Cách nhận biết xe oto ngập nước

Xe bị thủy kích là một trong những loại xe người tiêu dùng không nên mua, vì xe có thể bị hỏng hoặc chết máy bất ngờ. Hơn nữa, các bộ phận bên trong xe cũng rất dễ bị ăn mòn và ẩm mốc. Theo kinh nghiệm, người mua có thể nhận biết xe bị thủy kích qua các dấu hiệu dưới đây:

Nghe tiếng máy và tiếng nổ máy

Do bị sửa chữa hoặc thay đổi động cơ nên xe có thể có tiếng kêu lạ. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên đi cùng các thợ sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra xe.

Quan sát toàn bộ ốc, bu-lông bắt máy

Kiểm tra khoang máy nếu có dấu hiệu bùn đất bám trên xe, đây cũng là dấu hiệu xe bị ngập nước.

Kiểm tra khoang máy nếu có dấu hiệu bùn đất bám trên xe, đây cũng là dấu hiệu xe bị ngập nước.

Để xem xe đã bị sửa hay chưa, bạn có thể quan sát toàn bộ ốc và bu lông bắt mấy. Những xe bị thủy kích thì phải tháo toàn bộ máy ra ngoài để làm. Do vậy, người mua cần để ý giắc cắm, đường ống dẫn nhiên liệu, nước làm mát, ốc trên máy xem có dấu hiệu tháo ra hay chưa.

Gioăng đầu bò và nắp máy

Nếu bạn thấy gioăng đầu bò mới toanh hoặc silicon còn mới thì xe có thể bị rã máy rồi.

Quan sát ốc bắt ống xả vào thân máy

Đây là bộ phận dễ nhận biết nhất xem xe đã bị thủy kích hay chưa, vì khi xe bị thủy kích sẽ phải tháo bộ phận này ra. Các ốc này thường có màu nâu gạch do phải chịu nhiệt độ cao, nên khi tháo ra sẽ có vết hoặc nếu được thay mới thì đây cũng là dấu hiệu đáng ngờ.

Nếu nội thất bên trong ẩm mốc và có mùi khó chịu thì chắc chắn xe đã dính thủy kích

Kiểm tra nội thất bên trong

Nếu ẩm mốc và có mùi khó chịu thì chắc chắn xe đã dính thủy kích. Khi đi mua xe cũ, bạn cũng nên tắt điều hòa và đóng cửa lại để kiểm tra mùi ẩm mốc trên xe. Nếu mùi nước hoa quá nồng [chiêu trò của garaga] hoặc có mùi ẩm mốc thì bạn cũng không nên mua loại xe này.

Kiểm tra ngoại thất, chú ý tới phần đèn

Vị trí đèn xe là vị trí khó xóa dấu vết nhất khi xe bị ngập nước. Trong trường hợp thấy dấu hiệu đèn xe bị cậy ra, bị mờ thì chứng tỏ đèn đã bị ngấm nước. Sau đó kiểm tra phần cốp xe và vị trí các ốc vít xem có đúng vị trí hay không. Sờ và lật trải sàn xem có bùn hay bẩn không. Các dấu hiệu trên cũng cho biết về tình trạng giữ gìn và bảo quản của chủ xe.

Theo Car Times

Trời mưa to khiến nhiều con đường, tuyến phố bị ngập nước. Xe máy đi vào rất dễ bị chết máy và hư hỏng nặng. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu được thiệt hại.

TPO - Đối với những người có nhu cầu mua xe đã qua sử dụng, 2 vấn đề được quan tâm rất nhiều là xe có bị ngập nước, thủy kích không.

Khi đi mua xe đã qua sử dụng, ngoài vấn đề về đâm đụng nặng, tính pháp lý của xe, người mua còn quan tâm về việc chiếc xe có bị ngập nước, thủy kích không. Mặc dù 2 khái niệm này thường được nhắc đến song song nhưng thực tế đây là 2 vấn đề khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến chiếc xe theo những cách khau.

