp đá gà từ trừng Thomo Campuchia, Sabong Phillipine… Hy vọng anh em luôn ủng hộ website của mình – dagacuasat2.com

Video liên quan

Chủ Đề