Các quy định pháp lý của dịch vụ kế toán năm 2024

Kế toán là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thuế. Việc sử dụng công ty dịch vụ kế toán sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo, quản lý nhân sự. Nếu bạn muốn kinh doanh dịch vụ kế toán, thành lập công ty dịch vụ kế toán, mời bạn đọc tham khảo quy định tại bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm Thành lập công ty trọn gói và Dịch vụ kế toán chuyên nghiệp

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Kế toán 2015;
  • Nghị định 174/2016/NĐ-CP;
  • Nghị định 151/2018/NĐ-CP;
  • Thông tư 297/2016/TT-BTC.
    Các quy định pháp lý của dịch vụ kế toán năm 2024
    3 Loại hình kinh doanh dịch vụ kế toán

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 59 – Luật Kế toán 2015 thì các loại hính sau được đăng ký dịch vụ kế toán:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
  • Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
  • Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ, cụ thể như sau:
    • Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên; Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên;
    • Vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn Điều lệ của công ty;
    • Kế toán viên hành nghề không được đồng thời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian.

Đối với công ty hợp danh

Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;
  • Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ KẾ TOÁN

Các quy định pháp lý của dịch vụ kế toán năm 2024
Dịch vụ pháp lý của Việt Luật

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Mã ngành tham khảo

STT Tên ngành Mã ngành 1 Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế – Chi tiết: Dịch vụ kế toán. Dịch vụ làm thủ tục về thuế 6920

Tài liệu cần cung cấp

  1. Đối với cá nhân là thành viên và người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là thành viên
    • Giấy tờ pháp lý;
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên.

Đối với công ty Hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Hình thức nộp hồ sơ

Trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thời gian xử lý

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Phí đăng bố cáo

Lệ phí đăng bố cáo thành lập là 100.000 đồng/lần

Bước 2: Thực hiện những việc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Treo bảng hiệu

Việt Luật hỗ trợ làm con dấu và bảng hiệu theo nhu cầu của khách hàng.

2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (Token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

\=> Hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng.

3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp.

4. Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản giao dịch) và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế

Sau khi mở tài khoản ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng để gửi thông tin chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử.

Thông báo số tài khoản ngân hàng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.

5. Có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

  • Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
  • Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.

\=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.

7. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

8. Theo dõi và nộp lệ phí môn bài hằng năm

Mức lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, chi tiết như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Thành phần hồ sơ

Theo quy định tại Điều 61 – Luật Kế toán 2015 được hướng dẫn bởi Điều 4 và Điều 5 Thông tư 297/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/1/2017 thì thành phần hồ sơ nộp bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (Phụ lục I)

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.

3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.

4. Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.

5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

6. Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.

7. Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài, giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan có thẩm quyền

Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán gửi một bộ hồ sơ theo quy định tới Bộ Tài chính.

Phí thẩm định

Theo quy định tại khoản 1 – Điều 3 – Thông tư 271/2016 thì phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán là 4.000.000 đồng/lần.

Thời gian xử lý

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tính từ ngày nhận tài liệu giải trình bổ sung.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ KẾ TOÁN

Các quy định pháp lý của dịch vụ kế toán năm 2024
Trách nhiệm của công ty dịch vụ kế toán

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 28 – Nghị định 174/2020/NĐ-CP thì công ty/doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để có nguồn chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng do rủi ro trong quá trình kế toán viên hành nghề của đơn vị mình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kế toán viên hành nghề phải được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày kế toán viên hành nghề được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị.

Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế mua bảo hiểm và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.

Gửi Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).

Phương thức gửi, nhận báo cáo:

Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau: