Cách điều trị tắc nghẽn mạch máu chân

Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Tắc mạch máu chi dưới là tình trạng một phần hay toàn bộ chi dưới không được cung cấp máu để đáp ứng nhu cầu hoạt động sinh lý bình thường. Bệnh trong không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể gây hoại tử chi dưới, thậm chí tử vong. 

Tắc mạch máu chi dưới

Bệnh tắc động mạch chi dưới là một trong những rối loạn tuần hoàn thường gặp. Trong đó một số đoạn mạch máu bị hẹp dần rồi bị bít tắc hoàn toàn dẫn đến giảm lượng máu tới chi dưới. Từ đó làm mất khả năng nuôi dưỡng vùng chi dưới đồng thời sinh ra những biến chứng đau cách hồi. Bệnh có thể xảy ra do các mảng xơ vữa, các huyết khối bám trên thành mạch làm cản trở sự lưu thông máu.

Nguyên nhân gây bệnh

Tắc mạch máu chi dưới được hình thành chủ yếu do các mảng xơ vữa, các cục máu đông, huyết khối, chấn thương mạch máu.

Nguyên nhân do cục máu động: Các cục máu đông di chuyển từ vị trí khác gây ra tắc mạch máu, đặc biệt hay gặp trong bệnh tim mạch. Chủ yếu do loạn nhịp tim, bệnh lý van tim, phình vách liên thất,… Ngoài ra bệnh còn do bệnh lý của động mạch như: phình động mạch, mảng xơ vữa mạch bị loét.

Nguyên nhân do chấn thương: các chấn thương trên mạch máu gây đụng dập mạch, từ đó hình thành nên các khối huyết gây tắc mạch máu hoặc chèn ép gây tắc mạch.

Nguyên nhân do huyết khối: các huyết khối có thể làm hẹp lòng mạch, dần dần gây tắc nghẽn. Một số bệnh lý phình động mạch, đa hồng cầu, ung thư,… cũng dẫn đến hình thành huyết khối.

Biểu hiện của tắc mạch máu chi dưới

Dấu hiệu nhận biết tắc động mạch chi dưới thường không khó, các triệu chứng của bệnh khá điển hình. Một số dấu hiệu cơ bản như:

- Đau: tình trạng đau có thể thay đổi theo thời gian bệnh khởi phát, vị trí cũng như mức độ tắc nghẽn mạch.

- Xanh nhợt: khi sờ vào chi dưới thấy lạnh, da xanh nhợt.

- Mất mạch: Khi bắt mạch mu chân không thấy mạch cần siêu âm Doppler ngay để chẩn đoán xác định.

- Rối loạn cảm giác chi: có khoảng 50% người bệnh có cảm giác tê bì, dị cảm.

- Liệt vận động: Đây là dấu hiệu khi bệnh đã tiến triển nặng, tiên lượng xấu cho người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán tắc mạch máu chi dưới

Nếu người bệnh có những dấu hiệu như mô tả phía trên thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán sớm và chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp gấp khoeo chân, mu bàn chân. Nếu không tìm thấy mạch đập hoặc mạch đập yếu hơn bình thường thì nghĩ ngay đến tắc mạch máu. Ngoài ra thông qua siêu âm mạch máu hoàn toàn có thể phát hiện vị trí tắc nghẽn, mức độ tắc. Hiện nay một số bệnh viện đã có đầy đủ trang thiết bị tiên tiến có thể chỉ định chụp mạch máu trên DSA, chụp cắt lớp từ đó xác định được chính xác vị trí mạch tắc, nghẽn.

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay điều trị tắc động mạch chi dưới phương pháp tối ưu và bệnh nhân ít đau nhất là đặt ống stent. Dụng cụ can thiệp: các dây dẫn, ống thông gắn bóng, stent được đưa vào vị trí tổn thương, tắc nghẽn trên mạch máu. Ống thông khi đưa vào vị trí tắc nghẽn sẽ giúp mở rộng lòng mạch, giữ cho mạch không bị hẹp lại. Khi lòng mạch được mở thông, phục hồi như bình thường máu được lưu thông, các triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng. Đồng thời các vết loét, tổn thương sẽ được phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên trong trường hợp chi dưới hoại tử bắt buộc phải tiến hành cắt bỏ.

Một số phương pháp phòng ngừa tắc động mạch chi dưới

Cách tốt nhất để phòng ngừa tắc mạch máu chi dưới là duy trì lối sống lành mạnh. Cụ thể:

- Ngừng hút thuốc lá

- Theo dõi và điều trị huyết áp

- Kiểm soát đường huyết nếu bạn đang bị tiểu đường

- Tập thể dục thường xuyên, phù hợp với tình trạng sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Giảm nồng độ cholesterol trong máu

- Ăn thực phẩm ít chất béo đã bão hòa. Bổ sung trái cây, rau quả ngũ cốc,…

- Ngăn ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì

- Chăm sóc bàn chân kỹ càng. Thường xuyên quan sát, tránh tình trạng bàn chân bị phỏng bị đứt, báo ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện vết loét

Trên đây iSofHcare đã cung cấp một số thông tin bổ ích về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách chẩn đoán và điều trị tắc mạch máu chi dưới. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 83 67 hoặc tải ứng dụng iSofHcare để được tư vấn và giải đáp ngay nhé.

Mong muốn lớn nhất của Đội ngũ iSofHcare là giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sức khỏe và bệnh tật. Để bảo vệ mình và người thân, cách tốt nhất là phải có kiến thức.

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

.

Cập nhật lúc: 22:47, 06/03/2017 [GMT+7]

Chỉ trong vòng 2 tuần qua, tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã có một số trường hợp bị hoại tử ở bàn chân, cẳng chân phải tháo ngón, cắt cụt bàn chân, cẳng chân do bị bệnh viêm tắc động mạch chi dưới lâu ngày không điều trị.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Tứ [ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất] bị cắt bỏ một ngón chân cái ở bàn chân trái bị hoại tử do tắc động mạch lâu ngày.

TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết đa phần bệnh nhân không biết mình bị tắc mạch máu do không có biểu hiện gì rõ rệt. Khi có các biểu hiện đau nhức ở bắp chân, bắp đùi, gặp khó khăn khi đi bộ, thậm chí cả lúc nghỉ ngơi, nhiều người hay nghĩ đó là bệnh của tuổi già, hoặc các bệnh đau khớp, đau dây thần kinh.

* Đừng chủ quan khi đau nhức chân

Đến khi phát hiện được bệnh viêm tắc động mạch chi dưới thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đơn cử, trường hợp ông Nguyễn Văn Tứ [ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất] bị đau nhức ở chân phải suốt nhiều tháng qua, uống thuốc giảm đau nhưng vẫn không hết. Ngón chân cái của ông ngày càng lạnh, tái đi và chuyển sang thâm đen. Đến khi đi khám ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, ông mới biết bị viêm tắc động mạch chân phải, gây hoại tử ngón chân cái. Do tình trạng hoại tử nặng nên phải cắt cụt ngón.

Một vết thương ở chân bị hoại tử lan rộng do tắc động mạch đùi. Ảnh: Đ.NGỌC

Hay như trường hợp của bà Dương Thị Minh Nguyệt [83 tuổi, ngụ xã Bảo Vinh, TX.Long Khánh] bị đau chân lâu ngày không thể đi lại được, có vết thương lớn lở loét ở cẳng chân. Khi đi khám ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, các bác sĩ cho biết bà bị tắc động mạch ở đùi khiến máu không chảy xuống đủ để nuôi phần chân phía dưới, gây hoại tử. Các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã tiến hành phẫu thuật để bóc lớp nội mạc ở động mạch đùi, thông máu xuống nuôi chi dưới cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bà Nguyệt vẫn được theo dõi, điều trị vết thương bị hoại tử không lan rộng thêm.

TS.BS Nguyễn Anh Dũng cho hay bệnh tắc động mạch chi dưới là tình trạng hẹp hoặc tắc lòng động mạch ở chân do xơ vữa động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch, làm giảm lượng máu xuống nuôi phần cơ ở chi phía dưới. Động mạch ở chân bị tắc nghẽn sẽ làm giảm lượng máu xuống chân khiến chân bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, nếu nặng dễ dẫn đến hoại tử chân. Những người có nguy cơ mắc bệnh tắc động mạch chi dưới cao là những người thường hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, ít vận động, béo phì…

* Cần điều trị sớm

Cũng theo TS.BS Nguyễn Anh Dũng, những ca bệnh nêu trên nhập viện trong tình trạng quá trễ khi để tắc mạch lâu ngày, hoại tử. Do đó, dù đã cắt cụt phần hoại tử, khả năng vết thương lành cũng rất thấp vì vẫn còn thiếu máu nuôi vùng da. Điều đáng nói, ngày càng có nhiều người bị bệnh mạch máu. Ở những người cao tuổi, bệnh mạch máu là nguyên nhân chính gây tàn phế và tử vong. Bởi lẽ, bệnh viêm tắc động mạch chi dưới nếu không được điều trị còn là nguyên nhân gây khởi phát bệnh đột quỵ do nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Bệnh mạch máu ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Khi có bệnh ở động mạch chân thì khả năng động mạch ở các nơi khác, như: động mạch thận, động mạch vành nuôi tim và động mạch cảnh nuôi não cũng có thể bị tắc nghẽn. Do đó, người bệnh nên được theo dõi và điều trị sớm.

Đối với những người có nguy cơ cao nói trên, khi có các biểu hiện, như: đau cách hồi, đau nhiều ở bắp chân; đến khi bệnh nặng sẽ đau bàn chân, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ ngơi; bệnh nhân thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân. Nếu có biểu hiện này cần đi khám và điều trị sớm. Với kỹ thuật siêu âm mạch máu có thể giúp bác sĩ thấy rõ động mạch bị hẹp tắc ở đâu và mức độ như thế nào, đồng thời có thể cho biết mức độ thiếu máu chi dưới ra sao để có hướng điều trị phù hợp.

Ngày nay, với tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, phẫu thuật mạch máu được thực hiện khá đơn giản gồm mổ hở hoặc can thiệp nội mạch. Mổ hở là tái tạo mạch máu bao gồm sửa chữa trực tiếp bằng cách khâu may, bóc nội mạc động mạch [loại bỏ các mảng xơ vữa gây tắc mạch], bắc cầu [dùng tĩnh mạch của bệnh nhân hay ống ghép nhân tạo] và cấy ghép. Phương pháp can thiệp nội mạch bao gồm nong mạch và đặt stent. Nếu bệnh mạch máu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ nhanh khỏi bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ tàn phế và tử vong.

Đặng Ngọc [ghi]

Video liên quan

Chủ Đề