Cách chữa dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày

Rất nhiều người đang mắc trào ngược dạ dày thực quản cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi điều trị mãi không khỏi, bệnh tái phát và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Bạn hoàn toàn có thể giảm nhẹ triệu chứng và dần đẩy lùi bệnh bằng áp dụng những mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản ngay sau đây.

1. Tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tên bệnh lý đã phần nào nói lên tình trạng bệnh, đây là hiện tượng acid dịch vị dạ dày bị trào ngược vào thực quản. Triệu chứng gây ra thường là ợ nóng, khó tiêu, chán ăn, khó khăn khi nuốt,…

Trào ngược dạ dày thực quản rất khó để điều trị triệt để

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xuất hiện ở người lớn mà không ít trẻ nhỏ gặp phải, gây ảnh hưởng tới việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng. Một số biến chứng có thể xảy ra khi trào ngược dạ dày mạn tính không được điều trị tốt như: Thu hẹp thực quản, xuất hiện tiền ung thư thực quản, loét thực quản,…

Hầu hết người bệnh tìm đến bác sĩ khi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đã rõ ràng và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Bên cạnh thăm hỏi triệu chứng và khám thực thể, chẩn đoán trào ngược dạ dày có thể cần 1 số xét nghiệm như nội soi thực quản dạ dày, theo dõi pH, đo vận động của cơ thắt thực quản,…

Đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, cần kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với duy trì lối sống lành mạnh mới có thể đẩy lùi bệnh.

Các trường hợp mắc bệnh nhẹ có thể không cần dùng thuốc mà vẫn điều trị được bệnh nhờ những mẹo chữa tại nhà hiệu quả.

2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản đơn giản mà hiệu quả

Những mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà sau đã được nhiều người áp dụng và cải thiện hiệu quả những triệu chứng bệnh. Hãy cùng tìm hiểu và lựa chọn áp dụng phương pháp phù hợp:

2.1. Giảm trào ngược dạ dày với Baking Soda

Baking Soda có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, giúp sát trùng làm sạch đường họng, ngăn ngừa vi khuẩn và acid trào ngược dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản. Ngoài ra, chất này còn có khả năng trung hòa acid, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược gây ra.

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn pha khoảng 1 thìa baking soda với 200ml, khuấy tan và uống mỗi ngày 2 - 3 ly. Thực hiện tối đa trong 7 ngày. Không nên uống quá nhiều hoặc sử dụng kéo dài bởi có thể gây 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, tích nước,…

Trà gừng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện bệnh lý dạ dày

2.2. Trà gừng

Gừng là loại gia vị đã rất quen thuộc với người bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói chung. Chúng có tính ấm, có khả năng xoa dịu khó chịu, đau đớn vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra. Hơn nữa, gừng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, vì thế mà chứng trào ngược và tình trạng buồn nôn, đầy bụng cũng được cải thiện.

Bạn có thể sử dụng gừng làm gia vị chế biến món ăn hoặc pha thành trà uống rất tiện lợi. Cách pha trà như sau:

  • Dùng 1 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch và băm nhỏ.

  • Đun trong nồi nước nhỏ cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.

  • Lấy nước uống, chia ra uống trước mỗi bữa ăn.

Uống nước gừng khi ấm là tốt nhất, vì thế không nên trữ lạnh hoặc nấu quá nhiều một lần.

2.3. Dùng nghệ hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Nghệ có hàm lượng tinh chất curcumin cao, nó hoạt động như một chất kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, giúp giảm viêm loét dạ dày, thực quản do acid. Cùng với đó, khả năng trung hòa acid dạ dày và thúc đẩy phục hồi tổn thương thực quản giúp triệu chứng trào ngược dạ dày vì thế cũng được đẩy lùi.

Loại gia vị này vốn rất quen thuộc trong món ăn Việt Nam, bạn có thể tận dụng thêm vào thức ăn hàng ngày. Không chỉ có màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon mà dùng nghệ còn tốt cho sức khỏe, nhất là chứng bệnh tiêu hóa này.

