Cách trả lời điểm yếu của bạn là gì năm 2024

Cho dù bạn là người rất tài giỏi, thông mình, may mắn hay là người theo đuổi trường phái hoàn hảo thì chắc chắn bạn phải có ít nhất một điểm yếu. Chính vì thế câu trả lời tệ nhất mà bạn đưa cho nhà tuyển dụng chính là “Tôi hoàn toàn không có điểm yếu gì”, hay “Tôi không biết rõ điểm yếu của tôi là gì”. Nếu bạn trả lời những câu này thì xin chia buồn bạn đã bị loại.

Câu hỏi này mục đích chính không phải là dùng để làm khó bạn hay cố tình loại bạn ra khỏi vòng phỏng vấn. Ý nghĩa của câu hỏi này chỉ đơn giản là nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem điểm yếu nào của bạn cản trở bạn nhiều nhất trong công việc cũng như quá trình thích nghi với văn hóa và công việc trong công ty. Nhà tuyển dụng hứng thú lắng nghe cách bạn giải quyết một câu hỏi khó kiểu này. Vây đây chính là lúc để bạn thể hiện sự trung thực của bạn nhưng nên nhớ là chỉ ở một mức độ nhất định thôi. Hãy chắc chắn rằng những điểm yếu mà bạn sắp sửa nói ra không làm hủy đi cơ hội tuyển dụng của bạn.

Quy tắc cần nhớ giúp trả lời phỏng vấn về điểm yếu

Để có thể vượt qua được câu hỏi hóc búa này một cách trơn chu, thì các bạn nên chia câu trả lời của mình ra thành 2 phần là sự thú nhận về điểm yếu và cách khắc phục, quản lý điểm yếu đó như thế nào. Lưu ý, khi áp dụng cách này bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được

+ Những điểm yếu này ảnh hưởng tới bạn như thế nào và …

+ Hướng giải quyết của bạn ra sao để bộc lộ được tính cách và phẩm chất cần thiết cho công việc.

Cách trả lời điểm yếu của bạn là gì năm 2024

Chọn ra những điểm yếu lớn nhất

Nếu bạn muốn đặt vị trí của mình một cách hiệu quả trong các cuộc phỏng vấn thì bạn cần phải điều chỉnh câu trả lời sao cho phù hợp giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bạn. Thông thường khi trả lời cho câu hỏi này, giải pháp thông dụng nhất là:

  1. Sử dụng câu trả lời nói về điểm mạnh nhưng trá hình dưới dạng điểm yếu.
  2. Đưa ra điểm yếu không liên quan đến vị trí ứng tuyển

Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh tới các bạn rằng tuyệt đôi tránh đưa ra những điểm yếu làm kém đi khả năng của bạn tới công việc bạn ứng tuyện hoặc mong đợi từ nhà tuyển dụng.

Cách 1 – Sử dụng điểm mạnh trá hình điểm yếu:

Tại sao mình lại nói là “sử dụng điểm mạnh để trá hình điểm yếu”. Bạn có thể hiểu câu này là điểm mạnh bị sử dụng quá đà

Hãy nhớ tới 2 quy tắc ở phần trên là sự thú nhận và cách khắc phục

Sau đây là một vài ví dụ mẫu về cách trả lời câu hỏi điểm yếu bằng phương pháp sử dụng điểm mạnh trá hình. Đối với nhiều nhà tuyển dụng, phương pháp này có thể gây được ấn tượng tốt khi cho thấy được rằng ngay cả khi bạn có điểm yếu thì đó cũng là điểm mạnh của bạn. Tuy nhiên, rủi ro khi dùng phương pháp này cũng khá cao vì cách trả lời như vậy sẽ bị coi là quá lố.

* Ví dụ 1: điểm yếu của tôi là người hay thích tự phê bình bản thân trong công việc

Mặc dù ví dụ này là nói về nhược điểm là quá soi xét, nhưng

(Sự thú nhận): “Tôi cảm thấy rằng nhược điểm lớn nhất của tôi là quá soi xét và hay tự phê bình bản thân về những việc đã làm hay dự án đã tham gia. Tôi luôn tự hào rằng bản thân tôi là một người luôn hoàn thành công việc xuất sắc mà không có lỗi sai nào. Mặc dù điều đó có lợi cho chất lượng công việc nhưng đôi khi điều đó khiên tôi cảm thấy hơi cực đoan.

(Cách khắc phục): “Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn tới điều đó. Đó chính là sự lãng phí thời của tôi vào việc kiểm tra đi kiểm tra lại một việc đã làm nào đó. Bây giờ, tôi đã biết cách kiểm soát hơn sự quá tỉ mỉ đó vì thế tôi bắt đầu học cách tin tưởng vào bản thân và chất lượng công việc của mình hơn dẫn tới tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể trong công việc”.

* Ví dụ 2: điểm yếu của tôi là thích chiều lòng người khác

Cũng giống như ví dụ một, điểm yếu này thực chất muốn nói rằng tôi là một người hòa đồng.

(Sự thú nhận): “Tôi cảm thấy việc giúp đỡ mọi người ở công sở là rất quan trọng. Trong quá khứ, thường làm việc thêm giờ để giúp đỡ những đồng nghiệp khác. Bởi vì tôi không muốn nhìn thấy họ than phiền. Nhưng sau khi giúp đỡ mọi người, tôi nhận ra rằng, họ quay lại và nhờ tôi giúp đỡ ngay cả những việc rất đơn giản và nó làm ảnh hưởng tới hiệu suất của tôi”.

(Cách khắc phục): “Tôi không muốn nói rằng tôi sẽ không giúp đỡ mọi người nữa. Tuy nhiên, tôi đã học được cách quả quyết hơn, để quyết định xem cái đó có thực sự quan trọng và nó có ảnh hưởng tới công việc của tôi hay không. Nếu tôi không có việc quan trọng phải ưu tiên làm, khi mọi người cần tôi vẫn luôn sẵn lòng giúp đỡ”.

* Ví dụ 3: tôi là một người ôm việc và không dễ tin tưởng người khác

Điểm yếu này cho thấy bạn là rất người chăm chỉ và cầu toàn.

(Sự thú nhận): “Điểm yếu lớn nhất của tôi là hay ôm việc. Khi làm việc theo nhóm, bất kể là việc bé hay việc to, tôi đều muốn tự mình làm từ A – Z vì tôi không tin tưởng vào chất lượng của đồng nghiệp cùng làm trong nhóm với tôi. Chính vì thế, tôi hay cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng kéo dài khi phải ôm quá nhiều việc. Điều này ảnh hưởng đến công việc chính của tôi”

(Cách khắc phục): “Giờ đây, tôi đã học cách tiết chế lại sự ôm việc của mình hơn, tôi đã biết cách ưu tiên những công việc quan trọng để giải quyết trước đồng thời học cách tin tưởng vào đồng nghiệp khi tham gia cùng vào một dự án”.

Với những điểm yếu như vậy, ai còn cần điểm mạnh nữa? Cảm giác như bạn có thể làm mọi việc một cách hoàn hảo và nhà tuyển dụng không cần phải tuyển thêm một ai vì đã có bạn. Điều này nghe thật giả dối. Vì thế nếu bạn sử dụng cách này, hãy khéo léo áp dụng nếu không nguy cơ bị phản tác dụng là rất cao.

Cách trả lời điểm yếu của bạn là gì năm 2024

Cách 2: đưa ra điểm yếu không liên quan

Có lẽ bạn sẽ thích sử dụng các chiến lược điểm yếu vô hại. Một số nhà tuyển dụng có thể xem cách bạn khắc phục những điểm yếu này như một điểm mạnh và đó chính là cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng một cách an toàn mà

Một lần nữa, tôi sẽ sử dụng 2 quy tắc chính một (1) là sự thú nhận và hai (2) là cách khắc phục ở những ví dụ về phương pháp đưa ra điểm yếu không liên quan dưới đây:

(Sự thú nhận): “Tôi đã có một thời gian khó khăn để ngắt kết nối với công nghệ. Tôi luôn mang theo smartphone và laptop mỗi khi đi tới bất cứ đâu. Vì thế, tôi đã phải liên tục kiểm tra email công việc ngay cả ngoài giờ làm việc lẫn ngày cuối tuần”.

(Cách khắc phục): “Tôi đã hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ hạn chế sử dụng công nghệ sau giờ làm, và chú ý hơn đến thực tế cuộc sống – để gia đình tôi, bạn bè của tôi, và những gì đang xảy ra xung quanh tôi tách biệt khỏi công ngh từ đó nó giúp tôi dễ dàng khám phá và kết nối với thế giới thực. Bây giờ, tôi thậm chí còn đọc một cuốn sách in trên giấy thay vì sử dụng điện thoại như trước. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tôi là một người cân bằng hơn, bây giờ. “

Rõ ràng, đây sẽ không phải là điểm yếu để lựa chọn nếu vị trí đang tìm cách yêu cầu được “làm nhiệm vụ” bằng điện thoại của bạn 24/7. Và một số tổ chức cũng muốn và mong đợi bạn làm ngoài giờ lao động. Vì vậy, nếu bạn muốn làm việc cho một trong những công ty thích sử dụng kiểu như vậy thì bạn nên tìm một điểm yếu khác mà không liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.