Các nút cơ bản trong xe ô tô

Việc có quá nhiều nút chức năng điều khiển trên ô tô dễ khiến nhiều người lúng túng, nhất là người lần đầu làm quen với xe.

Tuy nhiên nếu đã nắm rõ công dụng cũng như cách thức hoạt động thì người dùng hoàn toàn có thể nhanh chóng sử dụng một cách thành thạo.

Nút khởi động Start/Stop

Nút khởi động Start/Stop là nút điều khiển dễ thấy nhất trên ô tô. Khi khởi động xe, chủ xe chỉ cần phải nhấn nút Start/Stop, đồng thời đạp chân phanh để khởi động xe. Nếu chỉ nhấn nút khởi động thì chỉ có tác dụng bật hệ thống điện trên xe, còn động cơ vẫn chưa hoạt động.

Nút khởi động Start/Stop là nút điều khiển dễ thấy nhất trên ô tô

Chỉnh gương chống chói

Nếu di chuyển vào buổi tối, tài xế dễ bị chói mắt bởi xe đi đằng sau chiếu đèn phản chiếu qua gương chiếu hậu trong. Điều này có thể dẫn tới không kiểm soát được khoảng cách với xe phía trước và dễ xảy ra va chạm. Những người có kinh nghiệm lái xe cho biết, với những loại xe sử dụng gương chiếu hậu trong không có chức năng chống chói, tài xế chỉ cần chủ động gạt lẫy nhỏ ngay dưới gương để giảm ánh sáng rọi lên từ đèn xe phía sau.

Khóa cửa tự động

Hầu hết các mẫu xe hơi hiện nay đều trang bị nút mở khóa và khóa cửa ngay vị trí dưới tay cầm mở cửa bên trong. Nút mở khóa và khóa cửa được ký hiệu bằng hình khóa đóng và khóa mở tương ứng. Tài xế có thể nhấn nút để mở hoặc đóng tất cả các cửa, đồng thời cửa cũng sẽ tự động đóng khi tài xế đi quá 20-25 km/h.

Hầu hết các mẫu xe hơi hiện nay đều trang bị nút mở khóa và khóa cửa ngay vị trí dưới tay cầm mở cửa bên trong

Nút điều chỉnh ghế

Hầu hết các mẫu xe ô tô đời mới đều cho phép tài xế chỉnh theo các hướng dựng, ngả, nâng cao hoặc hạ thấp. Tùy tầm giá mà xe trang bị ghế chỉnh điện hay chỉnh tay. Với những xe có ghế chỉnh tay, nút điều chỉnh ghế lái thường được đặt ngay bên hông ghế hoặc ở cửa xe, thuận tầm tay của người lái dễ dàng.

Bật đèn chiếu xa

Khi di chuyển trong đô thị, chủ xe chỉ cần sử dụng đèn chiếu gần. Tuy nhiên, khi đi trên đường quốc lộ hoặc cao tốc thì có thể sử dụng đèn chiếu xe. Để điều chỉnh từ đèn chiếu gần thành đèn chiếu xe, tài xế chỉ cần đẩy cần điều khiển về phía taplo và ngược lại nếu muốn chuyển lại về đèn chiếu gần.

Điều khiển gạt mưa

Cần điều khiển gạt mưa được lắp đặt phía sau vô lăng, bên phải tài xế. Với những xe có 2 gạt mưa cả phía trước và phía sau thì điều khiển gạt mưa phía trước được ký hiệu bằng hình rẻ quạt, gạt mưa phía sau ký hiệu bằng hình chữ nhật. Khi muốn sử dụng gạt mưa phía trước, tài xế kéo cần về phía mình để phun nước lên kính và gạt theo chiều xuống một nấc thì gạt mưa trước sẽ hoạt động.

Cần điều khiển gạt mưa được lắp đặt phía sau vô lăng, bên phải tài xế

Để tăng tốc độ gạt nước khi di chuyển vào những ngày trời mưa thì tài xế xoay công tắc chứa ký hiệu rẻ quạt để điều chỉnh. Khi muốn dừng lại thì tài xế đẩy lại cần hướng lên trên về vị trí ban đầu. Tương tự, đối với gạt mưa sau, tài xế kéo cần hướng ra ngoài để phun nước lên kính và xoay nút chứa ký hiệu hình chữ nhật.

Phanh tay điện tử

Với những xe không sử dụng phanh kéo mà dùng phanh tay điện tử, tài xế cần chú ý đến nút hình chữ P và nhấn nút này để kích hoạt và khi muốn bỏ phanh tay chỉ cần móc ngược nút. Tuy nhiên, nhiều mẫu xe cũng được thiết kế ngược lại, tức móc ngược nút là kích hoạt phanh còn nhấn nút là bỏ phanh.

Khóa trẻ em

Nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ngồi phía sau, tránh trường hợp trẻ tự ý mở cửa ra ngoài, các nhà sản xuất xe ô tô đã thiết kế ra nút khóa trẻ em đặt ngay gần cửa xe bên trong. Tùy theo thiết kế mà trên cửa có một lẫy hoặc khe nhỏ như ổ khóa. Chủ xe cần xoay, gạt lẫy hoặc lấy chìa xoay ổ khóa để kích hoạt chức năng này.

Ngoài các nút chức năng trên, một chiếc xe hơi sẽ còn rất nhiều các nút chức năng khác. Tài xế cần tìm hiểu nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử dụng các nút trên ô tô để có một chuyến hành trình an toàn và thoải mái, đặc biệt là đối với tài xế mới.

Theo Cartimes

Xe ô tô là 1 phương tiện linh hoạt và tiện ích, phục vụ cho cả sinh hoạt cá nhân lẫn kinh doanh. Thế nhưng để điều khiển 1 chiếc xe ô tô phải sử dụng được tất cả công tắc và các nút điều khiển trên xe. Bài viết này, Bảo Hà Auto sẽ hướng dẫn thủ thuật sử dụng các công tắc và nút điều khiển này thật đơn giản cho bạn. 

Tại sao phải biết cách sử dụng các nút điều khiển trên xe ô tô?

Bởi vì từ việc lái, đạp ga, phanh thắng đến điều khiển cần gạt gió, gương chiếu hậu,… đều cần phải thực hành nhiều lần mới nhuần nhuyễn được. Do đó mà có rất nhiều các nút điều khiển trên xe hơi.

Đặc biệt với những ai mới hoặc lần đầu chạy xe ô tô, bạn cần phải hiểu rõ chức năng và cách sử dụng, cũng như công dụng của các nút điều khiển này. Phân biệt các nút qua hình dáng của các nút cũng là 1 cách hay để nhớ tính năng của chúng.

Hệ thống công tắc trên ô tô

Hệ thống công tắc và các nút điều khiển trên xe hơi

Ô tô có một hệ thống công tắc trên ô tô rất dày đặc để đảm bảo chiếc xe được vận hành 1 cách hiệu quả, trơn tru và an toàn nhất. Vì vậy mà không ít bác tài phải đau đầu vì nó.

Tùy dòng xe mà các công tắc và các nút điều khiển sẽ được sắp xếp và định dạng khác nhau. Ví dụ như hệ thống công tắc và nút điều khiển trên tay cầm vô lăng.

Dựa vào các dòng xe khác nhau mà vị trí các nút cũng sẽ thay đổi để tiện lợi cho người lái nhất. Dưới đây là 1 số hệ thống công tắc và nút phổ biến cho bạn phân biệt và sử dụng.

Các nút điều khiển âm lượng và điều hòa trên xe ô tô

Các nút này có thể tùy biến nằm ở trên vô lăng hoặc ngay dưới màn hình dvd của từng loại xe khác nhau.

  • Nút +, – để tăng giảm âm lượng của loa
  • Nút ngay bên dưới dùng để chuyển nhạc/ video, hay chuyển kênh của hệ thống âm thanh
  • Nút MODE dùng để chuyển chế độ của âm thanh
  • Hai nút nhận cuộc gọi và từ chối cuộc gọi quen thuộc
  • Nút TEMP có công dụng điều chỉnh nhiệt độ đặt của hệ thống điều hòa nhiệt độ
  • Nút OFF dùng để tắt điều hòa của xe
  • Nút AUTO để bật chế độ tự động điều hòa
  • Nút DISP để thay đổi hiển thị

Nút điều khiển ghế ngồi

Hướng dẫn điều chỉnh ghế lái

Đối với ghế lái, việc điều chỉnh cũng khá đơn giản vì ghế nào cũng có cần chỉnh tay và nút bấm điều khiển. Mỗi cần chỉnh có tối đa 6 hướng: tiến/ lùi, nâng lên/ hạ thấp, nghiêng/ dựng lưng ghế.

Nút khởi động

Đối với các dòng xe hơi mới, chìa khóa xe đã được thay thế bởi nút khởi động thông minh. Vì vậy mà với những người dùng mới, đây chính là 1 trở ngại lớn.

Hệ thống khởi động mới sẽ yêu cầu chúng ta phải vừa đạp phanh kết hợp với nút nhấn nữa. Điều đó sẽ tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho xe khi khởi động. 

Tuy nhiên hệ thống này cũng tương tự như chìa khóa truyền thống mà thôi. Khi bạn nhấn nút khởi động mà không đạp thắng thì chỉ khởi động điện cho xe, tựa như khi sử dụng vặn chìa khóa từ OFF sang ACC.

Công tắc điều khiển đèn xi nhan

Điều khiển đèn xi nhan trên xe ô tô

Với các nút điều khiển này, các nhà sản xuất xe đã có quy định với nhau. Thế nên quy luật sử dụng xi nhan là thống nhất.

Ở bên trái tài xế, là cần điều khiển đèn được cấu tạo với 1 núm vặn ở giữa. Với cách hoạt động khá đơn giản. Với núm vặn bên trong thể hiện các hiệu ứng của đèn. 

Với 2 hình thức hoạt động: đèn chiếu gần [gạt hướng về bảng điều khiển] và đèn chiếu xa [đèn hướng về phía tài xế]. 

Theo đó, gạt cần lên trên thì sẽ kích hoạt xi nhan bên phải, và gạt cần gạt xuống là xi nhan bên trái.

Cần gạt nước 

Công tắc gạt mưa của ô tô

Cần gạt nước cũng đã được thống nhất giữa các nhà sản xuất. Thưởng sẽ là cần gạt nằm bên phải vô lăng. Do đó, cách sử dụng của những chiếc cần này sẽ gần như giống hệt nhau.

Khi đẩy cần lên trên [ở vị trí MIST] và buông cần tức thời thì nước sẽ ngưng. Khi kéo cần xuống [ở vị trí INT] sẽ kích hoạt chức năng phun nước theo tốc độ tùy chỉnh.

Thông thường tính năng này sẽ có 1 vòng tròn điều chỉnh tốc độ của nước. Khi kéo xuống thêm 1 nấc từ vị trí INT [tức là vị trí LO] là gạt nước liên tục với tốc độ thấp.

Cuối cùng là vị trí HI có tốc độ gạt liên tục cao nhất. Tính năng này được sử dụng khi trời mưa rất lớn hoặc có sương mù, tuyết rơi dày.

Các nút điều khiển trên cửa xe

Ở đa số các xe, dàn công tắc điều khiển ngay cửa người lái xe sẽ được bố trí tương tự nhau.

  • Cụm công tắc trong để điều khiển gương chiếu hậu bên trái và bên phải.
  • Đầu tiền là công tắc khóa/ mở khóa các cửa xe.
  • Bên cạnh đó là khóa tất cả cửa kính.
  • Tiếp theo là 4 công tắc lên xuống từng cửa sổ

Nút điều chỉnh gương chiếu hậu – Các nút điều khiển trên xe ô tô

Đối với gương chiếu hậu, thao tác điều khiển cũng khá đơn giản với các nút điều khiển được lắp đặt ngay trên cửa cạnh ghế lái hay trên táp lô. 

Để điều khiển gương chiếu hậu, có hai nút L và R. Khi gạt công tắc sang “L” sẽ điều chỉnh gương bên trái, và “R” là gương bên phải.

Để tầm quan sát của ô tô được bao quát khi tham gia giao thông, việc chỉnh gương chiếu hậu rất quan trọng. Do đó, bạn nên kiểm tra và thao tác với các công tắc này.

Tuy nhiên vẫn có 1 số xe không trang bị các nút điều khiển cho gương chiếu hậu nên chúng ta buộc phải đi ra ngoài và tự chỉnh tay thôi.

Giải mã các kí hiệu trên bảng điều khiển của ô tô

Bên cạnh các công tắc được giới thiệu ở trên, tùy theo từng loại xe mà sẽ còn 1 số công tắc khác. Vì thế khi mua xe, bạn hãy hỏi thật kỹ nhân viên tưu vấn về các nút điều khiển này nhé.

Bên cạnh đó, trên xe còn có 1 hệ thống các kí hiệu trên bảng điều khiển không phải ai cũng biết. Sau đây là giải mã cho các ký hiệu này.

Các loại kí hiệu thường gặp

Các đèn báo trong bảng điều khiển ô tô
  1. Đèn báo ABS: Đây là đèn được bật lên khi hệ thống phanh chống bó gặp trục trặc. Tuy nhiên, đèn này sẽ sáng lên lúc khởi động, và tắt sau vài giây.
  2. Thông báo sắp hết nhiên liệu: Khi đèn này sáng lên báo hiệu rằng xe của bạn sắp hết nhiên liệu rồi đó. Hãy tắp ngay vào đổ xăng ngay nhé!
  3. Cảnh báo dây an toàn: đèn báo hiệu này sẽ sáng lên khi xe đã khởi động mà dây bảo hiểm vẫn chưa được cài vào. Đôi khi nó còn kèm theo tiếng báo động liên tục nữa.
  4. Cảnh báo an toàn điện: kí hiệu này sẽ bật lên ngay khi có sự cố về điện xảy ra để đảm bảo an toàn cho người dùng.
  5. Cảnh báo về hệ thống phanh: đèn này sẽ sáng lên ngay khi hệ thống phanh của chiếc xe gặp vấn đề.
  6. Đèn cảnh báo: kí hiệu này chỉ sáng lên khi nó phát hiện ra 1 lỗi nào đó trên xe của bạn. Tốt nhất bạn hãy đưa xe đến bảo dưỡng ngay nhé!
  7. Ghế cho trẻ em: biểu tượng này sẽ phát sáng khi có một chiếc ghế trẻ em được lắp vào trong xe.
  8. Đèn kiểm soát áp suất lốp: biểu tượng này chỉ xuất hiện khi áp suất của lốp xe ở dưới mức an toàn hoặc có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe.

Kết luận

Hi vọng với những chia sẻ trên đây của Bảo Hà Auto. Các bác tài đang và sẽ chuẩn bị mua xe, lái xe sẽ có nhiều hơn một chút kinh nghiệm. Việc phân biệt và biết rõ các tính năng cảnh báo trên từng bộ phận của xe. Giúp lái xe an toàn hơn trên mọi nẻo đường.

Đăng nhập

Chủ Đề