Các văn bản hướng dẫn luật nvqs 2023 năm 2024

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 907/BDN ngày 1-8-2023, với nội dung: “Cử tri phản ánh, thời gian qua việc tuyển chọn công dân làm nghĩa vụ quân sự có một số yêu cầu cụ thể như: Trình độ, học vấn, sức khỏe, không có hình xăm...

Thực tế, một số thanh niên đã lợi dụng quy định này để thực hiện các thủ đoạn nhằm không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Cử tri kiến nghị Bộ Quốc phòng và các ngành có liên quan nghiên cứu, có biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên” [câu số 12].

Ngày 14-10-2023, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:

Luật nghĩa vụ quân sự [NVQS] năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ chín thông qua ngày 19-6-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016; cùng với các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật được ban hành, đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về NVQS.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, khó khăn trong tổ chức thực hiện như cử tri phản ánh; thực tiễn hiện nay tỉ lệ thanh niên mắc tật khúc xạ về mắt ngày càng tăng, nhất là những thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng, thanh niên ở các thành thị; một số công dân đã lợi dụng quy định về hình xăm chữ xăm, trước thời điểm khám tuyển, hoặc sau khi sơ tuyển, biết đủ tiêu chuẩn gọi nhập ngũ cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây dư luận bất bình trong nhân dân; do vậy, để bảo đảm công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật cần nghiên cứu, sửa đổi quy định tiêu chuẩn nhập ngũ đối với công dân cho phù hợp thực tiễn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 924/VPCP-NC ngày 12-2-2022 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Quốc phòng lập đề nghị sửa đổi, bổ sung các Luật và Nghị định có liên quan đến Luật NVQS năm 2015 theo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. Bộ Quốc phòng đã tiến hành tổng kết thi hành Luật NVQS năm 2015, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật NVQS năm 2015 để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét thông qua và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng giao Ban Chỉ đạo, Tổ nghiên cứu lập đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật NVQS năm 2015 nghiên cứu, tổng hợp nội dung liên quan và báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật NVQS trong thời gian tới.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng để trả lời cử tri.

THANH HẢI

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.

Quân khu 1: Tổng kết Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và rút kinh nghiệm Công tác tuyển quân giai đoạn 2016-2023

Sáng 9-10, Quân khu 1 tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và rút kinh nghiệm công tác tuyển quân từ năm 2016 đến 2023. Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung tâm Sở chỉ huy Quân khu.

Công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự phải thực hiện những gì?

Theo Điều 10, Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30-6-2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

Ngày 06/6/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Để tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, nhất là thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hiểu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời hoàn thành suất sắc nhiệm vụ tuyển quân năm 2023, phòng Tư pháp giới thiệu các quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự như sau:

  1. NHÓM CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. Hành vi vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự

[Quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022]

* Các hành vi vi phạm

- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.

- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

- Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;

- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;

- Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

- Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

* Mức phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả như sau [nếu bị phạt tiền]: buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu; buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị; buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; buộc đăng ký tạm vắng.

* Thẩm quyền xử phạt: [Quy định từ Điều 37 đến Điều 42 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022]

Chủ tịch UBND cấp xã, Thanh tra viên quốc phòng đang thi hành công vụ [chỉ phạt cảnh cáo]; Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành quân khu.

* Xử lý hình sự: Người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự có thể bị xử lý theo Điều 332 Bộ luật Hình sự.

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
  1. Phạm tội trong thời chiến;
  1. Lôi kéo người khác phạm tội.

2.Hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

[Quy định tại Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP].

*Hành vi vi phạm

-Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

-Cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

- Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

- Không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.”.

* Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

* Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành quân khu.

3. Hành vi vi phạm quy định về chấp hành lệnh gọi nhập ngũ

[ Quy định: Tại Điều 7 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP]

*Hành vi vi phạm

-Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

-Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

-Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

* Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

* Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Bộ Quốc phòng.

* Xử lý hình sự: Người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về chấp hành lệnh gọi nhập ngũ có thể bị xử lý theo Điều 332 Bộ luật Hình sự.

4. Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự

[ Quy định tại Điều 9 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2022/NĐ-CP].

*Hành vi vi phạm

-Báo cáo không đầy đủ hoặc cố ý báo cáo không chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ hoặc không chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.

*Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

-Không báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; Không báo cáo số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.

*Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Không tiếp nhận trở lại trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.

*Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Ngoài ra, còn phải áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định; buộc tiếp nhận trở lại trường học, tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.

- Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành quân khu.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Lập biên bản vi phạm hành chính

  1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lĩnh vực NVQS

- Theo Điều 43 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

+ Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37, 38 của Nghị định.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.

- Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền để giải quyết. Biên bản làm việc [theo mẫu MBB02 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP], là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính.

- Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản.

  1. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính

- Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính.

- Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính.

- Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

  1. Lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi thì khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền có thể áp dụng tình tiết tăng nặng: “Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó”.

- Trường hợp một cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính.

- Trường hợp nhiều cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính đối với từng cá nhân vi phạm.

  1. Nội dung của biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản [khoản 2,Điều 58, Luật XLVPHC].

Nội dung chủ yếu của Biên bản vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3 –Điều 58 Luật XLVPHC.

- Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu MBB01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC.

đ] Ký biên bản vi phạm hành chính

- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm.

- Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản.

- Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

  1. Giao biên bản vi phạm hành chính

- Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản, trừ trường hợp không xác định được cá nhân vi phạm hành chính.

- Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính, thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải gửi cho cá nhân vi phạm. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân vi phạm trốn tránh không nhận biên bản, thì việc giao biên bản vi phạm hành chính được thực hiện bằng việc giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm như sau:

+ Đối với trường hợp biên bản vi phạm được giao trực tiếp mà cá nhân vi phạm cố tình không nhận thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là biên bản vi phạm đã được giao.

+ Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày biên bản vi phạm đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân vi phạm cố tình không nhận; biên bản vi phạm đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận biên bản vi phạm thì được coi là biên bản vi phạm đã được giao.

* Lưu ý khi lập biên bản vi phạm hành chính

- Xác minh tình tiết vụ việc VPHC:

+ Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính hoặc thực hiện trưng cầu giám định.

+ Nội dung xác minh: Có hay không có vi phạm hành chính; Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính; Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.

+ Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản [theo mẫu MBB05 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP]. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

- Chuyển giao vụ việc với cơ quan tiến hành tố tụng:

+ Trong quá trình xem xét để quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.

+ Đối với vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm [nếu có] và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Những trường hợp không ban hành quyết định xử phạt

Không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

- Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính [theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính];

- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt;

- Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.

  1. Xác định thẩm quyền xử phạt

- Căn cứ xác định thẩm quyền:

+ Mức tối đa của khung hình phạt chính để xác định thẩm quyền;

+ Các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và cụ thể trong Nghị định số 120/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2022/NĐ-CP. Đối với lĩnh vực NVQS chỉ bao gồm Chủ tịch UBND các cấp và Thanh tra Quốc phòng.

- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

- Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

+ Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

  1. Giao quyền xử phạt

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

- Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời là việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

- Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.

[Mẫu quyết định số 34 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP]

  1. Thời hạn ra quyết định xử phạt

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Đối với vụ việc thông thường, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;

- Đối với vụ việc mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;

- Những vụ việc thuộc trường hợp 2 mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

đ] Ra quyết định và nội dung quyết định xử phạt

- Trường hợp một cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt.

- Trường hợp nhiều cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính hoặc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt.

- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được lập theo mẫu MQĐ01 hoặc MQĐ02 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

3. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

- Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

- Trường hợp cá nhân bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.

- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong trường hợp cá nhân bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

  1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định.

- Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

+ Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân vi phạm;

+ Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

+ Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân khác đang giữ trong trường hợp cá nhân sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

- Thi hành quyết định cưỡng chế:

+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân có liên quan.

+ Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Chủ Đề