Cách làm giò bẫy cu đất

Hiện nay, cách bẫy phổ biến mà hiệu quả nhất đó là bẫy giò cắm. Đồ nghề đi bẫy cần bộ bẫy giò cắm và chim mồi hoặc loa có tiếng chim cu, bội úp chim cu. Muốn bẫy giò chim cu gáy mồi đất hiệu quả thì các anh em cần phải biết cách huấn luận chim cu gáy [ hoặc anh em mà bẫy bằng tiếng chim cu gáy mp3 chuẩn ko lẫn tạp âm và giọng trong ] và biết nhiều cách cắm trên nhiều địa hình khu vực khác nhau.

Cách huấn luận cu gáy mồi đất.
Đối với bẫy bằng cu mồi thì các anh em phải chọn cu mồi chuẩn và có 2 loại giọng thổ đồng và thổ sấm. Các anh em luyện mồi cần phải kiên nhẫn và cần phải cho đi bẫy để tiếp xúc với chim rừng cho quen. Khi các anh em luyện mà thấy chim cu gáy cả ngày và để con chim cu khác vào mà thấy chim mồi mình gù nhiều là anh em mang xuống núi đi bẫy được rồi. Anh em cần nuôi chim mồi vào trong bội trước để cho chim mồi mình đã quen với lồng bội, khoảng 2 tuần trước khi mang đi bẫy.

Cách cắm bẫy giò cu gáy mồi đất hiệu quả.
– Chúng ta cần cắm bẫy giò nghiêng khoảng 60oC, vì đặc tính của chim đi hay vẫy chân, cắm nghiêng bẫy giò rất dễ dính khi chim cu bắt đầu tiếp xúc đến cu mồi.
– Khi đặt bội thì nên đặt bội ở những chỗ dâm mát vì khi đi bẫy trong thời gian dài mà để cu mồi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời sẽ làm cho cu mồi nóng và kiệt sức.
– chiều cao dò khi cắm xuống mặt đất cách đất khoảng 1-1,5cm. Vì khi cắm sát xuống đất sẽ bị dính vào móng chim cu gáy, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của chim bổi.
– Khi cắm bẫy anh em nên sửa lại bẫy giò, thường là dây cáp hay bị lệch, nên vuốt lại thành hình chữ C.
– Nên chọn những dây liên kết và những dây siết chân thì nên có màu tối giống màu đất nó ngụy trang rất tốt, và chim cu khó phát hiện.

Hình ảnh cách cắm giò cu gáy mồi đất.

Cách cắm giò bẫy chim cu gáy mồi đất hình chữ V và cách cắm giò hình hàng rào.

Giới thiệu cho anh em cách cắm giò bẫy chim cu gáy mồi đất mà giáp ranh bìa rừng hoặc hàng rào chắn. Đây là cách cắm bẫy giò cu đất hiệu quả. Các giò cắm được liên kết với nhau thành một đường dài. Ưu điểm cách cắm này là chim cu gáy chưa vào đến nơi là đã dính ngay. Cắm kiểu này thì hơi lộ nên phải phủ lá cây hoặc cỏ phía dưới để ngụy trang bẫy giò cắm. Nên chọn những giò cắm có dây cáp nhỏ và màu sắc dây liên kết các chân giống màu đất. Cách này rất hiệu quả ở những nơi hẹp về diện tích.

Cách cắm giò bẫy chim cu gáy mồi đất nơi đất trống trải. 

Đối với cách cắm này, anh em ít nhất phải có 4 bộ giò bẫy chim cu gáy. Cách cắm này rất là hiệu quả, chim cu đi theo hướng nào cũng bị dính vào bẫy cả. Ở những nơi đất trống thì kiểu đặt bẫy này mang lại hiệu quả cao. Cách cắm bẫy này cũng có nhước điểm là rất dễ lộ nên anh em cũng phải ngụy trang bẫy giống như cách cắm bẫy giò hình chữ V và cách cắm hình hàng rào.

Cách cắm giò bẫy hình chữ Z [ hay còn gọi là hình zíc zắc ].

Cách cắm bẫy chim cu gáy hình chữ Z áp dụng trên những bờ ruộng hay trên các bờ cao, ưu điểm kiểu cắm này là cần ít bộ bẫy giò mà vẫn hiệu quả và rất khó phiện hiện bẫy, chim bổi mà đi vào giữa thì chắc chắn là bị siết chân. Nhược điểm kiểu cắm này chỉ bẫy được ở giữa, không bẫy được ở hai bên. Nếu như bờ ruộng nhỏ thì nên áp dụng theo cách này vì bờ ruộng nhỏ sẽ cắm đủ rộng ra hai phía.

Cách căm giò bẫy hình xương cá [ hình chữ T ].

Cách cắm hình xương cá hay hình chữ T áp dụng đối với địa hình bờ [ bờ ruộng ]. Cách cắm giò bẫy hình xương cá này có ưu điiểm là cắm trong cắm ngoài, bẫy được hai hướng. Chim bổi vào hướng nào thì cũng bị dính bẫy và rất khó thoát ra được. Cách cắm nào cũng có nhược điểm là không cắm được xung quanh bội úp. Nếu chim bổi đậu gần bội úc thì rất khó dính. Nếu như còn dư giò cắm thì nên cắm xung quanh bội up.

Đây là cách cắm bẫy giò cu gáy đơn giản và hiệu quả. Nếu anh em có bẫy bằng tiếng thì cũng áp dụng tượng tự những kiểu cắm bẫy giò những kiể như trên. Nhưng chim cu gáy rất nhát và thính nên anh em cần phải ngụy trang cái loa phát.

Chủ Đề