Nghệ là gia vị rất tốt cho người mắc bệnh đường tiêu hóa

Bên cạnh đó, bạn có thể trị trào ngược dạ dày thực quản bằng nghệ theo cách được nhiều người áp dụng sau:

Dùng nghệ với mật ong

Nguyên liệu:

  • 1 thìa mật ong.

  • 3 thìa bột nghệ.

  • 100ml nước ấm.

Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện trong nước rồi uống. Uống đều đặn ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy triệu chứng dạ dày, acid trào ngược đều được cải thiện.

Có một cách sử dụng tiện lợi hơn đó là tạo viên bột mật ong - nghệ để tích trữ dùng dần. Trộn đều khối lượng bột nghệ vàng với mật ong sao cho tạo thành khối bột vừa đủ mềm. Chia thành các phần nhỏ, vo thành viên tròn kích thước khoảng đầu đỏ. Mỗi lần uống 5 viên, mỗi ngày 3 lần, tích trữ viên bột nghệ trong hũ kín để bảo quản.

Dùng nghệ với tiêu đen

Sử dụng hãm hai nguyên liệu này trong nước sôi với tỉ lệ hàm lượng là: 1 thìa tinh bột nghệ + ¼ thìa tiêu đen nguyên hạt. Đậy nắp kín khoảng 15 phút để tinh chất tan ra nước, sau đó rót lấy nước uống.

2.4. Gối cao đầu khi ngủ

Chứng trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xảy ra sau bữa ăn mà cả khi ngủ, khi cơ thể bạn nằm thư giãn, tạo thành đường thẳng giữa dạ dày - thực quản. Bạn có thể giảm chứng trào ngược dạ dày khi ngủ bằng cách nâng cao đầu bằng gối mềm. Triệu chứng ợ nóng, khó thở, buồn nôn sẽ không còn hành hạ mỗi giấc ngủ của bạn nữa.

Gối cao đầu giúp giảm trào ngược dạ dày khi ngủ

Ngoài ra khi ngủ, nên nằm thẳng hoặc nghiêng sang bên trái, tránh nghiêng sang bên phải sẽ khiến cơ co thắt thực quản dưới bị đè ép, dễ gây rò rỉ dịch dạ dày.

2.5. Nghỉ ngơi và luyện tập cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

Tinh thần căng thẳng, áp lực kéo dài có liên quan đến nhiều chứng bệnh tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày. Nhất là những ai đang mắc bệnh và trong thời gian điều trị, nếu bị stress căng thẳng thì tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Cùng với giảm áp lực tinh thần, một số bài tập sau sẽ giúp bạn thư giãn, thả lỏng tâm trí, cải thiện chứng bệnh:

  • Ngồi thiền.

  • Nghe nhạc thư giãn.

  • Tập yoga.

  • Hít thở sâu khi bị căng thẳng.

  • Nghỉ ngơi khi quá căng thẳng ở nơi yên tĩnh.

Hầu hết mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ, nếu bệnh nặng có thể phải cần đến can thiệp y tế, phẫu thuật vá van thực quản. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn, hotline tiếp nhận thắc mắc của Bệnh viện MEDLATEC là 1900 56 56 56.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu Hóa - Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày trào trào ngược trở lên thực quản, họng gây tình trạng ợ nóng, ợ hơi và đau rát vùng ngực dọc theo xương ức. Tỷ lệ mắc bệnh lại ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong nhịp sống công nghiệp hiện nay. Bệnh có những triệu chứng nào và phải điều trị ra sao?

1. Tác hại của trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản không chỉ gây ợ nóng và khó chịu thoáng qua mà nó còn gây ra nhiều tác hại nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ. Thực tế, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách. Dưới đây là những tác hại do trào ngược dạ dày thực quản gây ra:

Viêm đường hô hấp

Dịch axit từ dạ dày trào ngược lên tới đường hô hấp có thể gây ra viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản và viêm phổi. Hậu quả, bệnh nhân ho, khò khè, khàn tiếng kéo dài nhưng lại không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường.

Viêm loét thực quản

Một tác hại khác của trào ngược dạ dày đó là hẹp thực quản. Axit dạ dày trào ngược làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây ra viêm, dẫn đến loét, hẹp thực quản. Người bệnh lúc này biểu hiện thành các triệu chứng như: khó nuốt, nuốt nghẹn, đau họng, đau ngực, đau xương ức khi ăn uống, buồn nôn và nôn, mất cảm giác thèm ăn.

Barrett thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra 1 loại tổn thương thực quản khác là Barrett thực quản. Tổn thương Barret thực quản nặng và kéo dài có thể dẫn đến ung thư thực quản. Bệnh lý này được phát hiện nhờ nội soi thực quản dạ dày.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là hậu quả nghiêm trọng của viêm loét thực quản do trào ngược kéo dài. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh nhân ung thư thực quản do trào ngược ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng không điển hình. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân thường đi khám với triệu chứng nuốt nghẹn, đau sau xương ức dai dẳng, khàn tiếng. Đôi khi sờ thấy hạch to ở phần dưới cổ họng. Cơ thể bệnh nhân gầy sút và suy kiệt do không ăn được.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường

2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ của bệnh. Phần lớn các trường hợp nhẹ, mới xuất hiện chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bệnh cũng có thể được cải thiện [bỏ thuốc lá, bỏ bia rượu, giảm cân, giảm stress...]. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh nếu bệnh kéo dài. Những nhóm thuốc chính bác sĩ thương kê đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là: PPI làm giảm axit trong dạ dày và một số thuốc chống trào ngược. Các phương pháp khác có thể áp dụng với trào ngược dạ dày nặng và kéo dài như phẫu thuật: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ của bệnh

3. Điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể làm giảm tần suất trào ngược axit dạ dày. Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao giờ cũng phải đi kèm với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Sau đây là một số mẹo nhỏ chữa trào ngược dạ dày dành cho bạn:

  • Duy trì cân nặng phù hợp: Tình trạng thừa cân gây áp lực lên toàn bộ cơ thể bạn, khiến dạ dày bị đẩy lên và làm axit dễ dàng trào ngược lên thực quản.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản, dẫn đến axit từ dạ dày trào lên thực quản.
  • Đừng vội nằm sau khi ăn: Không ăn tối quá muộn, tốt nhất là trước 8h tối. Sau khi ăn 2- 3 hãy nằm xuống hoặc đi ngủ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Cố gắng nhai kỹ và nuốt hết phần ăn trong miệng trước khi bắt đầu lấy thêm một phần ăn khác.
  • Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no, thức ăn trong dạ dày quá đầy sẽ dễ trào lên thực quản.
  • Tránh các loại đồ ăn thức uống kích thích trào ngược axit: Thực phẩm béo, chiên, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và cafein. Bổ sung trái cây, rau xanh.
  • Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo quá chật sẽ gây áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
  • Sử dụng thảo dược: Cam thảo và hoa cúc đôi khi được sử dụng để giảm trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, các thảo dược tự nhiên thỉnh thoảng lại có tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến thuốc đang điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một loại thảo dược nào.
  • Thư giãn, giảm stress: Các bằng chứng cho thấy, giảm căng thẳng và bớt lo âu có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.

Bệnh nhân tại Bệnh viện Vinmec được thăm khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hàng đầu cả nước

Trường hợp bệnh trào ngược làm bạn khó chịu nhiều, lâu ngày không khỏi hoặc xuất hiện các dấu hiệu như khó nuốt, nuốt nghẹn, đau âm ỉ, bạn cần đến ngay với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được can thiệp điều trị kịp thời.

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Sự hình thành của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề