Cách gọi tầng của các vùng miền

Khái niệm thế nào được gọi là tầng trệt, phân biệt với tầng lửng và tầng lầu là thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng với Nhà Đất Mới giải đáp các câu hỏi này.

1. Khái niệm tầng trệt

Tầng trệt được hiểu đơn giản là tầng đầu tiên và được đánh số 1. Tiếp theo trên tầng đó sẽ là tầng thứ 2, thứ 3, cứ tính lên liên tiếp như vậy. Còn tầng nằm ở phía dưới sẽ là tầng hầm, có ký hiệu chữ B trong từ Basement. 

Theo hướng từ tầng trệt đi xuống thì với khu vực có thiết kế nhiều tầng hầm sẽ được ký hiệu các chữ cái là B1, B2, B3,… 

Ở nước ta, theo vùng miền, miền Bắc thường gọi tầng trệt chính là tầng 1 và lầu 1 chính là tầng 2. Tại miền Nam thì tầng trệt là tầng 1, tầng 2 sẽ được coi là lầu 1. 

Lầu đầu tiên, ngay mặt đất của một công trình gọi là trệt

Còn ở đa số các nước Châu Âu thì tầng trệt tiếng Anh là Ground floor được gọi với cái tên tầng ngay trên mặt đất. Và tầng này được gán con số “0” thay vì số 1 hoặc không đánh số. Kế trên của tầng số 0 là tầng 1, chính là tầng đầu tiên.

Tại đất nước Mỹ cũng như nhiều phần thuộc Canada nói tiếng Anh thì quy ước tầng trệt là 1st floor [first floor]. Tầng ngay trên nó sẽ là 2nd floor [second floor] và cứ đánh số tiếp lên.

2. Quy định độ cao tầng trệt

Chiều cao của tầng này được quy định cụ thể trong xây dựng như sau:

  • Với trường hợp lộ giới có chiều rộng hơn 20m thì chiều cao này tối đa là 7m. 
  • Nếu lộ giới có chiều rộng dao động trong khoảng từ 7 -12m thì chiều cao chỉ 5,8m.
  • Nếu chiều rộng của lộ giới từ 3,5m trở xuống chiều cao tiêu chuẩn chỉ là 3,8m. 

Chiều cao được cho là lý tưởng nhất mà nhiều người áp dụng cho ngôi nhà của mình dao động trong khoảng từ 3,6 – 4,5m. 

Nhà nước có quy định đối với chiều cao của tầng trệt khi xây dựng

Xem thêm: Tầng lửng là gì?

3. Phân biệt tầng trệt với tầng lầu

Tầng với lầu là tên gọi mà ngay cả những sinh viên kiến trúc hay kiến trúc sư cũng rất dễ nhầm lẫn. Để sử dụng cách gọi đúng chuẩn bạn cần nắm được 2 lưu ý quan trọng sau:

  • Với các công trình cao tầng, khi đề cập đến tầng trệt có nghĩa là tầng 1. Các tầng tiếp trên sẽ gọi lần lượt là là tầng 2,3,4,…
  • Trường hợp nói lầu thì cách dùng từ đúng là: trệt, lầu 1, lầu 2,…

Như vậy, trường hợp gọi là tầng thì tầng 1 sẽ là nền trệt. Còn khi gọi là lầu thì lầu 1 sẽ được hiểu là sàn tầng 2.

Mặt bằng bố trí không gian trệt

4. Phân biệt với tầng lửng

Tầng lửng hay gác lửng, gác xép không được tính là một tầng chính thức trong tổng thể của ngôi nhà. Còn tầng trệt chính là một tầng chính thức.

Cả gác lửng và trệt đều có thể có mục đích sử dụng giống nhau như: làm phòng chức năng [phòng khách, nhà bếp, không gian sinh hoạt chung,…]. 

Gác lửng và trệt được sử dụng với các mục đích khác nhau trong cùng một ngôi nhà

Với những ngôi nhà có diện tích hạn hẹp, bị giới hạn thì không gian trệt thường được sử dụng làm chỗ để xe. Tầng lửng sẽ làm kho để đồ. Tùy thuộc mục đích, nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể bố trí không gian gác lửng và trệt cho phù hợp.

