Cách tính giá biểu cho thuê phòng theo mỗi thị trường mục tiêu

Tùy thuộc vào hạng sao và các tiện ích kèm theo mà giá phòng khách sạn được chia làm nhiều mức khác nhau. Vậy bạn có biết cách tính giá phòng khách sạn? Và có những điều gì cần biết khi tính giá phòng khách sạn? Hãy cùng Hoteljob.vn đi tìm câu trả lời nhé.

Ảnh nguồn Internet

► Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính giá phòng khách sạn

- Hạng sao: những khách sạn tiêu chuẩn 4 – 5 sao thường có mức giá phòng cao hơn nhiều so với khách sạn 2 – 3 sao.

- Loại phòng: tùy thuộc vào loại phòng là Standard, Superior, Deluxe hay Suite mà mức giá phòng khách sạn cũng khác nhau.

- Vị trí: những khách sạn nằm ở trung tâm, gần các điểm du lịch, có view đẹp sẽ có mức giá cao hơn so với các khách sạn không sở hữu những lợi thế này.

- Thời điểm khách đặt phòng: thường vào mùa cao điểm du lịch, giá phòng khách sạn sẽ cao hơn so với vào mùa thấp điểm vì vào những thời điểm vắng khách, các khách sạn sẽ đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá để thu hút khách đặt phòng.

- Đối tượng khách: với khách đoàn, khách ở dài hạn, đối tác... thường sẽ được đặt phòng với mức giá ưu đãi hơn so với khách đặt phòng bình thường...

Ảnh nguồn Internet

► Các loại giá phòng khách sạn

Giá phòng khách sạn hiện nay được chia làm 2 loại cơ bản là: giá chuẩn và giá đặc biệt.

- Giá chuẩn – Rack rate

Giá chuẩn là mức giá đặt phòng gốc thể hiện trong bảng báo giá của khách sạn và được đăng tải lên trên website của cơ sở lưu trú đó. Giá chuẩn được coi là mức giá cao nhất với từng loại phòng dù là thời điểm đông khách hay vắng khách. Tuy nhiên, không phải khách sạn nào cũng bán được phòng theo mức giá chuẩn này, trừ trường hợp “cầu vượt cung”. Các khách sạn thường sẽ lấy mức giá chuẩn làm cột mốc để đưa ra các mức giá khuyến mãi, thu hút khách du lịch đặt phòng.

Ví dụ, mức giá chuẩn phòng Deluxe của khách sạn là 1 triệu đồng/ đêm, nếu áp dụng chương trình khuyến mãi giảm 30% thì khách chỉ cần chi trả 700.000 đồng để được lưu trú trong phòng này.

- Giá đặc biệt – Special rate

Giá đặc biệt là mức giá ưu đãi mà các khách sạn thường dùng để áp dụng cho các đối tượng khách tiềm năng, khách đi theo đoàn để tăng công suất phòng cho khách sạn. Giá đặc biệt thường được chia thành các loại sau:

  • FIT/ GIT’s rate [Giá hợp đồng với đại lý du lịch]: mức giá này được áp dụng cho các đối tác kinh doanh du lịch đặt phòng cho khách của họ.
  • Online booking rate [Giá bán phòng trực tuyến]: bảng giá này được áp dụng cho các đại lý OTA và GDS – hệ thống phân phối buồng toàn cầu.
  • Corporate rate [Giá hợp tác]: được áp dụng với các đối tác [không có chức năng kinh doanh du lịch] ký kết hợp đồng với khách sạn để đặt phòng cho nhân viên, khách hàng của họ.
  • Special promotion rate [Giá khuyến mãi theo mùa]: mức giá khuyến mãi theo mùa được áp dụng cho khách đặt phòng trực tiếp với khách sạn, tùy thuộc vào các đợt khuyến mãi khác nhau của khách sạn.
  • Package rate [Giá trọn gói]: Mức giá trọn gói được áp dụng với khách đi theo chương trình du lịch đã được hoạch định sẵn [bao gồm nhiều dịch vụ đi kèm] hoặc khách đi theo đoàn nhiều người.
  • Long staying guest rate [Giá dành cho lưu trú dài dạn]: nếu khách lưu trú càng lâu thì mức giá thuê phòng càng giảm.

Ảnh nguồn Internet

► Cách tính giá phòng khách sạn

- Theo phương pháp quy luật ngón tay cái

Với phương pháp quy luật ngón tay cái, việc tính giá phòng được dựa trên mối quan hệ giữa chi phí đầu tư cho khách sạn và giá phòng bình dân. Ví dụ, giả định khách sạn đạt công suất phòng 70%, tương ứng với mỗi 1.000 đồng chi phí đầu tư xây dựng – nội thất là 1 đồng giá phòng. Trong những năm gần đây, phương pháp này được nhiều khách sạn áp dụng để xác định mức giá phòng phù hợp.

- Phương pháp xác định cảm tính theo thị trường

Bạn cũng có thể dễ dàng xác định được giá phòng cho khách sạn mình dựa theo các khách sạn có cùng quy mô trong khu vực với các dịch vụ tương đương nhau. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp này là khiến giá phòng khách sạn của bạn bị tác động lớn từ thị trường, dẫn đến việc khó kiểm soát chi phí và thụ động trước các đối thủ cạnh tranh.

Ms. Smile

Các phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn và ví dụ minh họa khi áp dụng từng cách tính giá thành dịch vụ khách sạn 

Cùng là một lĩnh vực hoạt động khách sạn những mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn khác nhau, thì trong bài viết này sẽ hướng dẫn các phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn để các bạn nắm được và vận dụng vào thực tế

Xuất phát từ đối tượng tập hợp chi phí là hoạt động kinh doanh doanh dịch vụ buồng, còn đối tượng tính giá thành là từng cấp loại sản phẩm dịch vụ buồng, do đó phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn thích hợp là phương pháp tính giá thành trực tiếp và sử dụng kĩ thuật tính giá thành theo hệ số hoặc tính theo tỉ lệ để tính được giá thành từng câp loại sản phẩm dịch vụ buồng.

I/ Các phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn

1/ Theo phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn trực tiếp

Đốii tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình phục vụ buồng, đối tượng tính giá thành là số lượt buồng/phòng cho thuê đòi hỏi phải tính giá thành và giá thành đơn vị; kì tính giá thành phù hợp với kì báo cáo.

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm dịch vụ buồng được tính trên cơ sở chi phí sản xuaất đã tập hợp trong kỳ, chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

Công thức tính như sau:

Tổng giá thành của dịch vụ buồng = Chi phí của sản phẩm dịch vụ buồng dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ - Chi phí của sản phẩm dịch vụ buồng dở dàng cuối kỳ

Giá thành đơn vị của lượt phòng cho thuê [1 ngày đêm] = Tổng giá thành của dịch vụ buồng / Tổng số lượt phòng cho thuê trong kỳ

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn mà phòng cho thuê có nhiều cấp loại khác nhau thì môi cấp loại phòng là một đối tượng tính giá thành riêng, do đó sau khi tính được tổng giá thành sản phẩm dịch vụ buồng, kế toán phải sử dụng kĩ thuật tính giá thành theo hệ số, hoặc tính giá thành theo tỉ lệ đế tính được giá thành từng câp loại sản phẩm dịch vụ buồng.

2/ Phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn theo hệ số

Trình tự thực hiện như sau:

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật, các trang thiết bị, đồ dùng, diện tích phòng, mức độ và tiêu chuẩn phục vụ, vị trí phòng ngủ... để xác định một loại phòng có hệ số bằng 1, từ đó xác định hệ số của các loại phòng còn lại.

- Quy đối số lượt phòng cho thuê thực tế của từng loại phòng thành số lượt phòng theo tiêu chuẩn.

-Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại phòng

 

-Tính giá thành của từng loại phòng

Tổng giá thành phòng loại i = Tổng giá thành dịch vụ buồng x Hệ số phân bổ chi phí phòng loại i

- Tình giá thành đơn vị từng loại phòng

3/ Phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn theo tỉ lệ

Trình tự tính giá thành sản phẩm:

- Chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bố thường được sử dụng là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch.

- Tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

- Tính tỷ lệ giá thành

-Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm:

Tổng giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm dịch vụ buồng = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách sản phẩm dịch vụ buồng x Tỷ lệ giá thành

II/ Đối tượng và kỳ tính giá thành dịch vụ khách sạn

- Đối tượng tính giá thành thường là tính theo từng loại phòng [phòng đặc biệt, phòng loại I, loại II...], cũng có thể là tính gía thành cho một giường ngủ hoặc lượt phòng ngủ căn cứ vào từng loại phòng.

- Kỳ tính giá thành: được thực hiện theo tháng.

III/ Ví dụ minh họa về phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn

Khách sạn A trong tháng 9 năm N thực hiện được 200 lượt buồng ngủ cho thuê trong đó loại buồng đặc biệt được 50 lần buồng loại 1 là 250 lượt, buồng loại 2 là 1700 chi phí định mức cho từng loại buồng ngủ như sau:

- Buồng đặc biệt: 120.000đ/ngày đêm

- Buồng loại 1: 80.000đ/ngày đêm

- Buồng loại 2: 50.000đ/ngày đêm

Tổng chi phí kinh doanh dịch vụ buồng phòng tập hợp trong tháng:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 42.000.000 đổng

- Chi phí nhân công trực tiếp: 113.500.000 đồng 

- Chi phí sản xuất chung: 61.000.000 đồng Tổng cộng chi phí: 216.500.000 đồng Đầu kỳ và cuối kỳ đều không có sản phẩm dở dang Công ty sử dụng buồng loại 2 là hệ số 1 tsinh giá thành thực tế cua từng loại buồng ngủ 1 ngày đêm theo phưong pháp hệ sô chi tiết cho từng khoản mục chi phí

Giải: Tính hệ số quy chuẩn:

Sử dụng buồng loại 2 làm hệ sô' 1

Buồng loại 1 hệ số=80/50 = 1,6    

Buồng loại đặc biệt = 120/50 = 2,4

Quy đổi sản phẩm quy chuẩn: số lượt cung cấp sản lượng quy đổi

Loại đặc biệt = 2,4 x 50 lượt = 120

Loại 1         = 1,6 x 250 lượt = 400

Loại 2         = 1 x 1.700 lượt = 1.700

Tổng sản lượng quy đổi = 2.220

Tính hệ số phân bổ chi phí

H_Loai 1 = 400/2220 =0.18

H_Loai 2 = 1700/2220=0.706

H_buồng đb = 120/2220=0.054

Bảng tính giá thành buồng ngủ Loại đặc biệt

Sản lượng: 50 - Đơn vị tính: 1.000 đồng

Khoản mục

Tổng giá thành dịch vụ buồng

Hệ số

phân bổ chi phí

Tổng giá thành loại đặc biệt

Giá

thành

lngày

đêm

1. Chi phí NVL trực tiếp

42.000

0,054

2.268

45,36

2. Chi phí nhân công trực tiếp

113.500

6.129

122,68

3. Chi phí khác

61.000

3.294

65,88

Cộng

216.500

11.691

233

Bảng tính giá thành buổng ngủ Loạỉ 1

Sản lượng: 400 Đơn vị tính: 1.000 đồng

Khoản mục

Tổng giá thành dịch vụ buồng

Hệ số phân bổ chi phí

Tổng giá thành phòng loại 1

Giá

thành

ngày

đêm

1. Chi phí NVL trực tiếp

42.000

0,18

7.560

30,24

2. Chi phí nhân công trực tiếp

113.500

20.430

81,72

3. Chi phí khác

61.000

10.980

43,92

Cộng

216.500

38.970

155,88

Bảng tính giá thành buổng ngủ Loại 2

Sản lượng: 1.700 Đơn vị tính: 1.000 đồng

Khoản mục

Tổng giá thành dịch vụ buồng

Hệ số phân bổ chi phí

Tổng giá thành phòng loại 2

Giá

thành

ngày

đêm

1. Chi phí NVL trưc tiếp

42.000

1 0,766

29.652

17,44

2. Chi phí nhân công trưc tiếp

113.500

80.131

47,13

3. Chi phí khác

61.000,

43.066

25,33

Cộng

216.500

152.849

89,9

Trên là bài viết các phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn, chúc các bạn thành công !

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

⇒ Cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán trong khách sạn

⇒ Khóa học kế toán nhà hàng khách sạn - Thực hành trên chứng từ gốc

⇒ Cách làm báo cáo thuế - trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn



Các bài viết mới

Video liên quan

Chủ Đề