Các phương pháp di chuyển người bị nạn

Trong cuộc sống có rất nhiều rủi ro và chúng ta luôn phải học cách thích nghi và xử lý những rủi ro không may đó, nhất là những rủi ro về những tai nạn không may xảy ra. Bạn phải học kỹ năng cứu thương, kỹ năng này không chỉ giúp cho bạn xử lý khó khăn trong những lúc bạn gặp phải  mà còn có thể cho cả những người không may mà bị thương. Cứu thương là điều trị tạm thời nhưng rất quan trọng. Cứu thương đúng cách sẽ giúp cho việc điều trị của bác sỹ được dễ dàng và hiệu quả. Giúp nạn nhân bớt đau đớn và tránh tật nguyền hay tử vong. Nếu cấp cứu không đúng cách có thể làm tổn thương thêm cho người bị nạn. Vậy người cứu thương phải biết làm gì và không làm gì khi gặp tai nạn xảy ra?
 

  1. Để người bị thương nằm thoải mái, đầu và mình bằng nhau, phải khám nghiệm nạn nhân để biết vết thương nặng hay nhẹ trước khi giúp họ ngồi dậy hay đứng lên.
  2. Tìm xem có xuất huyết, ngừng thở , phỏng, gãy xương, trật khớp…Phải quan sát kỹ vết thương và điều trị đúng cách. Nếu nạn nhân ngừng thở ơhair hô hấp nhân tạo giúp nạn nhân thở lại rồi mới tiến hành những việc băng bó và sơ cứu khác.
  3. Cho người báo cảnh sát, bác sỹ và gọi xe cứu thương đến hiện trường
  4. Giữ bình tĩnh và đừng vội di dời người bị thương nếu không thật cần thiết, tránh làm vết thương thành nặng hơn.
  5. Không được cho người bất tỉnh uống nước hay bất kỳ chất lỏng nào khác.
  6. Làm cho nạn nhân được thông thoáng, tiện nghi nhất có thể, không để cho ngườ xem đứng xung quanh nạn nhân.
  7. Đừng để nạn nhân thấy vết thương của mình hay biết tình trạng vết thương của họ. Phải an ủi, khích lệ, tránh để nạn nhân hoảng hốt lo sợ.

Sau khi sơ cứu, cầm máu và băng bó cho nạn nhân thì việc di chuyển nạn nhân cho thích hợp là việc rất quan trọng. Nếu bạn chăm sóc chu đáo mà di chuyển  không khéo, mọi việc trở nên vô ích và đôi khi còn làm khó khăn hoan cho việc điều trị. Đặc biệt các vết thương nơi đầu, gẫy xương sống, xương sườn, xương đùi, xương ống chân sẽ phải chữa trị khó khăn và bị nguy hiểm hơn nếu nạn nhân không được di chuyển thích hợp. Các trường hợp nặng luôn được di chuyển trong tư thế nắm. Ngoại trừ hoàn cảnh đặc biệt, việc di chuyển nạn  nhân phải được một y sỹ đích thân điều khiển hay hướng dẫn. Khi di chuyển nạn nhân không được phép hấp tấp, trước khi di chuyển nạn nhân phải có những biện pháp cấp cứu cần thiết và nới lỏng quần áo nạn nhân.

Khi di chuyển, nên sử dụng cáng cứu thương để di chuyển nạn nhân là tốt nhất. Khi sử dụng cáng hoặc băng ca cứu thương đưa nạn nhân di chuyển, đảm bảo các vết thương không bị ảnh hưởng và được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất. Trong các trường hợp không thể đưa băng ca cứu thương vào vận chuyển nạn nhân bạn có thể dùng các vật liệu tại chỗ như: ghế dài, chăn mền, bao bố, áo sơ mi, khăn quàn, thắt lưng…


   Những điều cần lưu ý khi di chuyển nạn nhân lên lên cáng cứu thương hoặc băng ca cứu thương: - Khi khiêng, chân nạn nhân đi trước, người khiêng đằng sau là người điều khiển việc di chuyển, không được la lối ầm ĩ nhưng ra lệnh từ từ và rõ ràng:” Chuẩn bị khiêng…khiêng!”. Khi nghe hô, hai người nắm lấy tay cáng, nghe lệnh khiêng thì từ từ đứng lên. - Các khẩu lệnh như tiến, ngừng lại, hạ…phải được truywnf rõ ràng theo phương thức có dự lệnh và động lệnh - Người đi trước bước đi bằng chân trái thì người đi dau bắt đầu bước bằng chân phải, bước đi từng  bước ngắn. Ngoài nhiệm  vụ điều khiển người đi trước, người đi sau còn có nhiệm vụ quan sát nạn nhân để đề phòng các biến chứng. - Nếu nạn nhân quá nặng, hai người khiêng không được thì dùng 4 người. Trong trường hợp này mỗi người khiêng một đầu cáng và đều đi phía ngoài cáng. Người đi sau bên trái là người điều khiển.

