Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Cách tính tỷ lệ lạm phát là một trong những từ khóa được search nhiều nhất trên google về chủ đề cách tính tỷ lệ lạm phát. Trong bài viết này, giaiphapvieclam.com sẽ viết bài viết tổng hợp cách tính tỷ lệ lạm phát mới nhất 2020.

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Tổng hợp cách tính tỷ lệ lạm phát mới nhất 2020.

Phần trăm lạm phát

Bách khoa toàn thư xây dựng Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

% lạm phát (tiếng Anh: Inflation rate) là tốc độ tăng trưởng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính % lạm phát phụ thuộc chỉ số giá tiêu sử dụng hoặc chỉ số giảm phát GDP. tỷ lệ lạm phát đủ nội lực được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm.

Danh mục

  • 1Ý nghĩa
  • 2cách thức tính
    • 2.1Tính theo CPI
    • 2.2Tính theo chỉ số giảm phát GDP
  • 3xem thêm
  • 4tham khảo

Ý nghĩa[sửa | sửa mã gốc]

% lạm phát là thước đo phần trăm giảm xuống sức mua của đồng tiền. Nó là một biến số được sử dụng để tính toán lãi suất thực cũng giống như để điểu chỉnh mức lương.

Cách thức tính[sửa | sửa mã gốc]

Bài chi tiết: Chỉ số giảm phát GDP và Chỉ số giá tiêu sử dụng

Tính theo CPI[sửa | sửa mã gốc]Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là giá tiền của kỳ trước, thì phần trăm lạm phát của kỳ hiện giờ là:

phần trăm lạm phát = 100% x Po – P-1
P-1

Có một số cách thức khác nữa, ví dụ:

tỷ lệ lạm phát = (log Po – log P-1) x 100%

Về mẹo tính ra % lạm phát, hai công thức thường được sử dụng là:

  • căn cứ thời gian: đo sự cải thiện giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian
  • căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ món hàngcông thức này ít đa dạng hơn vì còn phải tính toán sự cải thiện cơ cấu, content giỏ hàng hóa.

Thông thường, số liệu tỷ lệ lạm phát được công bố trên tạp chí hàng năm được tính theo cách cộng tỷ lệ tăng CPI của từng tháng trong năm.

Tính theo chỉ số giảm phát GDP[sửa | sửa mã gốc]tỷ lệ lạm phát 2011 so với năm 2010 được tính giống như sau:

tỷ lệ lạm phát 2011 = 100 x Chỉ số giảm phát GDP 2011 – Chỉ số giảm phát GDP 2010
Chỉ số giảm phát GDP 2010

Do Chỉ số giảm phát được tính bằng GDP giá thực tế/GDP giá gốc so sánh, cho đến nay giá nguồn so sánh là giá 2010, sự biến động về giá nguồn chủ yếu dựa chỉ số giá PPI (trừ ngành nghề thiết lập và lĩnh vực bán và sửa chữa xe có động cơ) nên có thể nói tỷ lệ lạm phát IR tính theo chỉ số giảm phát GDP là % lạm phát tính theo chỉ số giá người bán PPI.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lạm phát
  • Giảm phát
  • Cung ứng tiền tệ
  • Lãi suất

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Áp lực lạm phát trong năm 2022 tại Việt Nam

Thời gian gần đây, đã có ý kiến cho rằng, trong năm 2022 áp lực lạm phát tại Việt Nam khá lớn và nhiệm vụ kiềm chế lạm phát trong năm nay ở mức dưới 4% như Quốc hội đề ra gặp rất nhiều khó khăn; Đề xuất Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, do cầu tiêu dùng còn yếu, lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp, bất chấp giá xăng dầu và một số nguyên vật liệu có thể gia tăng. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước chưa cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Kiểm soát lạm phát giá hàng hóa thế giới phụ thuộc tình hình xung đột ở Ukraine

Những yếu tố tác động đến lạm phát ở châu Âu

Chính sách giảm, giãn thuế, phí, tiền thuê đất hỗ trợ kiềm chế lạm phát

Lạm phát tại Mỹ tăng vượt mọi kỳ vọng lên cao nhất trong hơn 40 năm

Thực trạng lạm phát hiện nay tại Việt Nam

Theo số liệu được Tổng cục Thống kế công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong tháng 3/2022 đã tăng 0,7% so với tháng trước. Sự gia tăng mạnh của CPI trong tháng 3/2022 chủ yếu đến từ 2 nhóm hàng: Giao thông tăng 4,8%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,49%; Các nhóm còn lại có tốc độ tăng giá chỉ từ 0-0,5%, riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,27%.

Sự gia tăng giá cả của 2 nhóm hàng là nhóm giao thông; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng chủ yếu liên quan đến việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine dẫn đến những lo ngại về gián đoạn nguồn cung dầu thô và nguyên vật liệu trên toàn cầu. Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã đẩy giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng mạnh, có lúc lên trên 130 USD/thùng.

Tính trung bình, giá dầu thô tháng 3/2022 đã tăng khoảng 50% so với một năm trước. Trong khi đó, giá cả của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm chủ yếu do sau Tết Nguyên Đán nhu cầu tiêu dùng của người dân trở lại mức bình thường.

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Việc giá cả tăng 1% trong riêng tháng 2/2022 (chủ yếu do nhóm giao thông tăng 2,35%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,54% và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,92%) và 0,7% trong riêng tháng 3/2022 đã dẫn đến một số lo ngại về lạm phát cao trong tương lai, nếu xu hướng tăng của giá dầu và giá nguyên vật liệu trên thế giới tiếp diễn. Tuy nhiên, nếu nhìn xu hướng giá cả trong một thời gian dài hơn, chẳng hạn trong 1 năm, để loại bỏ các yếu tố mang tính mùa vụ, chúng ta có thể thấy một bức tranh khác về lạm phát.

Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2021, CPI trong tháng 3/2022 mới chỉ tăng 2,41%. Đây là mức tăng thấp, nếu so với mức trung bình của giai đoạn 2016-2021 là 2,93%. Nói cách khác, so với cùng kỳ, lạm phát tổng thể tại Việt Nam hiện nay vẫn ở mức thấp trong lịch sử.

Một điểm đáng chú ý khác là mức tăng 2,41% này chủ yếu do giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, giá dầu tăng trong vòng một năm qua đã khiến giá hàng hóa thuộc nhóm giao thông trong rổ CPI tăng 18,29%, đồng thời làm CPI chung tăng 1,77 điểm phần trăm (đây là kênh tác động chính từ việc giá xăng dầu tăng đến lạm phát).

Như vậy, nếu loại trừ tác động của giá xăng dầu, giá cả của các hàng hóa còn lại, tính trung bình, thay đổi không nhiều trong vòng một năm qua. Lạm phát cơ bản tháng 3/2022 so với cùng kỳ năm 2021 cũng chỉ ở mức 1,09% - là mức thấp kể từ năm 2016 đến nay.

Trên thực tế, giá của một số nhóm hàng hóa như đồ uống và thuốc lá, nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình có mức tăng trên 1% so với cùng kỳ, nhưng bù lại giá bưu chính viễn thông và giá dịch vụ giáo dục lại có xu hướng giảm.

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát thấp trong vòng 1 năm qua là do cầu tiêu dùng hiện nay vẫn còn yếu. Dịch bệnh COVID-19 cùng các biện pháp giãn cách xã hội trên quy mô lớn trong năm 2021 đã khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thu nhập và sức mua của người dân bị giảm sút mạnh.

Các số liệu cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi đã tăng từ mức 2,42% trong quý I/2021 lên mức 3,56% trong quý IV/2021. Còn thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý IV/2021 đã giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020. Bởi vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2022 chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, còn nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 1,6%. Nói cách khác, mức tiêu dùng của người dân gần như đứng yên trong vòng 1 năm qua.

Trong bối cảnh cầu tiêu dùng yếu như vậy, mặc dù chi phí sản xuất và vận chuyển tăng mạnh do ảnh hưởng của giá hàng hóa cơ bản trên thế giới, các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thể tăng mạnh giá bán các sản phẩm và dịch vụ. Nói cách khác, do nhu cầu tiêu dùng yếu, giá cả hàng hóa hiện nay vẫn tăng chậm, lạm phát vẫn thấp, bất chấp giá xăng dầu và các nguyên vật liệu tăng mạnh.