Ngập nước là tình trạng xe đỗ thì bị nước ngập vào. Có thể mức độ ngập chỉ tới sàn xe, nhưng một số trường hợp nặng hơn như để trong hầm, nước có thể ngập tới bảng đồng hồ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nội thất xe, hệ thống điện, điện tử.

Trong khi đó thủy kích lại là tình trạng xe đang di chuyển qua khu vực ngập, nước bị tràn vào buồng đốt gây chết máy. Nếu lúc đó người lái cố khởi động lại xe, xy lanh sẽ không thể di chuyển, trong khi vẫn chịu lực tác động của trục cam. Với tình trạng nhẹ, trục khuỷu sẽ bị cong. Với trường hợp nặng, trục khuỷu bị gãy sẽ đâm gây xước, thủng động cơ.

Để sửa chữa xe ngập nước, chi phí có thể chỉ tốn vài chục triệu đồng còn thủy kích có thể sẽ tốn cả trăm triệu. Bên cạnh đó người mua xe cũng không muốn mua một chiếc xe đã phải thay quá nhiều trong hệ thống điện hay phải tháo động cơ để sửa chữa. Do vậy giá xe ngập nước, thủy kích rẻ hơn khá nhiều.

Xác định xe bị thủy kích qua những chi tiết bất thường ở động cơ

Để sửa chữa một xe bị thủy kích, chiếc xe buộc phải tháo phần máy ra để sửa chữa. Nếu xe đi vào đường ngập, bị chết máy, việc sửa chữa chỉ cần thực hiện bằng cách tháo các đường ống nối với động cơ, bugi. Sau đó xúc sạch nước bị đọng.

Như vậy người mua xe cần quan sát các đường ống nối với động cơ, có dấu vết tháo mở không. Ngoài ra còn phải quan sát vị trí các ốc trên động cơ. Xem các ốc này có dấu hiệu xước hoặc mất vết sơn đánh dấu của nhà máy không.

Luôn mở nắp mặt máy và kiểm tra kỹ các ốc trên động cơ.

Việc kiểm tra ốc cần thực hiện kỹ vì có thể nhiều ốc ở vị trí dễ thấy, các thợ làm xe có thể thay bằng ốc mới, sơn lại vết đánh dấu của nhà máy, chỉ có những ốc ở vị trí khuất mới khó thực hiện việc này. Để kiểm tra ốc, cao su ở những vị trí sâu, có thể dùng cách bật chế độ quay phim của điện thoại, sau đó bật đèn flash để toàn bộ hình ảnh sẽ được phóng to, chiếu sáng đủ trên màn hình điện thoại. Bên cạnh đó các phần bụi trên xe ở các góc khuất, khó rửa cũng phải tương đồng với thời gian sử dụng xe.

Ngoài ra người mua xe cũng cần chú ý, một số dòng xe của Mỹ hoặc châu Âu, mỗi cấp bảo dưỡng sẽ phải siết lại các ốc chân máy, khiến các ốc này bị mất vết sơn của nhà sản xuất, có vết xước do vặn. Đây là điều bình thường và không phải lỗi xe.

Kiểm tra xe ngập nước bằng quan sát nội, ngoại thất

Đối với xe ngập nước, có thể kiểm tra đầu tiên bằng cách cảm nhận mùi của nội thất. Khi nước vào, các chi tiết da, nỉ trên xe có thể xảy ra tình trạng mốc. Từ đó tạo ra những mùi khó chịu. Cách kiểm tra mùi nội thất là đóng kín cửa xe, không bật điều hòa để cảm nhận mùi. Nếu có mùi mốc, ẩm hoặc mùi nước hoa quá nhiều có thể đặt nghi vấn chiếc xe từng ngập nước vì các thợ xử lý nội thất thường dùng nước hoa để xóa mùi ẩm.

Dây an toàn ở hàng ghế sau của xe ngập nước sẽ có những vệt ố bất thường.

Tiếp theo là kiểm tra phần dây an toàn. Đây là chi tiết hay được bỏ qua với các xe xử lý ngập. Dây an toàn bằng vải và sẽ được cuộn gọn khi không cài nên sẽ có những đoạn bị biến màu, ố, mốc so với những đoạn khác.

Ngoài ra người mua cũng nên xem kỹ các chi tiết ở khoang máy, khoang cốp. Có thể sẽ có những vị trí kim loại bị rỉ nhanh hơn các vị trí khác. Đây là hậu quả của việc ngập nước.

Kiểm tra qua dịch vụ của hãng và yêu cầu cam kết trên hợp đồng

Với khả năng phục hồi xe tai nạn, thủy kích hiện nay của các gara, xưởng dịch vụ, nhiều thợ xe cũng khó phân biệt được chiếc xe với phần máy, phần điện đã bị tháo ra sửa chữa chưa. Do đó với những người mua xe nên sử dụng dịch vụ kiểm tra xe chính hãng.

Tuy nhiên cũng nên chú ý hỏi chính xác dịch vụ kiểm tra trước khi thực hiện. Một số hãng xe có nhân viên kỹ thuật đủ trình độ, thiết bị sẽ cung cấp cả dịch vụ xác định xe tai nạn, ngập nước. Trong khi số còn lại chỉ có thể kiểm tra được tình trạng xe có bị lỗi, gặp vấn đề gì không khi xe được đưa đến xưởng dịch vụ.

Bên cạnh đó một số người kinh doanh xe cũ cũng gợi ý, khách hàng có thể yêu cầu các gara có cam kết cụ thể, đưa điểu khoản đảm bảo xe không bị ngập nước, thủy kích vào hợp đồng mua bán để đảm bảo quyền lợi của mình.

Tùng Linh

Để giúp người mua có thêm kinh nghiệm trong việc tìm kiếm và chọn lựa xe đã qua sử dụng, tránh tình trạng mua phải những chiếc ô tô ngập nước, ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổng giám đốc Car Mart - đồng thời cũng là một thành viên tích cực của diễn đàn Otofun.net đã đưa ra một số cách quan sát đơn giản.

Tuy nhiên, ông Thịnh cũng khuyến cáo: Người mua chỉ nên áp dụng những kinh nghiệm này trong bước đầu tìm hiểu xe. Còn để xác định một cách chắc chắn, cần đưa xe tới kiểm tra ở những garage có uy tín.

Quan sát đèn xe

Muốn phát hiện một chiếc ô tô từng bị ngập nước hay chưa, cách dễ thấy nhất là quan sát đèn pha của xe. Trường hợp bên trong đèn có vết ngấn nước, ố vàng, vết mờ hoặc những dấu hiệu đã bị cậy ra để lau chùi thì rất có khả năng chiếc xe đó từng bị ngập nước. Tất nhiên, cũng có thể vì các lý do khác mà đã có nước lọt vào trong đèn pha.

Đèn pha, đèn hậu là các bộ phận chịu ảnh hưởng rõ nhất khi bị ngâm nước.

Kiểm tra máy dưới nắp ca-pô

Là nơi tập trung nhiều chi tiết quan trọng vì thế hãy xem xét thật kỹ các dấu vết ở trong khoang động cơ, thậm chí là cả lọc gió. Hầu hết mọi người sẽ không có kinh nghiệm về kiểm tra động cơ nhưng hoàn toàn có thể phát hiện các vết ố bẩn, rỉ sét tại khu vực này.

Soi xét kĩ lưỡng khoang động cơ vì đây là nơi tập trung nhiều bộ phận "đầu não" của chiếc xe.

Ngoài ra, cần chú ý các con ốc phía trên mặt động cơ xem có hiện tượng bị tháo ra hay không. Trong trường hợp nào thì cũng đồng nghĩa với việc thợ đã phải tháo ốc khắc phục, sửa chữa.

Nội thất xe

Sờ, lật thảm trải sàn lên xem có dấu hiệu của các vết bẩn, mốc hay không là cách khá đơn giản để kiểm tra độ khô ráo và sạch sẽ của một chiếc ô tô.

Bên cạnh đó hãy kiểm tra luôn dây đai an toàn của xe, nhất là phần cuối dây xem có bị mốc, ngấn, ố hay có màu khác lạ so với phần còn lại hay không. Cũng đừng quên kiểm tra phía dưới chân phanh, chân ga, đặc biệt là các bu-lông và ốc vít dưới ghế ngồi trên xe. Bởi vì một chiếc xe từng bị ngập nước chắc chắn sẽ để lại những dấu hiệu rỉ sét.

Khi kiểm tra nội thất xe không nên bỏ qua các chi tiết nhỏ như các bu- lông, ốc vít dưới ghế ngồi xe.

Mùi lạ trong xe

Trường hợp trong xe có mùi ẩm mốc, chắc chắn là chiếc xe đó từng ngập nước rồi. Có không ít trường hợp chủ xe dùng nước hoa để át mùi ẩm mốc đi. Để khám phá "bí mật", hãy đóng cửa xe lại, tắt điều hòa, nếu mùi nước hoa quá nồng hoặc mùi ẩm mốc thể hiện rõ thì nên xem xét kỹ hơn trước khi quyết định xuống tiền.

Cốp xe

Khu vực này thường không nhiều người quan tâm nhưng muốn khoang chứa đồ luôn sạch sẽ bạn cần xem xét kĩ lưỡng. Kiểm tra cốp xe bao gồm phần nỉ trải trên cốp xe, xem phần nỉ này có vết ố hay không. Tiếp đó là quan sát phần sàn xe có dấu hiệu bị rỉ sét không, đặc biệt không nên bỏ qua các con ốc vít ở những vị trí kín.

Nên kiểm tra lần lượt từng phần nhỏ trong cốp hậu xe để nẵm bắt các dấu hiệu từng bị ngập nước -thủy kích.

Cẩn thận hơn, người mua có thể nhấc cả lốp dự phòng ra xem liệu có bùn bẩn, hoặc nước đọng lại. Kiểm tra các vị trí tiếp giáp giữa cao su và vỏ xe, lật cao su ra xem từng dấu hiệu bong tróc nhỏ.

Đề nổ

Để kiểm tra xem âm thanh của động cơ có khác lạ hoặc xuất hiện mùi lạ khi xe khởi động, cách tốt nhất là đề nổ máy. Nổ máy cũng là cách để kiểm tra độ hiển thị trên bảng đồng hồ, tình trạng hoạt động của các hệ thống đèn pha, đèn báo rẽ, cần gạt mưa xem chúng có hoạt động bình thường không.

Lái xe lâu thực sự rất tẻ nhạt nếu không có người ngồi bên để nói chuyện hoặc không có âm nhạc. Do đó, bạn lưu ý kiểm tra hệ thống radio, loa. Một số chủ xe còn chi mạnh tay cho hệ thống giải trí, hỏi kĩ các thao tác sử dụng cũng là một cách để đỡ mất thời gian mày mò sau này.

Kiểm tra gầm xe

Quan sát phần gầm là bước quan trọng để kiểm tra xem liệu chiếc ô tô đã từng bị ngập nước, thủy kích hay chưa?

Người mua xe nên yêu cầu chủ xe cho chiếc ô tô lên cầu để kiểm tra gầm xe. Ở đây cần quan sát kĩ các dấu hiệu ăn mòn ở gầm xe như càng A, giảm xóc. Giữa phần hộp số và động cơ nếu có dấu hiệu bị cạy, mở, cần đưa đến xưởng nhờ thợ quen xem cho kỹ. Ngoài ra, cũng có thể yêu cầu chủ xe cho kiểm tra dầu xe.

Lái thử xe

Cuối cùng là chạy thử xe để cảm nhận đầy đủ và tìm những vấn đề có phát sinh khi xe vận hành. Khách mua xe khởi động nguội động cơ, nhờ người đứng phía ngoài xem hộ có khói từ ống xả hay không, lắn nghe tiếng nổ của động cơ có gì bất thường hay không.

Sau đó nên tăng tốc và cảm nhận về những yếu tố như chân ga, hệ thống phanh, hệ thống lái, sự ổn định của thân xe khi vào cua tốc độ cao, cũng như theo dõi mức tiêu hao nhiên liệu của xe.

Ảnh Thanh Quyết

Video liên quan

Chủ Đề