Hiện nay, trong các trường hợp cứu thương chúng ta thường dùng băng ca cứu thương để vận chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế vì tính tiện dụng cũng như dễ dàng di chuyển đảm bảo an toàn cho nạn nhân và giảm thiểu gánh nặng cho người cấp cứu bệnh nhân.

Băng Ca Cứu Thương giúp di chuyển nạn nhân an toàn

Cần lưu ý khi di chuyển bệnh nhân

Công ty thiết bị y tế Gia Bảo [thietbiytegiabao.com.vn] là đơn vị uy tín có kinh nghiệm 7 năm trong lĩnh vực y tế, công ty luôn cam kết mang đến cho khách hàng các loại băng ca cứu thương chất lượng tốt nhật, phù hợp nhất, giá cả cạnh tranh nhất.

Bài viết được viết bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn hay cơ sở y tế là bước không thể thiếu trong khi thực hiện sơ cấp cứu. Tuy nhiên, ngoài cộng đồng vẫn còn những trường hợp di chuyển nạn nhân theo cảm tính, không tuân theo các nguyên tắc dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.

I. NGUYÊN TẮC

- Chỉ di chuyển nạn nhân khi thực sự cần thiết. 

- Chú ý đảm bảo an toàn cho nạn nhân và cho cả người thực hiện.

- Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, cần giải thích cho nạn nhân để nhận được sự phối hợp tốt nhất.

- Chỉ di chuyển nạn nhân một mình nếu không tìm được người giúp sức.

- Hướng dẫn những người phụ giúp để có sự phối hợp hiệu quả.

- Khi có nhiều người thực hiện di chuyển nạn nhân, sẽ có một người làm chỉ huy đưa ra hiệu lệnh.

- Thực hiện đúng kỹ thuật để tránh cho bản thân bạn khỏi bị tổn thương khi vận chuyển nạn nhân.

II. KỸ THUẬT DI CHUYỂN NẠN NHÂN BẰNG TAY

1. Trường hợp chỉ có 1 người cứu:

1.1 Phương pháp nạng người:

  Áp dụng trong trường hợp: nạn nhân chỉ bị tổn thương ở một chân như vết thương phần mềm, hoặc dãn dây chằng, hoặc bong gân gót chân ... nạn nhân còn tỉnh táo, hợp tác tốt và có thể bước đi được nhưng khó khăn.

Bước 1: Dìu nạn nhân đứng dậy, nắm chặt cổ tay nạn nhân và choàng sang cổ của người sơ cứu. Chú ý nên đứng cùng phía với chân bị tổn thương của nạn nhân.

Bước 2: Quàng tay của bạn sang eo bên kia của nạn nhân và nắm chặt cạp quần của nạn nhân để giữ cho nạn nhân thẳng người trong lúc di chuyển.

Bước 3: Tiến lên bước đầu tiên bằng chân phía bên nạn nhân. Di chuyển từng bước nhỏ và theo nhịp với sải chân của nạn nhân. Nếu có thể, bạn nên dùng gậy chống để giúp nạn nhân vững hơn; đồng thời tìm cách trấn an nạn nhân.

1.2 Phương pháp kéo:

   Áp dụng trong trường hợp: thật sự khẩn cấp, chỉ cần di chuyển nạn nhân một đoạn đường ngắn, mục đích để vận chuyển nhanh chóng nạn nhân ra khỏi khu vực cực kì nguy hiểm như cháy, nổ ....

Bước 1:  Bạn ngồi sau lưng nạn nhân. Luồn hai tay của bạn qua hai bên nách ra phía trước nắm lấy vai nạn nhân rồi kéo nạn nhân lùi về phía sau. 

Bước 2: Có thể dùng hai bàn tay cố định đầu nạn nhân nếu nghi ngờ có tổn thương.

Bước 3: Nếu nạn nhân đang mặc loại áo có độ dày và dai, bạn có thể nắm vai lấy áo của nạn nhân để kéo đi.

Bước 4: Hoặc đặt nạn nhân vào tấm bạt, chăn, ga ... để kéo nạn nhân đi

1.3 Phương pháp cõng: 

Áp dụng trong trường hợp: nạn nhân nhẹ cân, tỉnh táo, hợp tác tốt, không bị tổn thương cột sống, không bị choáng; không bị gãy xương chi, gãy xương chậu.