Hy vọng qua đây bạn đọc đã nắm được những thông tin cần biết về tầng trệt. Từ đó vận dụng phù hợp trong cách nói cũng như xây dựng nhà ở cho đúng quy định của Nhà nước.

17:10 - 14/05/2020

Khái niệm nhà thông tầng, tầng trệt, tầng lửng là gì, cao bao nhiêu, tầng mái tum có tính là 1 tầng không, viết tắt tầng G, hầm để xe B1 tiếng Anh là gì.

Có lẽ bạn đã nghe đến các thuật ngữ về tầng hay lầu như tầng tum, tầng lửng, thông tầng,... nhưng chưa hiểu hết về chúng, nhất là khi xây dựng nhà ở cần nắm rõ những khái niệm này để có kế hoạch xây dựng theo đúng nhu cầu. Hãy cùng ancu.me tìm hiểu tầng trệt là gì cũng như hiểu rõ hơn về tầng tum, tầng lửng, nhà thông tầng và các ký hiệu tầng hầm là có nghĩa là gì qua bài viết sau:

Định nghĩa tầng và lầu

Hiện nay, không có khái niệm tầng và lầu trong luật xây dựng. Tên gọi khác nhau về tầng và lầu thường theo vùng miền. 

Ở cùng một vị trí cao độ nhưng hai cách gọi này lại khác nhau hoàn toàn. Miền Bắc gọi tầng sát mặt đất là tầng 1, tiếp theo là tầng 2, tầng 3,... Trong khi miền Nam gọi tầng sát mặt đất là tầng trệt còn những tầng tiếp là lầu 1, lầu 2, lầu 3,... 

Tại châu Âu gọi tầng trệt là ground floor - tầng sát mặt đất, các tầng tiếp theo là tầng 1 [first floor], tầng 2, tầng 3,... Còn tại Mỹ gọi tầng trệt là first floor, tầng tiếp theo là tầng 2,... Tầng bên dưới tầng trệt là tầng hầm [B - basement], nhiều tầng hầm thì đánh số B1, B2,...theo hướng trên xuống.

Tầng trệt là gì?

Tầng trệt nghĩa là gì? Tất các các công trình đều có tầng trệt, tức là tầng ngay sát mặt đất. Tầng này thường không đánh số và sẽ ký hiệu là G. Các tầng tiếp theo là tầng 1, 2, 3,... Như đã nói, miền Bắc thường gọi tầng trệt là tầng 1.

Gia chủ nên sử dụng các vật liệu thân thiện để tạo nên không gian sinh hoạt chung hài hòa nhất ở tầng trệt, tạo được kết nối với toàn bộ không gian nhà ở. Vì nằm ở tầng thấp nhất của nhà nên tầng trệt thường bị thiếu sáng. Giải pháp tốt nhất là lắp cửa kính để đón được ánh sáng từ bên ngoài. Cửa kính cũng giúp cách âm và mang lại thẩm mỹ cao nên được sử dụng khá nhiều hiện nay.

Tầng trệt là tầng sát mặt đất và được gọi là tầng 1 ở miền Bắc

Tầng trệt nên cao bao nhiêu? Chiều cao tầng trệt nhà ống, nhà cấp 4,... khá quan trọng vì nó cần đảm bảo theo quy định của luật xây dựng và cũng ảnh hưởng đến không gian sống cũng như trang trí nội thất. Chiều cao tầng trệt hợp lý sẽ tạo cảm giác thoải mái, thoáng đãng hơn. Một số quy định chiều cao tầng trệt để bạn tham khảo:

  • Lộ giới nhỏ hơn 3,5m thì tầng trệt cao tối đa 3,8m
  • Lộ giới rộng 7-12m thì tầng trệt cao tối đa 5,8m
  • Lộ giới rộng hơn 20m thì tầng trệt cao tối đa 7m

Chiều cao tầng trệt lý tưởng vào khoảng 3,6-4,5m. Không nên xây tầng trệt cao quá đá tạo cảm giác lạc lõng và phần nào mất đi vẻ ấm cúng của nhà ở.

Tầng lửng là gì?

Một số công trình có tầng lửng, vậy mục đích xây tầng lửng để làm gì? Tầng lửng có tính là 1 tầng? 

Tầng lửng là chỉ gác xép [mezzanine], một tầng trung gian của ngôi nhà và không được tính thành tầng chính vì chiều cao tầng lửng chỉ khoảng 2.2 đến 2.5m, chiếm ½ đến ⅔ diện tích tầng trệt [tầng trệt cao khoảng 4.5-5m để không tạo cảm giác bí bách]. Tầng lửng thường nằm ở tầng 1 và tầng trệt công trình.

Trước đây tầng lửng thường có ở những ngôi nhà mái bằng. Theo thời gian phát triển kiến trúc, nhà tầng lửng hiện đại hiện hữu ở nhiều kiểu nhà khác nhau.

Tìm hiểu chi tiết thêm về các thông tin Tư vấn luật nhà đất trên ancu.me.

Tầng lửng giúp gia tăng thêm diện tích sử dụng

Những ngôi nhà lớn thiết kế thêm tầng lửng để ngôi nhà thêm phần thẩm mỹ mà lại thông thoáng hơn. Trong khi đó, những ngôi nhà diện tích nhỏ thì xây tầng lửng để tạo thêm phòng cho gia đình, làm nơi sinh hoạt như làm bếp, phòng ăn hoặc để đồ đạc, gác lửng làm phòng ngủ, phòng thờ, phòng đọc sách, để đồ,... 

Đối với những gia đình kinh doanh buôn bán, tầng trệt để xe và kho thì có tầng lửng để sinh hoạt và nghỉ ngơi là vô cùng hợp lý.

Theo quy định xây dựng tại Việt Nam, tầng lửng có thể chiếm 80% diện tích sàn nhà nhưng sẽ bị phạt nếu lấp ô thông tầng ở tầng lửng vì bị tính là một tầng.

Các loại tầng lửng hiện nay:

- Tầng lửng phía trước: cách thiết kế này khiến ngôi nhà tạo được ấn tượng mạnh, nếu được phối màu phù hợp sẽ thu hút mọi ánh nhìn. 

- Tầng lửng phía sau: đây là cách khá phổ biến trong các ngôi nhà phố, mang đến cái nhìn mới mẻ cho phòng khách nhưng nó cũng có thể khiến không gian chật chội hơn cho những ngôi nhà nhỏ.

- Tầng lửng bên hông: thiết kế như này tạo nên sự mới lạ và vô cùng độc đáo, chỉ có thể áp dụng cho những ngôi nhà rộng.

- Tầng lửng trong phòng: cách này áp dụng cho phòng nhỏ để có thêm không gian sử dụng hoặc tạo sự riêng tư.

- Tầng lửng công nghiệp: ở các khu công nghiệp, người ta lắp đặt tầng lửng ở những nơi có trần cao như nhà kho và có thể tháo lắp di chuyển dễ dàng.

Xem thêm các khái niệm tim tường, thông thủy, cách tính diện tích xây dựng hiện nay.

Tầng tum là gì?

Tầng tum nhà là gì? Đây là tầng cuối cùng của ngôi nhà, thường kết hợp với phòng ngủ và như là phần che chắn cầu thang lên sân thượng. Mục đích xây tầng tum thang là để chống nóng, giúp các phòng ở tầng dưới giảm hấp thụ nhiệt ngày nắng nóng, đặc biệt giúp tăng diện tích sử dụng và cũng giảm chi phí xây dựng.

Theo quy định, mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái sẽ không được tính vào số tầng của nhà ở.

Bạn hay nghe đến nhà 2 tầng 1 tum, vì sao những ngôi nhà 2 tầng thường có tầng tum như vậy? Đó là bởi tầng tum làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho nhà ở, bổ sung thêm phòng sử dụng, nhất là ở những ngôi nhà thành phố thường có không gian hạn chế, có thể xây tầng tum làm phòng ngủ hoặc phòng thời.