Vấn đề đặt ra lúc này là liệu giá xăng dầu có tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới? Tiếp đó, khi kinh tế phục hồi trong năm 2022, nhu cầu tiêu dùng có tăng theo và gây áp lực lên lạm phát hay không?

Triển vọng lạm phát thời gian tới

Qua phân tích ở trên, có thể thấy, về cơ bản, triển vọng lạm phát trong năm 2022 sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: tổng cầu và mức tăng giá các nhiên, nguyên vật liệu, đặc biệt là giá dầu thô, trên thị trường thế giới.

Trước tiên, về tổng cầu, có thể nhận định rằng trong thời gian tới các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phục hồi trở lại, khi Việt Nam đã đạt độ bao phủ vắc-xin ở mức cao, các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ và nền kinh tế được mở cửa trở lại. Thu nhập và sức mua của người dân, do đó, cũng sẽ phục hồi trở lại trong thời gian tới.

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng sau 2 năm tăng trưởng thấp (GDP năm 2020 tăng 2,9% và năm 2021 tăng 2,6%), cho dù nền kinh tế trong năm 2022 tăng trưởng cao (do chỉ phải so sánh với nền thấp), thì sản lượng tuyệt đối của nền kinh tế trong năm nay sẽ vẫn ở dưới mức tiềm năng. Giả sử, nền kinh tế trong năm 2022 tăng trưởng với tốc độ 6,5% như kế hoạch đặt ra, thì tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2020- 2022 mới chỉ đạt mức 4%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong lịch sử.

Với việc sản lượng vẫn ở mức dưới tiềm năng, đà tăng của giá cả trong giai đoạn từ nay đến cuối năm sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do đó, lạm phát cơ bản, nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức thấp. Các số liệu ở Hình 2 cho thấy, kể từ năm 2016 đến nay, lạm phát cơ bản chỉ tăng trung bình 1,6%/năm. Tuy nhiên, với việc tổng cầu vẫn thấp hơn so với tiềm năng, lạm phát cơ bản trung bình trong năm 2022 có thể chỉ xoay quanh mức 1%.

Đối với giá xăng dầu, mặc dù có nhiều bất ổn do tình hình căng thẳng tại Ukraine chưa có hồi kết, nhưng trong trung hạn, có một số yếu tố có thể kiềm chế giá dầu tăng:

Thứ nhất, sau khi Mỹ ngừng nhập khẩu dầu thô từ Liên bang Nga, nước này đã bắt đầu thực hiện kế hoạch tăng sản lượng dầu đá phiến. Điều này khiến nguồn cung dầu thô trên toàn cầu tăng lên.

Thứ hai, sau khi bị một số nước phương Tây hạn chế nhập khẩu dầu mỏ, Liên bang Nga đã tăng xuất khẩu dầu sang các nước như Trung Quốc, Ấn Độ với giá rẻ. Vì vậy, nhu cầu về dầu của Trung Quốc và Ấn Độ trên thị trường thế giới sẽ giảm trong thời gian tới.

Thứ ba, để kiềm chế sự phát triển của dầu đá phiến Mỹ, các nước xuất khẩu dầu OPEC+ sẽ phải điều chỉnh sản lượng để khống chế giá dầu không quá cao trong thời gian dài.

Thứ tư, hiện nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Vì vậy, các hoạt động đầu cơ giá lên đối với các hàng hóa cơ bản nói chung và dầu thô nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, do căng thẳng địa chính trị tại Ukraine cũng như giá hàng hóa tăng cao, đồng thời Fed bắt đầu tăng lãi suất, kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại. Điển hình, Fed mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 xuống mức còn 2,8%, thấp hơn nhiều so với dự báo 4% hồi tháng 12/2021. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc cũng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại. Với triển vọng tăng trưởng thấp hơn, nhu cầu về dầu thô trên thế giới cũng sẽ thấp hơn so với những tính toán trước đây.