Bước 1: Nâng nạn nhân ngồi dậy.

Bước 2: Người sơ cứu ngồi trước mặt nạn nhân.

Bước 3: Choàng hai tay nạn nhân qua cổ người sơ cứu, một bàn tay của nạn nhân nắm chặt cổ tay phía bên kia.

Bước 4: Hai tay người sơ cứu luồn dưới khoe chân nạn nhân và giữ chặt.

Bước 5: Người sơ cứu dạng hai chân bằng vai, từ từ đứng dậy và cõng nạn nhân đi.

1.4 Phương pháp bế ẵm: 

Áp dụng trong trường hợp: nạn nhân nhẹ cân [ví dụ: trẻ em], tỉnh táo, hợp tác tốt, không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không bị gãy xương chi, xương chậu...

Bước 1: Người sơ cứu ngồi bên cạnh nạn nhân.

Bước 2: Vòng tay nạn nhân ôm lấy cổ người sơ cứu, một bàn tay của nạn nhân nắm chặt cổ tay phía bên kia.

Bước 3: Một tay người cứu đỡ khoeo chân của nạn nhân. Tay kia ôm ngang lưng vòng sang nách nạn nhân.

Bước 4: Người cứu dạng hai chân bằng vai, từ từ đứng dậy và bế nạn nhân đi.

 [Còn tiếp]

Bài viết được viết bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Trong sơ cấp cứu việc gọi hỗ trợ là vô cùng quan trọng, đối với di chuyển nạn nhân cũng không ngoại lệ. Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu các phương pháp di chuyển nạn nhân khi chỉ có một người và nạn nhân không có chấn thương cột sống. Phần tiếp theo này, hãy cùng tìm hiểu các phương pháp di chuyển nạn nhân khi có hai người hỗ trợ.

2. Trường hợp có 2 người

 2.1 Phương pháp ngồi hai tay bắt chéo:

 Áp dụng trong trường hợp: nạn nhân còn tỉnh táo, hợp tác tốt, ngồi được, không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không bị gãy xương chi, xương chậu...

Bước 1: Nâng nạn nhân ngồi dậy. 

Bước 2: Hai người sơ cứu ngồi xổm hai bên nạn nhân, bắt chéo tay sau lưng và nắm lấy cạp quần của nạn nhân. - Luồn tay kia phía dưới đầu gối nạn nhân, người này nắm lấy cổ tay người kia

Bước 3: Ôm chặt người nạn nhân, hai người cứu cùng đứng dậy nâng nạn nhân lên. - Di chuyển nạn nhân đến khu vực an toàn

2.2 Phương pháp khiêng:

 Áp dụng trong trường hợp: nạn nhân không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không bị gãy xương chi, xương chậu, không bị tổn thương vùng vai ...

Bước 1:  Nâng nạn nhân ngồi dậy. Một người ngồi phía sau lưng nạn nhân, luồn hai tay qua nách, nắm chặt lấy hai cổ tay nạn nhân.

Bước 2: Người kia luồn hai tay dưới đầu gối nạn nhân.

Bước 3: Cùng lúc hai người cùng đứng dậy nâng nạn nhân lên.

Bước 4: Di chuyển nạn nhân ra khu vực an toàn. 

3. Khi nạn nhân có chấn thương cột sống

III. KỸ THUẬT DI CHUYỂN NẠN NHÂN BẰNG GHẾ

Dụng cụ: 

- Ghế khiêng là ghế có bánh xe đẩy và có dải băng để buộc nạn nhân vào thành ghế.

- Có thể thay bằng ghế thường và dùng một cuộn băng lớn hoặc dây chắc để buộc giữ nạn nhân vào thành ghế. 

- Áp dụng trong trường hợp: 

+ Nạn nhân tỉnh, không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không bị gãy xương chi, xương chậu...

+ Nạn nhân hôn mê, không thể áp dụng các biện pháp vận chuyển khác như cõng, bế ẵm, khiêng tay; không có cáng vận chuyển.

Bước 1: Kiểm tra độ vững chắc của ghế trước khi sử dụng.

Bước 2: Đặt nạn nhân ngồi lên ghế, hai tay bắt chéo phía trước, dùng cuộn băng lớn hoặc sợi dây cuốn quanh ngực và buộc chắc chắc nạn nhân vào thành ghế.

Bước 3: Một người đi trước, một người đi sau. Ngả ghế về phía sau. Cầm hai tay kéo để kéo nạn nhân đi, hoặc khiêng nạn nhân đến nơi an toàn.  

Xem thêm:

Phương pháp di chuyển nạn nhân an toàn khỏi hiện trường tai nạn [Phần 1]

Video liên quan

Chủ Đề