Cách tính tăng giảm thuần túy trong chăn nuôi

Giúp các trang trại giảm thiểu rủi ro trong sản xuất

Trang trại nuôi tôm trên cát với mức đầu tư lên tới hàng tỷ đồng.

Sự rủi ro tiềm ẩn

Đến nay, tỉnh Quảng Bình có 1.170 TT, tăng 271 TT so với năm 2008. Số TT tăng mà trong đó chủ yếu TT lâm nghiệp là do chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp của tỉnh bắt đầu phát huy hiệu quả. Các hộ trước đây được giao đất, giao rừng nay chuyển sang phát triển kinh tế theo hướng TT lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi mang lại doanh thu lớn.

Theo số liệu của Chi cục phát triển nông thôn Quảng Bình, đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn đầu tư của TT hơn 235 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2008. So với các TT sản xuất trong các lĩnh vực khác thì số vốn và doanh thu của TT chăn nuôi, nhất là nuôi gia súc và TT nuôi thuỷ sản cao gấp nhiều lần. Nếu vốn đầu tư cho một TT trồng trọt bình quân khoảng 100-120 triệu đồng thì vốn của một TT chăn nuôi là 250 triệu đồng, riêng chăn nuôi đại gia súc lên tới 300 triệu đồng và trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản, con số đó khoảng 230 triệu đồng/TT [riêng đối với TT nuôi tôm trên cát thì vốn đầu tư xây dựng hạ tầng lên tới hàng tỷ đồng]. Tất nhiên với số vốn lớn như thế, không phải người dân nào cũng có đủ tiền để đầu tư làm TT mà phải huy động từ nhiều nguồn, trong đó có lượng vốn lớn vay từ ngân hàng.

Từ năm 2005 đến nay, nhờ tác động mạnh mẽ của các chính sách khuyến khích phát triển TT và các dự án phát triển thuỷ sản, trồng rừng, chăn nuôi nên nguồn vốn đầu tư cho kinh tế TT từ các ngân hàng và quỹ tín dụng ở Quảng Bình tăng đột biến. Theo con số thống kê thì nguồn vốn vay từ ngân hàng, quỹ tín dụng chủ yếu đầu tư cho nuôi thuỷ sản [năm 2009 số tiền mà các chủ TT nuôi thuỷ sản vay ngân hàng chiếm 45- 50% tổng nguồn vốn vay]. Trong khi đó nhiều chủ TT chăn nuôi gia súc trên địa bàn đã mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng theo dự án độc lập với lãi suất từ 1,0 đến 1,2%/năm [trước khi được hỗ trợ lãi suất]. Năm 2008 chị Bùi Thị Giang ở phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới đã vay 2,2 tỷ đồng lập TT chăn nuôi gia súc, trong đó thế chấp nhà để vay ngân hàng 1 tỷ đồng, lãi suất 1,2 %/tháng trong vòng 2 năm để nuôi lợn, ba ba trên diện tích 3 ha. Tương tự như vậy, anh Đoàn Mạnh Hùng ở xã Thuận Đức [Đồng Hới] đầu tư 1,4 tỷ đồng cho TT chăn nuôi, trong đó vay ngân hàng gần 1 tỷ đồng với lãi suất 1,2%/tháng. Anh Hùng cho biết: Từ khi Nhà nước có chính sách cho vay vốn được hỗ trợ lãi suất, tôi đến ngân hàng hỏi thì được biết thời hạn vay vốn tối đa là 8 tháng nên việc vay vốn để làm ăn lâu dài như chúng tôi rất khó. Không thể đầu tư cho trang trại mà 8 tháng đã thu hồi được vốn. Ngoài ra có nhiều vướng mắc khi vay vốn được hỗ trợ lãi suất nên có thời điểm tôi quyết định chuyển sang vay vốn với lãi suất bình thường để đỡ lo các thủ tục và chủ động được sản xuất.

Trước đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thuỷ sản ở Quảng Bình thuần tuý theo quy mô hộ gia đình, góp phần quan trọng vào quá trình cải thiện đời sống của người dân. Với mô hình chăn nuôi của kinh tế hộ gia đình, nếu có dịch bệnh xảy ra, hậu quả không thật sự trầm trọng do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, nguồn lực cho sản xuất không lớn và chưa mang tính xã hội. Còn bây giờ xuất hiện nhiều TT rộng 3-5 ha trở lên chuyên chăn nuôi gia súc theo hướng công nghiệp, nuôi thuỷ sản theo hướng thâm canh và bán thâm canh, sản phẩm mà các TT này tạo ra thực sự đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh. Trong trường hợp nếu dịch bệnh xảy ra đối với các TT lớn này thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng đối với bản thân người chủ TT và cả xã hội.