Những lưu ý khi xây dựng tầng tum 

Những lưu ý khi xây tầng tum theo mục đích sử dụng:

- Tầng tum làm phòng ngủ: sẽ phù hợp làm phòng đơn cho người lớn vì ở tầng cao không thích hợp cho trẻ nhỏ, gia chủ nên sử dụng rèm che hoặc tường thạch cao để tạo không gian riêng tư vì ở cạnh lối cầu thang đi lại.

- Tầng tum làm phòng thờ: nhiều gia đình chọn tầng tum làm nơi thờ cúng gia tiên để riêng tư và yên tĩnh hơn, vì phòng thờ không cần diện tích quá lớn nên việc này khá thích hợp.

- Tầng tum làm nơi thư giãn: dành cho những ai thích khoảng không gian bên ngoài, tận hưởng gió mát và gần gũi với thiên nhiên thì đây là một cách sử dụng tầng tum lý tưởng. Chỉ cần đặt một bộ bàn ghế, kệ nhỏ xinh và có góc nhìn rộng để nhìn ra bên ngoài là vô cùng hoàn hảo.

- Tầng tum là nơi trữ đồ: cũng có thể sử dụng tầng tum để cất giữ những đồ không hay sử dụng, hoặc là nơi để hong quần áo những khi trời mưa.

Thông tầng là gì?

Bạn có lẽ đã từng nghe đến nhà thông tầng, vậy thông tầng là gì? Thông tầng trong dân gian còn gọi là giếng trời, khoảng trống nhỏ xuyên suốt theo chiều cao của ngôi nhà. Có thể thiết kế ở trung tâm nhà, bếp hay cầu thang,.. tùy theo sở thích và kích thước của gia chủ.

Thiết kế thông tầng nhà phố thêm thoáng mát, phong cách

Cách thiết kế thông tầng nhà phố giúp nhà ở thoáng mát do luồng gió dễ len lỏi vào nhà, tận dụng được ánh sáng tự nhiên và gần gũi với không gian bên ngoài hơn, nó cũng góp phần làm giảm chi phí xây dựng. Về phong thủy, nhà thông tầng giúp khí lưu thông, từ đó có nhiều năng lượng tích cực, đón nhận nhiều may mắn cho gia đình.

Giếng trời thường sử dụng kính chịu lực để hạn chế bụi bẩn cũng như mưa bên ngoài và hết sức an toàn vì được gia cố bằng kim loại. 

Tầng G, M, B là gì?

Một số tòa nhà bạn sẽ bắt gặp ký hiệu tầng M, tầng G trong thang máy, ý nghĩa của nó sẽ tùy thuộc vào từng nơi.

Ở Mỹ đặt tầng trệt chính là tầng 1, nếu tòa nhà có cả tầng trệt và tầng 1 thì sẽ ký hiệu là tầng M [Main Floor] hoặc tầng G [viết tắt của Ground]. Nếu có tầng lửng giữa tầng 1 và tầng 2 thì tầng lửng này vẫn được coi là tầng G hoặc tầng M.

Ở châu Âu, tầng trệt ký hiệu là tầng G hoặc tầng 0, những tầng tiếp theo là tầng 1, 2, 3,...

Ký hiệu viết tắt của tầng hầm 

Ở Việt Nam, tầng trệt ký hiệu là G, tầng hầm ký hiệu là B [basement]. Bạn có thể sẽ thấy các ký hiệu B1, B2,.. ở các tầng hầm đậu xe. Vậy tầng B1 là gì? Đó chính là khi tòa nhà có nhiều hơn 1 tầng hầm sẽ ký hiệu là tầng B1, B2,... hướng từ trên xuống dưới. 

Tầng hầm chung cư sâu dưới đất sẽ không được tính là tầng của một công trình bởi theo quy định số tầng của công trình là các tầng trên mặt đất, tầng tum và tầng nửa hầm.

Hi vọng với những thông tin về khái niệm các tầng trong xây dựng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc tòa nhà. Bạn có thể xem thêm các thông tin và kinh nghiệm xây dựng nhà ở vô cùng chi tiết có trên ancu.me.

Xem thêm:  Quy định, mẫu giấy phép sửa chữa nhà chung cư và đơn giá sửa chữa.

Video liên quan

Chủ Đề