Cách trang trí ban công đẹp

Trang trí ban công đẹp là một trong những cách tô điểm thêm vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà của bạn. Ban công thường xuất hiện tại những công trình nhà chung cư, biệt thự hoặc nhà có từ 2 tầng trở lên. Tuy từng kích thước, loại hình nhà mà chúng ta có thể trang trí cho ban công các mẫu khác nhau.

Dưới đây là những tư vấn, các mẫu ban công đẹp nhất. Mời các bạn tham khảo!

I. Ban công là gì?

1. Khái niệm

Ban công được hiểu là kết cấu nối liền với một bức tường và được nhô ra khỏi mặt bằng nhà, có dầm đỡ bên dưới và gắn lan can an toàn. Thông thường, ban công sẽ được xây với nhà trên 2 tầng. Có 2 – 3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên và có thể sử dụng mái che hoặc không.

Hiện nay, vẫn khá nhiều người nhầm lẫn trang trí ban công với logia. Tuy nhiên, logia là phần ăn sâu vào mặt bằng nhà, không nhô ra giống như ban công, được che chắn bởi trần nhà và chỉ có 01 mặt tiếp xúc với thiên nhiên.

>>>>> Tham khảo ngay: Lô gia là gì? Sự khác nhau giữa lô gia và ban công

Ban công được hiểu là kết cấu nối liền với một bức tường và được nhô ra khỏi mặt bằng nhà, có dầm đỡ bên dưới và gắn lan can an toàn

2. Cấu tạo của ban công

Ban công có cấu tạo bao gồm:

  • Dầm đỡ [nếu ban công hẹp dưới 800mm thì không cần dầm đỡ].
  • Sàn ban công: Được lát gạch men, gạch chống trơn hoặc gỗ,…
  • Lan can: Có thể được làm bằng thép không gỉ, inox, nhôm, kính,…

3. Nguyên tắc thiết kế ban công

a]  Kích thước

Thông thường, độ rộng trang trí ban công có thể là 1m; 1,2m; 2m; 3m; 4m,… song không được tùy tiện xây theo sở thích. Để đạt được công năng và thẩm mỹ, người thiết kế phải tính được độ rộng vừa đủ của ban công, cũng như phù hợp với kiến trúc cảnh quan xung quanh.

Ngoài ra, đối với nhà ống, nhà mặt phố, cần thiết kế ban công theo đúng độ vươn ra đường công cộng, vỉa hè. Cụ thể:

  • Chiều rộng lộ giới nhỏ hơn 6m thì độ vươn tối đa của ban công là 0,6m.
  • Chiều rộng lộ giới từ trên 6m đến dưới 12m thì độ vươn tối đa của ban công là 0,9m.
  • Chiều rộng lộ giới từ trên 12m đến nhỏ hơn 20m thì độ vươn tối đa của ban công là 1,2m.
  • Chiều rộng lộ giới nhỏ hơn hoặc bằng 20m thì độ vươn tối đa của ban công là 1,4m.

Thông thường, độ rộng ban công có thể là 1m; 1,2m; 2m; 3m; 4m,… song không được tùy tiện xây theo sở thích

Lưu ý, nếu ban công vẫn nằm trong lộ giới sau khi nhô ra khỏi mặt tiền thì không cần đáp ứng theo quy định này.

b] Phong thủy

  • Hướng ban công hợp phong thủy nhất là hướng Đông, tức “khí đông lai” sẽ mang lại điềm lành đến cho gia đình. Hoặc bạn cũng có thể hướng ban công về hướng Nam, tức “Huân phong nam lai”. Nó sẽ giúp không gian luôn được thoáng mát.
  • Tránh để ban công hướng Tây hay hướng Bắc. Bởi đây là những hướng có điều kiện thời tiết không tốt, chịu nắng gắt vào mùa hè và hút gió vào mùa đông.
  • Ban công cần có tầm nhìn tốt để đảm bảo độ thông thoáng cho căn nhà và không cần trở vượng khí đến với gia đình.
  • Ban công cần đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt để không ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Đồng thời, trong phong thủy, nước bẩn đọng tại ban công đồng nghĩa với việc nhà luôn tồn tại uế khí. Điều này không tốt cho sức khỏe và vận khí của gia đình.
  • Trang trí ban công bằng cây xanh cần chọn những cây hợp tuổi, hợp mệnh để gia tăng vượng khí cho gia chủ và các thành viên.

Hướng thiết kế ban công hợp phong thủy nhất là hướng Đông và hướng Nam

c] Tính an toàn

Ban công là phần nhô ra của căn nhà, do đó cần có lan can, rào chắn hay lưới an toàn để đảm bảo tính mạng cho con người. Theo đó, chiều cao và khoảng cách an toàn của ban công được được quy định như sau:

  • Chiều cao trang trí ban công chính là chiều cao của thành lan can và phải xây cao tối thiểu 1,1m tính từ mặt sàn tới tay vịn.
  • Khoảng cách giữa các thanh lan can không được quá 10cm. Bên cạnh đó, không nên dùng các thanh thép nhỏ làm thanh chắn ngang, bởi chúng khó có thể đảm bảo được độ bền vững, chắc chắn.

Hiện nay, đối với các tòa nhà cao tầng như chung cư thì ban công cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ rộng, chiều cao của các thanh lan can. Đồng thời, ưu tiên sử dụng lan can được thiết kế từ chất liệu gỗ, inox, sắt uốn, kính để đảm bảo tính an toàn.

>>>>> Xem thêm: 5 ý tưởng không thể bỏ qua khi trang trí ban công nhỏ hẹp

1. Trang trí ban công kiểu Pháp

Trang trí ban công kiểu Pháp hẳn là hình thức không quá xa lạ với những ngôi nhà có kiến trúc theo phong cách châu Âu hay biệt thự

2. Ban công phong cách Nhật Bản

Người Nhật ưa thích sự tối giản và tự nhiên, vậy nên mẫu ban công kiểu Nhật luôn ưu tiên sử dụng những chất liệu thô mộc để đem đến sự ấm áp, gần gũi

Đối với ban công nhỏ hẹp, trang trí ban công theo kiểu Nhật là một lựa chọn sáng suốt

3. Ban công theo phong cách Vintage

Trang trí ban công theo phong cách Vintage cũng được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng

4. Ban công kiểu quầy bar ngoài trời

Chỉ cần ốp gạch men cho phần lan can và thêm vài chiếc ghế là bạn đã có thể biến ban công thành một quầy bar

Quầy bar được tạo thành từ ban công phù hợp để làm nơi thưởng thức những bữa ăn nhẹ với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp

5. Ban công biến hóa vườn treo

Vườn treo cũng là ý tưởng trang trí không tồi dành cho ban công nhà phố

Kể cả với ban công nhỏ hẹp như ở chung cư, bạn cũng có thể thiết kế vườn treo cho khu vực này để tiết kiệm diện tích

6. Sử dụng đèn trang trí

Với những mẫu ban công rộng, bạn có thể biến nơi đây thành một phòng ngủ nhỏ và trang trí thêm các dây đèn led để tạo khung cảnh lung linh, huyền ảo

Trang trí ban công bằng dây đèn led luôn là điểm nhấn hấp dẫn vào ban đêm

Không chỉ vậy, những dây đèn led bóng to cũng đem đến vẻ đẹp độc đáo vào ban ngày cho ban công

7. Ban công lắp kính

Ban công được làm bằng kính đem đến không gian mở và thoáng mát. Theo đó, bạn chỉ cần đặt một bộ bàn ghế hoặc vài chậu cây xanh tại đây là đã đủ có được điểm nhấn ấn tượng 

8. Ban công biến thành vườn rau nhỏ

Biến ban công thành một vườn rau là một ý tưởng tuyệt vời, giúp bạn vừa có thực phẩm sạch cho những bữa ăn, vừa có thêm không gian xanh trong gia đình

Để trồng rau tại ban công, bạn nên sử dụng vườn đứng để tiết kiệm diện tích

9. Thiết kế bể cá nơi ban công

Ban công rộng chính là nơi hoàn hảo để bạn thiết kế bể cá, thỏa mãn đam mê  của bản thân

10. Bố trí xích đu, võng nơi ban công

Nếu muốn biến ban công thành nơi đọc sách hay thư giãn, chắc chắn bạn không thể thiếu xích đu hoặc võng ngồi cho khu vực này

11. Đặt chậu hoa, cây cảnh nhỏ ở ban công

Trang trí ban công bằng hoa hồng được khá nhiều người áp dụng để có được không gian lãng mạn, đa sắc màu

12. Biến ban công thành tiểu cảnh

Nếu bạn sống ở chung cư và không thể có được một khu tiểu cảnh hoàn chỉnh. Hãy thiết kế đài nước tại ban công và trồng thêm một vài cây nhỏ

13. Trang trí ban công phong cách Bohemian

Trang trí ban công theo phong cách Bohemian cũng là ý tưởng tuyệt vời để bạn biến nơi đây thành một nơi nghỉ ngơi, thư giãn

14. Sử dụng bàn treo đặt ở ban công

Bàn treo cũng là cách trang trí ban công thêm phần ấn tượng, độc đáo mà bạn không nên bỏ qua

15. Bàn ghế xếp thông minh tại ban công

Chỉ cần đặt một bộ bàn ghế xếp tại ban công là bạn đã có được một không gian thư giãn hoàn hảo

16. Ghế treo để đu đưa nơi ban công

Ghế treo cũng là món đồ bạn nên cân nhắc chọn lựa để có tạo được không gian đọc sách lý tưởng

>>>>> Xem thêm: Cách thức trang trí ban công nhà ống đơn giản – độc đáo – đẹp mắt

III. Tư vấn thiết kế ban công chuẩn đẹp

1. Kiểu ban công theo phong cách nhà ở

a] Thiết kế ban công cho nhà ở phong cách cổ điển châu Âu

Nếu nhà ở được thiết kế theo phong cách châu Âu, bạn có thể sử dụng ban công sắt uốn với họa tiết cầu kỳ, tỉ mỉ. Theo đó, bạn có thể kết hợp thêm các phào chỉ dưới dầm để đem đến cái nhìn lạ mắt và ấn tượng hơn cho kết cấu này.

b] Thiết kế ban công cho nhà ở hiện đại

Nếu nhà ở theo phong cách kiến trúc hiện đại thì bạn nên ưu tiên những kiểu ban công được thiết kế hình khối vuông vắn, ít họa tiết

Nếu nhà ở theo phong cách kiến trúc hiện đại thì bạn nên ưu tiên những kiểu ban công được thiết kế hình khối vuông vắn, ít họa tiết. Theo đó, phong cách hiện đại thường sử dụng lan can được làm từ inox, gỗ, sắt, thép kết hợp với kính.

Thông thường, họa văn của lan can nhà hiện đại sẽ giống với họa tiết trên cửa sổ để tạo sự đồng bộ, sang trọng và thanh thoát cho tổng thể ngôi nhà.

2. Thiết kế ban công theo loại hình nhà ở

a] Ban công cho nhà ống

Nhà ống là kiểu nhà được xây phổ biến tại những khu vực đông dân cư, trung tâm thành phố, thường có mặt tiền nhỏ. Do vậy, gia chủ không thể tùy ý chọn hướng ban công, mà chỉ có thể thiết kế sao cho phù hợp với kiểu nhà.

Để tiết kiệm diện tích sinh hoạt cho nhà ống, ban công với thiết kế nhỏ gọn là phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến ban công thành phòng ngủ nhỏ để làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

b] Ban công chung cư

Do ban công chung cư được kiến trúc sư thiết kế cùng một kiểu để tạo sự đồng bộ cho công trình. Vậy nên, người mua nhà không thể thay đổi hình dạng, kết cấu, độ rộng của ban công, mà chỉ có thể trang trí thêm để ban công thêm phần đẹp mắt.

Tuy nhiên, tính an toàn của ban công chung cư thường không cao. Do đó, bạn cần có biện pháp gia cố, che chắn bằng các loại lưới, khung chắn. Việc này để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Đồng thời, bạn có thể cải tạo ban công chung cư thành khu vườn mini để tăng hiệu quả sử dụng, cũng như tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

c] Ban công biệt thự

Khi thiết kế ban công cho biệt thự, bạn cần chú ý đến các yếu tố kỹ thuật, kết cấu thi công. Ban công biệt thự cần được đảm bảo kết cấu chịu lực tốt nhất và  phải đạt yêu cầu cao về sử dụng và tính thẩm mỹ. 

Do vị trí nền của ban công cần chịu được tác động trực tiếp của mưa gió, bức xạ mặt trời và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vậy nên, cấu tạo mặt sàn cần đảm bảo tính chống thấm, cách nhiệt và thoát nước tốt. 

Ban công biệt thự cần xây mặt sàn dốc từ 1 – 2% về phía ống thoát nước. Nơi cao nhất của sàn cũng phải thấp hơn sàn nhà tối thiểu 2cm. 

Ban công biệt thự nên được thiết kế hình vòm. Phần lan can sử dụng sắt uốn với đường nét cầu kỳ, tinh xảo để tôn lên được sự sang trọng, đẳng cấp của công trình. Đồng thời, bạn có thể trang trí thêm một số phào chỉ trên vách tường hoặc treo thêm đèn để ban công thêm phần ấn tượng.

3. Thiết kế ban công theo kích thước

a] Ban công kích thước nhỏ

Trang trí ban công kích thước nhỏ

Nếu kích thước ban công không quá rộng, bạn đừng vội nản lòng và dẹp việc trang trí qua một bên. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các đồ vật dạng treo, gắn tường hay thiết kế một hàng rào cây xanh để khu vực này thêm phần bắt mắt.

b] Ban công kích thước rộng

Nếu may mắn có được ban công rộng khoảng 10 – 15m2, bạn hoàn toàn có thể biến đây thành một phòng ngủ nhỏ, khu vườn mini để thư giãn cùng với gia đình.

Chỉ cần những chiếc bàn, ghế, giàn trồng cây xanh, xích đu đơn trên ban công cũng đủ để khiến bạn cảm thấy vô cùng sảng khoái.

>>>>> Xem thêm: 10 ý tưởng trang trí ban công bằng cây xanh và hoa siêu đẹp, ấn tượng

IV. 3 vị trí nên trang trí tại ban công 

1. Trang trí lan can

Lưới lan can thường được dùng cho ban công chung cư, vừa đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, vừa được dùng để làm giàn cây

Rèm, mành là một phần không thể thiếu cho lan can ban công để tiết chế bớt ánh nắng hắt vào trong nhà

Rèm che làm bằng vải bạt cũng được ưa dùng cho phần lan can ban công

Trang trí phần lan can bằng các loại khung, rổ sắt đựng chậu cây nhỏ cũng là ý tưởng vô cùng sáng tạo

Mẫu rổ sắt treo lan can đẹp mắt

2. Trang trí sàn ban công

Ban công chung cư sử dụng sàn gạch sáng màu để mở rộng không gian

Lát sàn gạch cho phần ban công đem đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch

Lát đá cho sàn ban công cũng đang là lựa chọn của rất nhiều người để tạo thành tiểu cảnh nhỏ

Sàn gỗ cũng là ý tưởng không tồi giúp góc nhìn ban công thêm phần ấn tượng

Sàn ban công trải cỏ nhân tạo rất phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ, tạo không gian vui chơi thoải mái, sạch sẽ

3. Trang trí tường 

Ốp gạch cho tường ban công đem đến vẻ đẹp độc đáo, mới lạ và chống thấm, ẩm mốc tốt

Giá treo cây cũng được rất nhiều gia chủ sử dụng để trang trí tường ban công

V. 4 loại cây, hoa nên trồng để có ban công xanh

1. Cây, hoa nhiều nắng, chịu nắng

Hoa giấy rất được ưa chuộng trong trang trí ban công nhà ở, biệt thự

Hoa hồng leo với màu sắc tươi sáng, bắt mắt

Hoa dạ yến thảo với sự pha trộn màu sắc độc đáo, đẹp mắt

2. Cây, hoa ít nắng, ưa bóng mát

Xương rồng là loài cây nằm trong top đầu những loài cây thường được sử dụng để trang trí ban công

Trang trí ban công bằng hoa lan ý cũng là lựa chọn không tồi

Cây lan cẩm cù với hình dáng lạ mắt

Cây hoa lồng đèn với màu sắc rực rỡ

3. Cây hoa, dây leo

Cây móng cọp xanh đẹp mắt

Cây lan hoàng dương với màu vàng tươi sáng, nổi bật

Cây hoa mắt huyền với vẻ đẹp nhẹ nhàng

Cây hoa cát đằng 

4. Sử dụng chậu cảnh 

Chậu cây đặt dưới đất giúp gia chủ thuận tiện cho việc chăm sóc

Mẫu chậu cây treo ban công độc đáo, lạ mắt

Mẫu chậu cây treo thường được sử dụng để trang trí ban công

Trên đây là bài viết tổng hợp những ý tưởng trang trí ban công đẹp mắt, đơn giản. Đừng quên tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới – trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam.

Phương Nguyễn

Phuong Nguyen - Ðược đánh giá là chuyên gia am hiểu và nhạy bén với thị trường tài chính và bất động sản. Không chỉ là một người có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu về lĩnh vực BDS, Phuong Nguyen còn là cây bút viết về thị trường Bất Động Sản cực kỳ ấn tượng

Chủ Đề