Ngay cả khi giá dầu được duy trì ở mức cao như hiện nay, nhiều khả năng lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 vẫn được duy trì ở mức thấp. Nếu giả định giá dầu trong năm 2022 tăng trung bình 50% so với năm 2021 (trong giai đoạn từ năm 1987 đến nay chỉ có 2 năm giá dầu trung bình tăng hơn 50% là các năm 2000 và 2021, Hình 3), thì đóng góp của giá dầu vào mức tăng CPI tổng thể sẽ vào khoảng 1,5% như tính toán của Tổng cục Thống kê. Với kỳ vọng lạm phát cơ bản ở mức 1%, có thể dự báo rằng lạm phát CPI trung bình trong năm 2022 sẽ vào khoảng 2-2,5%.

Hàm ý chính sách

Trong bối cảnh giá dầu leo thang do xung đột Nga – Ukraine và gây áp lực lên giá cả một số mặt hàng tại Việt Nam, đã có ý kiến cho rằng NHNN cần xem xét nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, có một số lý do cho thấy việc thắt chặt tiền tệ trong năm 2022 là chưa cần thiết.

Như đã phân tích, xu hướng giá dầu tăng hiện nay có thể chỉ mang tính ngắn hạn. Việc phản ứng với những biến động khó lường của giá dầu sẽ khiến chính sách tiền tệ và môi trường kinh doanh tại Việt Nam trở nên bất ổn. Với tính bất định cao, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống khi NHNN thắt chặt tiền tệ cũng là lúc giá dầu hạ nhiệt.

Trong khi đó, hiện nay tổng cầu, đặc biệt là cầu tiêu dùng, vẫn còn yếu. Nền kinh tế hiện nay vẫn chưa hoạt động hết công suất. Đây là yếu tố tác động dai dẳng đến tình trạng lạm phát thấp hiện nay trong trung hạn. Bởi vậy, nhiệm vụ trọng tâm của chính sách tiền tệ trong điều kiện hiện nay là tập trung vào quản lý tổng cầu để hỗ trợ tăng trưởng. Chỉ khi nền kinh tế đạt được mức sản lượng tiềm năng, việc thắt chặt tiền tệ mới nên được xem xét.

Kinh nghiệm của Mỹ thời gian qua cho thấy, mặc dù áp lực lạm phát xuất hiện từ đầu năm 2021, nhưng do nguyên nhân dẫn đến lạm phát vượt mục tiêu 2% xuất phát từ phía cung chứ không phải từ phía cầu, nên Fed đã luôn trì hoãn việc tăng lãi suất. Chính sách tiền tệ thắt chặt chỉ được Fed thực hiện từ tháng 3/2022, khi nền kinh tế đạt mức tiềm năng với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,8%, thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Kết luận

Với việc tổng cầu hiện nay vẫn còn ở dưới mức tiềm năng, lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 nhiều khả năng vẫn được duy trì ở mức thấp, khoảng 2-2,5%, bất chấp giá xăng dầu có thể được neo ở mức cao như hiện nay. Vì vậy, chính sách tiền tệ vẫn cần tập trung vào việc quản lý tổng cầu để hỗ trợ tăng trưởng, thay vì phản ứng với những biến động khó lường mang tính ngắn hạn của giá dầu.

Tài liệu tham khảo:

1. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý I/2022;

2. Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình giá tháng 3 và quý I năm 2022;

3. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình hình lao động, việc làm quý IV năm 2021.

(*) TS. Nguyễn Đức Độ - Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính

(**) Bài đăng Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2022

In bài viết

Ngân hàng Nhà nước lạm phát lãi suất chính sách tiền tệ

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

    VinaCapital: Việt Nam chống chịu tốt hơn đối với việc Fed tăng lãi suất và các rủi ro toàn cầu khác

  • Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

    Quy định về dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng

  • Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

    Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất

Tin nổi bật

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Hiện đại hóa quản lý thuế, xây dựng ngành Thuế hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Bộ Tài chính chú trọng kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất

Cách tính lạm phát ở Việt Nam hiện nay

“Mắt xích” đẩy nhanh thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu