Cách để hiểu chuyện hơn

Một mối quan hệ luôn cần phải trải qua nhiều giai đoạn để hiểu nhau và đi đến lâu dài, thậm chí tới được cái đích cuối cùng của hạnh phúc đôi lứa: hôn nhân. 

Việc các bạn không hiểu nhau xảy ra ở rất nhiều trường hợp, các bạn cãi nhau, không thể cảm nhận nổi cảm xúc của nhau, hai trái tim bỗng dưng chẳng còn chung nhịp đập nữa, đó là khi các bạn chẳng còn hiểu, hơn thế nữa là không cần nhau, và chia tay. 

Các bạn đã không hiểu nhau tới mức nào? Để làm rõ hơn, các bạn có thể tham khảo về cách chia mức độ mâu thuẫn dưới đây.

Mức 1: Những lần cãi nhau đầu 

Những lần cãi nhau đầu của các bạn là khi cả hai mới bắt đầu một mối quan hệ. Việc không hiểu nhau trong khoảng thời gian này hoàn toàn bình thường, vì cả hai thực sự mới yêu, thời gian tìm hiểu nhau không phải là không đủ, chỉ là các bạn chưa khám phá hết mọi khía cạnh của nhau. Và yêu nhau chính là thời gian để các bạn tìm hiểu những ngóc ngách đó. 

Những lần cãi nhau đầu này xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ là chủ yếu. Cả hai có thể quá thẳng thắn đến độ làm mất lòng nhau, hoặc sở thích người này bỗng trở thành thứ làm phiền người kia, một vài điểm trong tính khí người này làm người yêu cảm thấy không hài lòng cho lắm. 

                                                                               [Ảnh minh họa]

Mức 2: Sự tiếp diễn của những lỗi lầm

Lại là những lỗi lầm tiếp nối, các bạn có vẻ chưa thực sự tôn trọng đối phương, có cái tôi quá lớn nên luôn cho rằng mình đúng, giữ quan điểm của riêng mình hoặc lỡ làm những thứ đối phương không thích. Thời điểm những lỗi lầm tiếp nối này chính là thời điểm rất căng thẳng, các bạn sẽ chỉ luôn cãi nhau, rồi làm hòa, và rồi lại cãi nhau. 

Hoặc không phải một trong hai người cố ý không tôn trọng đối phương, chỉ là các bạn vẫn đang giữ tính nết cũ, nên đôi khi những lời nói, tính khí mà người kia không ưa tự dưng bộc phát, thế là lại cãi nhau. 

Các bạn đã thực sự hiểu nhau chưa? Từ những lỗi lầm đầu, cho đến mức này, các bạn vẫn chưa thông cảm và thấu hiểu cho nhau chút nào. Tới thời điểm mức 2 này, sẽ có một trong hai người đang lo sợ rằng chẳng thể giữ nổi nhau nữa, có lẽ sẽ có người đang nén từng tiếng thở dài mỗi sáng vì trong đầu chỉ một suy nghĩ tiêu cực: chia tay. 

                           Sẽ luôn có một người tiêu cực hơn trong mối quan hệ [Ảnh minh họa]

Việc các bạn tiêu cực ở mức 2 có thể được bộc lộ rõ ràng qua cách nói chuyện như cách nói chuyện khác đi, không còn tự nhiên nữa, mọi cuộc đối thoại rơi vào ngõ cụt, sự im lặng, bối rối. Đừng nghĩ rằng người yêu không hiểu mình nghĩa là người yêu không cảm nhận được. Khi các bạn nói chuyện khác với mọi khi, họ cũng sẽ thấy bối rối và cảm nhận được rằng hai trái tim không còn chung nhịp nữa dù bạn đang cố gắng để hòa hợp.

Mức 3: Sự chịu đựng

Đến mức này, quãng đường các bạn đi với nhau có lẽ mới chỉ 2-3 tháng, nhưng cũng đủ dài để các bạn nói yêu nhau hàng ngày. Tuy nhiên, nếu người này vẫn tiếp tục làm những thứ mà đối phương không thích mà mọi chuyện vẫn diễn ra bình yên như mọi ngày, thì có lẽ, một người đang chịu đựng những sai lầm ấy. 

Việc chịu đựng sẽ càng nảy sinh ra tiêu cực hơn, khiến cho các bạn cảm thấy mệt mỏi khi nói chuyện với người yêu mình. Nhiều bạn thắc mắc rằng nếu mối quan hệ đã khiến cho ta mệt mỏi, tại sao ta không chia tay? Có lẽ người tiêu cực nhiều nhất nhưng lại không chia tay chính là người chịu đựng những lỗi lầm mà nửa kia làm, nhưng họ lại sợ mất đi người mình yêu, mặc kệ cho những cái sai đó tiếp tục dày vò họ. 

                           Đừng để những lỗi lầm khiến cả hai trở nên vô tâm [Ảnh minh họa]

Ở mức 3, mối quan hệ của các bạn sẽ trở nên mất ''healthy và balance''. Và ở giai đoạn này, khi một trong hai, hoặc cả hai cứ tiếp tục làm nhau buồn vì những tội lỗi, thì mọi chuyện sẽ rơi vào im lặng, không có bất kì sự giải quyết nào hết. Đặt tên cho những cư xử này, chúng ta gọi đó là ''trơ''.

Các bạn đã quá ''trơ'' với những sai sót mà người mình yêu gây ra tới nỗi chẳng buồn góp ý nữa. Các bạn sẽ chỉ chịu đựng, không nói chỉ vì các bạn sợ mất họ, hoặc các bạn đang coi thường những lời nói đó tới nỗi bỏ ngoài tai, chờ đợi một sự tức giận đến từ những lần các bạn chịu đựng quá nhiều, để rồi nói hết, và buông ra lời chia tay sau khi thừa nhận rằng mình đã quá mệt mỏi. 

Làm sao để hiểu nhau hơn?

Việc hiểu nhau thực sự rất quan trọng, các bạn cần tìm cách giải quyết ngay nếu không muốn cả hai rơi đến mức tồi tệ nhất là mức 3. Chính vì thế, nếu muốn thay đổi mối quan hệ, muốn cả hai hiểu nhau hơn, các bạn có thể tham khảo và áp dụng những cách sau. 

Thẳng thắn với nhau

Như đã nói, sẽ có một người luôn chịu đựng chỉ vì sợ nếu mình nói ra làm mất lòng người yêu dù người yêu là người sai. Nhưng các bạn không nên như vậy. Các bạn cần thẳng thắn với nhau, bày tỏ thái độ, nói rằng mình không thích người yêu làm như vậy. Tuy nhiên, với người mình yêu, các bạn cần góp ý và thẳng thắn một cách nhẹ nhàng, để họ từ từ hiểu và có thể lắng nghe trọn vẹn lời các bạn nói. Có ai lại muốn nghe sự giải thích trong cơn phẫn nộ đâu, phải không nào? 

                                 Hãy thẳng thắn một cách nhẹ nhàng với người mình yêu [Ảnh minh họa]

Hạ thấp cái tôi

Rất nhiều cặp đôi chia tay hoặc cãi vã to chỉ vì đối phương không hề hạ thấp cái tôi, luôn giữ khư khư quan điểm một cách ngang bướng. Việc các bạn có cái tôi quá lớn với người mình yêu chính là biểu hiện của sự không tôn trọng, mà khi không được tôn trọng, có ai lại muốn tiếp tục một mối quan hệ không? 

Đặt mình vào vị trí người khác

Hãy biết đặt mình vào vị trí người ấy để có thể hiểu họ nhiều hơn. Khi các bạn biết đặt mình vào chính họ, các bạn sẽ học được cả cách lắng nghe, mềm lòng hơn để bình tĩnh xử lí mọi vấn đề, cãi vã. Hơn thế nữa, khi lắng nghe được, bạn sẽ hiểu và đồng cảm với đối phương, vì trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thể ngờ rằng họ có những cảm xúc cần được nói ra với mình bạn mà thôi. 

                                     Hãy học cách thấu hiểu cảm xúc người mình yêu [Ảnh minh họa]

Chấp nhận sự khác biệt

Sự đối nghịch trong sở thích, cách hành xử, nói chuyện cũng có thể là thứ khiến cả hai không vừa lòng và bày tỏ rằng mình không hề thích những điều đó. Ở một số trường hợp, các bạn cần phải chấp nhận sự khác biệt, chấp nhận rằng mình và họ khác nhau trong sở trường, sở đoản,..., chấp nhận rằng mình nên tôn trọng những thứ từ họ dù nó mâu thuẫn với mình, để từ đó biết cách hành xử sao cho vừa lòng người kia. 

Biết cách tha thứ

Nhiều người đã không biết cách tha thứ cho người yêu, luôn tồn tại suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy không thể chấp nhận được những lỗi lầm, điều đó đã khiến các bạn trở nên nhỏ nhen và trở nên không thoải mái, không tin tưởng nửa kia. 

Chính vì vậy, điều các bạn cần làm là học cách rộng mở hơn với người yêu, chấp nhận lời xin lỗi và có sự tin tưởng rằng họ sẽ sửa sai. 

Hiểu quy luật ''ngầm''

Những quy luật ''ngầm'' trong tình yêu là những nguyên tắc mà tình yêu cần có hoặc không nên có, giả dụ như: không nhắc chuyện quá khứ với nửa kia nếu họ không hỏi, không than phiền về người yêu với người khác, không ''đứng núi này trông núi nọ'',... Những quy tắc ''ngầm'' này bao gồm những việc các bạn không nên làm, và không nên mắc phải, nếu mắc phải, tuyệt đối đừng bao giờ lặp lại những lỗi lầm ấy nữa, đó cũng chính là cách để khiến cả hai được thoải mái.

Sau khi cãi nhau, bạn nên:

Sau khi cãi nhau, bạn nên có những cử chỉ ngọt ngào dành cho người yêu, bạn hãy nắm tay họ, hoặc trao họ những nụ hôn thay cho sự làm hòa. Những hành động âu yếm luôn có khả năng hóa giải mâu thuẫn nếu các bạn thực sự muốn cả hai không rơi vào khó xử. 

Chủ Đề