Cách nháy 1 mắt

Tải về bản PDF

Tải về bản PDF

Nháy mắt là một cách để truyền đạt cảm xúc hay ý nghĩ mà không cần dùng lời nói. Người ta cho rằng hành vi nháy mắt bắt nguồn từ thần thoại Bắc Âu về thần Odin, người đã đổi một con mắt để lấy cơ hội được uống nước từ cái giếng mà sẽ giúp ông trở nên thông thái. Học cách nháy mắt thì đơn giản, nhưng để hiểu ý nghĩa của cái nháy mắt hay khi nào nên nháy mắt thì phức tạp hơn.

  1. 1

    Giao tiếp bằng mắt. Khi bạn nháy mắt với ai, nghĩa là bạn chỉ truyền đạt được ý nghĩ của mình nếu họ thấy bạn nháy mắt. Do đó, trước khi thực hiện ý định, hãy giao tiếp bằng mắt với người mà bạn định nháy mắt.

  2. 2

    Chọn con mắt nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Một số người quen nháy một bên mắt nào đó hơn mắt còn lại, trong khi số khác có thể nháy dễ dàng với cả hai mắt.

    • Bạn hãy nháy thử với từng mắt khi không có ai bên cạnh để xem cách nào dễ hơn.[1]
    • Có thể bạn sẽ thấy một bên mặt “nhăn nhó” hơn bên còn lại khi nháy mắt. Hoặc khi nháy một trong hai mắt, bạn sẽ khó kiểm soát mắt còn lại và khiến cái nháy mắt trông như chớp mắt.

  3. 3

    Hạ thấp mí mắt. Hạ thấp mí mắt của mắt được chọn trong khi không nhắm mắt kia. Khi mới tập nháy mắt, có lẽ bạn phải tập trung khá nhiều để thực hiện đúng.

  4. 4

    Nâng nhẹ cơ má. Bạn có thể phải nâng nhẹ cơ má để giúp mắt đóng hoàn toàn, nhất là khi bạn mới học nháy mắt.

    • Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ bớt phải nâng cơ má.

  5. 5

    Đừng nheo mắt. Cố gắng không nheo con mắt mà bạn muốn giữ cho mở. Với người mới tập nháy mắt, việc cố gắng giữ cho con mắt này mở đôi khi sẽ dẫn đến nheo mắt.[2]

    • Khi mới bắt đầu, hành động nheo mắt này sẽ khó kiểm soát. Tuy nhiên, theo thời gian, bạn sẽ thấy mình bớt nheo mắt dần dần.

  6. 6

    Mở mắt. Sau khi bạn đã nhắm hoàn toàn con mắt cần nháy, hãy mở nó trở lại. Tất cả chỉ có vậy!

  7. 7

    Tập luyện trước gương. Khi mới học nháy mắt, có lẽ bạn nên luyện tập một mình trước gương. Nhìn vào chính mình và tập nháy mắt.[3]

    • Khi đã luyện tập đủ nhiều, hành động này sẽ trông tự nhiên hơn.

  8. 8

    Luyện tập với bạn bè. Khi bạn nghĩ mình đã nắm vững kỹ thuật này thì hãy nhờ một người quan sát bạn nháy mắt. Họ sẽ cho biết bạn nháy mắt có đẹp hay không, hoặc liệu bạn vẫn đang nheo mắt hay trông quá gượng gạo.[4]

    Quảng cáo

  1. 1

    Nói xin chào với một cái nháy mắt. Sau khi biết cách nháy mắt, bước kế tiếp là biết khi nào nên nháy mắt. Người ta thường nháy mắt khi chào hỏi ai đó hoặc khi nói xin chào.

    • Ví dụ, tưởng tượng bạn đang ở bữa tiệc và đang nói chuyện với vài người bạn. Một người bạn khác bước vào phòng, nhưng bạn không muốn ngắt ngang buổi nói chuyện. Bạn có thể nháy mắt để chào hỏi mà không làm gián đoạn buổi nói chuyện.

  2. 2

    Nháy mắt để ra hiệu bạn và đối phương cùng biết điều gì đó. Giống như con mắt bị mất của thần Odin, nháy mắt có thể là dấu hiệu cho thấy bạn biết điều gì đó. Nó thường mang ý nghĩa âm mưu, ngụ ý bạn và người được bạn nháy mắt biết điều gì đó mà người khác không biết.[5]

    • Ví dụ, bạn có thể nháy mắt để cho thấy sự hài hước giữa bạn và người khác. Nháy mắt có thể ngụ ý rằng: “Tôi biết anh hiểu câu nói đùa này cho dù người khác không hiểu”. Đó cũng có thể là cách báo cho người khác biết rằng bạn đang đùa khi nói điều gì đó mỉa mai. Ví dụ, nếu bạn có một anh bạn am hiểu về lịch sử, bạn có thể nói: “Tuần này mình có một bài kiểm tra lịch sử rất gay go. Thật tệ là mình không biết ai có thể giúp mình trong việc này!” và sau đó nháy mắt.
    • Kiểu nháy mắt này cũng có thể được dùng để nói rằng kế hoạch của bạn nên được thực hiện. Nếu nhóm của bạn định mai phục một người bạn khác bằng bong bóng nước, một cái nháy mắt đúng chỗ sẽ báo cho cả nhóm biết “Đi lấy mấy quả bong bóng nước đi!"

  3. 3

    Trấn an người khác bằng cái nháy mắt. Bạn có thể nháy mắt để trấn an ai đó đang gặp khó khăn trong một số hoàn cảnh. Nó cũng tương tự như một cái vỗ nhẹ lên lưng.

    • Ví dụ, tưởng tượng một người bạn của bạn đang đọc diễn văn, và bạn biết họ rất hồi hộp. Nếu bạn có mặt dưới khán giả và anh ta đang nhìn bạn, một cái nháy mắt có thể truyền thông điệp rằng: “Ông có người bạn này đây, đừng lo!”

  4. 4

    Tán tỉnh bằng cái nháy mắt. Nháy mắt cũng có thể là lời chào ngỏ ý tán tỉnh cho ai đó bạn thích.[6]

    • Kiểu nháy mắt này truyền đi thông điệp rằng: “Chào cô gái xinh đẹp!”
    • Một số người thấy nháy mắt chậm hiệu quả hơn cho mục đích này.[7]

  5. 5

    Biết khi nào không nên nháy mắt. Có một số trường hợp mà nháy mắt có thể gây ra sự ngại ngùng hoặc khiến bạn gặp rắc rối. Cụ thể, bạn nên thận trọng khi nháy mắt với người khác giới.

    • Nháy mắt với người khác giới thường được hiểu là hành vi tán tỉnh. Nếu bạn không có ý đó thì nên suy nghĩ kỹ trước khi nháy mắt. Bạn có thể bị hiểu nhầm, nhất là khi người được nháy mắt không biết rõ về bạn.
    • Một cái nháy mắt sai chỗ có thể làm người khác nổi giận, nhất là khi nó ngụ ý rằng bạn không nghiêm túc với họ hoặc đang đề cập đến chuyện tình dục không đứng đắn. Đặc biệt khi bạn ở vị trí quản lý, hãy cẩn thận với các tình huống cần nháy mắt.[8]

    Quảng cáo

  1. 1

    Sử dụng emoji [biểu tượng cảm xúc] để nháy mắt. Trong thế giới hiện đại của điện thoại di động và máy vi tính, sử dụng mắt không phải là cách duy nhất để nháy mắt. Bạn có thể dùng emoji để ra tín hiệu nháy mắt thông qua tin nhắn hay mạng xã hội.[9]

    • Có nhiều kiểu emoji nháy mắt, tùy vào loại điện thoại của bạn, hay mạng xã hội bạn đang dùng, v.v...
    • Emoji nháy mắt thường được dùng để truyền đạt ý nghĩ rằng điều gì đó chỉ là nói đùa, hay để tán tỉnh.

  2. 2

    Nháy mắt bằng emoticon. Trước khi emoji xuất hiện, người ta thường dùng dấu câu để tạo ra khuôn mặt nháy mắt. Một số người vẫn thích cách viết này [gọi là emoticon], vì họ có điện thoại đời cũ hay đang dùng hệ thống email không hỗ trợ emoji. Bạn có thể truyền đạt một cái nháy mắt bằng các cách sau:[10]

    •  ;]
    •  ;-]
    • [-!
    • ~_^

  3. 3

    Sử dụng từ *nháy mắt*. Một cách ít phổ biến hơn để thể hiện nháy mắt trong văn bản hay email đó là đặt từ “nháy mắt” giữa hai dấu ngoặc kép. Cách này có tác dụng tương tự như emoticon hay emoji để thể hiện sự hài hước hay tán tỉnh.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khi tập nháy mắt, một số người cho rằng nên nháy mắt chậm vì điều này giúp bạn luyện các cơ tham gia vào động tác nháy mắt.
  • Nhớ chỉ nháy một mắt chứ không phải cả hai!
  • Khi nháy mắt, nhớ chờ đủ thời gian giữa hai lần nháy. Nếu không, người khác sẽ nghĩ bạn đang bị giật mắt.

Cảnh báo

  • Nháy mắt quá nhanh hay quá thường xuyên sẽ khiến bạn trông như đang bị giật mắt.

Về bài wikiHow này

Trang này đã được đọc 22.252 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Chủ Đề