Thời gian qua, dù tỉnh Quảng Bình đã xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm nhưng mới dừng lại ở mức độ nhỏ lẽ, động vật bị bệnh chủ yếu nuôi tại hộ gia đình và chưa ảnh hưởng đến sản xuất của các TT. Thế nhưng, nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát dịch bệnh đối với vật nuôi tại các TT là rất lớn và người chủ TT vẫn chưa hết âu lo.

Giúp các chủ TT giảm thiểu rủi ro?


Trong trường hợp có dịch, TT chăn nuôi này
sẽ gánh hậu quả rất lớn.

Như đã nói, mức đầu tư của TT chăn nuôi và nuôi thuỷ sản lớn hơn nhiều so với các TT khác, điều này cũng đồng nghĩa với hậu quả sẽ rất trầm trọng nếu xảy ra rủi ro đối với các TT. Với lưng vốn của các TT này, họ khó gượng dậy nếu rủi ro xảy ra.

Để giảm thiểu rủi ro hay nói cách khác là hạn chế hậu quả của dịch bệnh, tất nhiên biện pháp phòng trừ là quyết định. Phòng ở đây nên hiểu theo 2 khía cạnh: Một là theo nghiã thông thường, tức là các TT cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp về kỹ thuật khống chế không để dịch bệnh xảy ra. Theo đánh giá của Chi cục Thú y Quảng Bình, về cơ bản các TT chăn nuôi trong tỉnh đã tuân thủ các quy định này và bước đầu đã phát huy hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh. Hai là cần đề phòng khi dịch xảy ra thì cũng không để lại hậu quả nghiêm trọng. Dưới góc độ kỹ thuật, đó là việc xử lý chuồng trại, ao hồ, xử lý gia súc, gia cầm, nuôi nuôi đã bị bệnh hoặc khoanh vùng ngăn chặn không để dịch lây lan. Dưới góc độ về kinh tế, đó là việc giảm thiếu tổn thất cho chủ TT, từ đó ngăn chặn hiệu ứng dây chuyền ra xã hội. Để làm được việc này, cần sự vào cuộc của cơ quan bảo hiểm.

Trên thực tế cho thấy, các chủ TT ở Quảng Bình chưa có khái niệm về tham gia bảo hiểm và tất nhiên Công ty bảo hiểm tỉnh cũng chưa tìm tới người dân để thực hiện dịch vụ này. Và ngay cả đối với các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ, động viên phát triển chăn nuôi, nuôi thuỷ sản nhưng cũng chưa quan tâm để hỗ trợ các chủ TT trong vấn đề này.

Trong bối cảnh đó, hoạt động của một chi hội nuôi tôm Hói Hà xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh [Quảng Bình] đã có một nội dung gần như cơ chế tự bảo hiểm dù chưa thật rõ nét. Điều này thể hiện ở chỗ, nguồn tài chính dùng để hỗ trợ các TT khi bị rủi ro chưa được quy định rõ về mức và cách thức đóng góp của mỗi thành viên trong chi hội. Hiện tại, chi hội dùng khoản phí 100 nghìn đồng/ha và chi phí quỹ hội 20 nghìn đồng/20 triệu doanh thu để để hỗ trợ cho các hộ bị rủi ro.

Một chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi ở Quảng Bình chia sẻ: qua cách làm của chi hội Hói Hà, các chủ TT, tổ hợp tác trong nuôi thuỷ sản cần nghiên cứu để thực hiện cơ chế tự bảo hiểm đối với một số rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Tất nhiên, khi đã ngồi lại với nhau thì cần quy định rõ phí đóng bảo hiểm của mỗi thành viên, cơ chế sử dụng và cách quản lý nguồn quỹ đó.

Trong một chừng mực nào đó, hợp đồng ứng trước vật tư, thức ăn cho gia súc, cho con tôm và bao tiêu sản phẩm đầu ra giữa các TT và doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thương mại cũng là hình thức chia sẻ rủi ro trong sản xuất. Tất nhiên, cơ chế này cần được cụ thể hoá trong hợp đồng kinh tế giữa các chủ TT và doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy, giảm thiểu rủi ro cho các chủ TT chăn nuôi, nuôi thuỷ sản nói riêng, sản xuất TT nói chung được thông qua nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề là chủ các TT phải nắm rõ và lựa chọn hình thức phù hợp với mình thông qua việc định hướng thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các bên với nhau.

Hương Giang

Video liên quan

Chủ Đề