Cách chữa hậu môn bị ngứa

Ngứa hậu môn là bệnh lý thường gặp ở nhiều người nhưng lại không được quan tâm thăm khám kĩ càng. Đại đa số mọi người thường coi đó là triệu chứng tạm thời nên thường bỏ qua mà không biết nó còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh ngứa hậu môn và có cách điều trị phù hợp.

Thực tế, ngứa không phải là bệnh lý mà là một dạng hiện tượng bất thường phát sinh ở khu vực hậu môn khiến cho người mắc phải cảm thấy bất tiện, khó chịu và ảnh hưởng ít nhiều tới công việc cũng như sinh hoạt của họ. Ngoài ra, ngứa hậu môn còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể và cần điều trị càng sớm càng tốt.

Hiện tượng bất thường này xuất hiện ở nhiều người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác.

Cách chữa hậu môn bị ngứa

Tình trạng ngứa hậu môn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người bệnh

Nguyên nhân gây ngứa hậu môn:

Vệ sinh sau khi đại tiện:

Nếu bạn vệ sinh không sạch sẽ sau khi đi cầu thì những gì còn sót lại ở hậu môn sẽ gây ngứa ngáy khó chịu. Nên vệ sinh sạch sẽ khu vực này bằng giấy vệ sinh làm từ chất liệu thân thiện hoặc vải mềm.

Tác động quá nhiều:

Việc lau rửa quá nhiều lần khu vực này cũng gây nên ngứa rát do bị kích ứng mạnh.

Đồ lót:

Khi bạn mặc đồ lót chật hoặc chất liệu tổng hợp không thoáng mát sẽ xuất hiện sự ẩm ướt nơi hậu môn, gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Nứt hậu môn:

Khi bạn bị táo bón phải rặn nhiều và phân quá cứng sẽ xuất hiện một vài vết rách nhỏ trên niêm mạc hậu môn, thường gây ngứa và rát hậu môn.

Lỗ rò hậu môn:

Đây là bệnh gây ra do nhiễm trùng tuyến hậu môn và phá miệng ra vùng da cạnh hậu môn. Chất lỏng rò rỉ ra ngoài có thể gây kích ứng da, gây đau và ngứa.

Bị giun kim:

Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua thực phẩm chứa trứng giun kim hoặc do trẻ em có thói quen cho tay bẩn vào mồm. Khi giun cái đẻ trứng quanh hậu môn sẽ gây ngứa ngáy rất khó chịu ở khu vực này.

Bị nhiễm khuẩn:

Do nhiễm trùng men, nhiễm khuẩn Herpes, siêu vi Papilon ở người,…

Bệnh về da:

Bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da ở đầu có thể gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn.

Bệnh tiếp xúc với hậu môn:

Như các bệnh về trực tràng, bị trĩ, sa trực tràng cũng là những nguyên nhân gây nên căn bệnh ngứa vùng hậu môn.

Khi nào bạn cần đi thăm khám?

Khi có các triệu chứng nhận biết sau bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sớm:

  • Sốt cao.
  • Bị ngứa vùng hậu môn kéo dài từ 1 đến 2 tháng.
  • Chảy máu hoặc có dịch tiết ra từ hậu môn.

Cách phòng tránh biến chứng khi bị ngứa hậu môn:

  • Giữ hậu môn sạch sẽ, khô thoáng.
  • Dùng chất làm sạch tự nhiên, không màu không mùi không gây kích ứng da.
  • Vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh làm từ nguyên liệu thiên nhiên hoặc khăn cotton mềm mại.
  • Mặc đồ lót chất liệu cotton độ ôm vừa phải.
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi thấy hậu môn có dấu hiệu viêm nhiễm hay nhiễm trùng.

Điều trị ngứa vùng hậu môn:

Ngay khi thấy có biểu hiện ngứa ngáy, bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, cũng như mặc đồ lót thoải mái và chất liệu tốt, tránh để ẩm ướt sẽ gây ngứa.

Bạn có thể sử dụng thuốc bôi hay kem hydrocortisone để kiểm soát ngứa. Thông thường bạn có thể sử dụng thuốc 3 lần/ngày, và dùng không quá 5 ngày. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc mạnh hơn như topical cortisone cho bạn.

Khi bị ngứa hậu môn kéo dài, bạn cần đi khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng và khám hậu môn trực tràng. Đôi khi cần xét nghiệm để tìm nấm, trứng giun kim hay ve trong da. Sau đó đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng và phù hợp nhất cho người bệnh.

Nếu bạn đang có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngay, bạn có thể liên hệ với Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn theo số Hotline 091 585 0770 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn cho kết quả thăm khám chính xác và có hướng điều trị tiết kiệm, hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Ngứa hậu môn là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn, ống hậu môn hoặc bộ phận sinh dục ngoài gần hậu môn bị kích ứng gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh đều cho thấy vùng da này đang bị viêm nhiễm. Cường độ ngứa tùy thuộc vào mức độ viêm khác nhau. Trường hợp viêm nặng, cơn ngứa tiến triển dữ dội kèm cảm giác đau, bỏng rát khiến người bệnh không chịu đựng được.

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, hiện tượng này có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Một số trường hợp cảm giác ngứa hậu môn sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị. Mặt khác có nhiều trường hợp tình trạng này mắc phải khá lâu, các triệu chứng không tự mất đi mà phải điều trị, sử dụng các thuốc bôi ngứa hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ngứa hậu môn:

  • Vùng da xung quanh hậu môn ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí nóng rát, đau nhức.
  • Xuất hiện các vết trầy xước do việc chà xát lên da.
  • Những cơn ngứa có thể xuất hiện sau khi đại tiện hoặc cường độ và tần suất tăng cao hơn về ban đêm.
  • Vùng da tổn thương có thể xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Ngứa hậu môn kèm với ngứa bộ phận sinh dục ngoài.
  • Một số trường hợp có kèm với chảy máu hậu môn.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Cơ thể bị kích ứng bởi các dung dịch vệ sinh vùng kín hoặc xà phòng giặt quần áo,... Phụ nữ sắp tới kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ sau mãn kinh giảm dịch tiết âm đạo hoặc nồng độ hormon estrogen thấp.

Đây là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể, kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

2.2. Nguyên nhân thứ phát

Tình trạng này diễn biến phúc tạp hơn, người bệnh thấy đau nhức, nóng rát, khó chịu nhiều kèm theo các triệu chứng của các bệnh lý khác nhau, đòi hỏi người bệnh phải đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

  • Bệnh trĩ

Trĩ là hiện tượng các búi tĩnh mạch sưng to, sa giãn, hình thành bên ngoài hoặc trong lòng hậu môn - trực tràng, gây cảm giác đau nhức bỏng, ngứa. Mỗi lần sau khi đi đại tiện búi trĩ sẽ thò ra ngoài gây khó chịu, viêm nhiễm, trĩ nội còn gây chảy máu hậu môn. Tất cả các tình trạng này gây kích ứng cho da, gây ngứa hậu môn.

  • Rò hậu môn

Khi bị rò hậu môn, ống hậu môn sẽ bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng viêm và tụ máu. Tình trạng viêm nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi lượng mủ sinh ra ở tầng sinh môn kết hợp với môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao ở vùng hậu môn.

  • Nhiễm giun kim

Giun kim là ký sinh trùng ký sinh ở ruột và trực tràng của người bệnh, đẻ trứng ở nếp gấp hậu môn vào ban đêm, gây kích thích ngứa ngáy vùng hậu môn. Giun kim xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Tình trạng này rất hay gặp ở trẻ em.

  • Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida thường tồn tại trong đường tiêu hóa, di chuyển từ ruột đến ống hậu môn gây nhiễm trùng nấm men. Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh trưởng và phát triển như thời tiết nóng ẩm, mặc quần áo chật, vệ sinh không sạch sẽ...

  • Do bệnh tình dục

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây tình trạng ngứa hậu môn như mụn cóc, mụn rộp, bệnh lậu... Trong đó, mụn cóc là nguyên nhân phổ biến nhất, do virus HPV gây ra. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục, phát triển bên trong và xung quanh ống hậu môn, sau đó có thể lây lan sang cơ quan sinh dục. Nếu tình trạng này không được chẩn đoán và điều trị sớm, mụn có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn, về lâu dài còn có thể dẫn đến ung thư hậu môn.

Ngoài ra, ngứa hậu môn còn có thể do một số bệnh khác gây ra như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, bệnh gan, đái tháo đường... Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời khi thấy các triệu chứng bất thường khác.

Ngứa hậu môn có thể được phòng tránh hiệu quả bằng cách xây dựng thói quen ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày hợp lý và lành mạnh. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng giấy vệ sinh chứa các thành phần tự nhiên, không mùi: Nhiều loại giấy vệ sinh chứa nhiều thành phần hóa học và mùi hương có thể gây kích ứng da, dẫn đến hiện tượng ngứa hậu môn.
  • Tránh sử dụng xà phòng hay các chất khử mùi mạnh do có chứa các thành phần dễ gây kích ứng, khiến hậu môn ngứa rát, khó chịu.
  • Nên mặc đồ lót bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt, giúp vùng hậu môn luôn khô thoáng, tránh ẩm ướt, tránh kích ứng da.
  • Bổ sung nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc... để phòng táo bón và tiêu chảy.
  • Thói quen vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện sẽ giúp phòng tránh hiệu quả tình trạng ngứa hậu môn, đặc biệt chỉ nên sử dụng nước sạch, khăn mềm lau vùng hậu môn để tránh kích ứng.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng ngứa hậu môn, ngứa, đau rát hậu môn bôi thuốc gì cũng như cách phòng tránh bệnh mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho người bệnh đang gặp phải tình trạng này. Nếu còn những thắc mắc hay băn khoăn gì về bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm.