Các khoản thu ngoài dự toán sai quy định năm 2024

Căn cứ vào Điều 65 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước như sau:

- Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ.

- Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp và số thu đã hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp ngân sách năm sau phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định.

- Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

- Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và theo mục lục ngân sách nhà nước.

- Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.

- Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách.

- Báo cáo quyết toán của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của quỹ.

- Những khoản thu ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã nộp; những khoản thu ngân sách nhà nước nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách; những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách.

Theo đó, khi quyết toán ngân sách nhà nước cần phải đảm bảo theo những yêu cầu theo quy định trên.

Các khoản thu ngoài dự toán sai quy định năm 2024

Xử lý thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán như thế nào? Yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước là gì? (Hình từ Internet)

Xử lý các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán như thế nào?

Căn cứ vào Điều 73 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:

Xử lý các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán ngân sách nhà nước được phê chuẩn
Sau khi quyết toán ngân sách nhà nước và ngân sách các cấp chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, trường hợp phát hiện thu, chi ngân sách không đúng quy định thì thực hiện xử lý theo quy định tại khoản 8 Điều 65 của Luật này và được quyết toán vào ngân sách năm xử lý.

Theo đó, việc xử lý các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán được phê chuẩn sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 65 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:

Những khoản thu ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã nộp; những khoản thu ngân sách nhà nước nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách; những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách.

Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành hạch toán kế toán ngân sách nhà nước?

Căn cứ vào Điều 63 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:

Kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán nhà nước và quy định của Luật này.
2. Cơ quan tài chính có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; tổng hợp số liệu thu, chi ngân sách nhà nước, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp, các cơ quan có liên quan theo chế độ quy định.

Theo như quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành hạch toán kế toán ngân sách nhà nước là kho bạc nhà nước. Ngoài ra, kho bạc nhà nước còn phải báo cáo với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan theo chế độ báo cáo đã được quy định.

Bên cạnh đó, Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán nhà nước và quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/07/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; KBNN, ngày 19/12/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN

Tại Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/07/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; KBNN (Nghị định 63/2019/NĐ-CP), ngày 19/12/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN (Thông tư 87/2019/TT-BTC).

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực KBNN và mức tiền phạt được quy định tại Nghị định số 63/2019/NĐ-CP và Thông tư 87/2019/TT-BTC cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 1.500.000 đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi cho những nội dung, công việc không có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi vượt dự toán hoặc kế hoạch vốn năm được cấp có thẩm quyền giao hoặc vượt dự toán các khoản chi phí được phê duyệt (đối với các công việc không thông qua hợp đồng);
  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi sai so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (chi sai nguồn dự toán; chi sai mục đích, đối tượng, nội dung so với dự toán được giao); chi sai nguồn vốn đầu tư, chi sai danh mục dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 4.500.000 đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán cho khối lượng công việc chưa thực hiện;
  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán cho khối lượng công việc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán;
  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán vượt giá trị hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 1.500.000 đồng) đối với hành vi ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp).

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 4.500.000 đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi không đúng tiêu chuẩn về chức danh, đối tượng sử dụng;
  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi vượt định mức chi về số lượng, giá trị;
  1. Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi sai chế độ (chi không đảm bảo điều kiện, nguyên tắc của chế độ chi).

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 3.000.000 đồng) đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước sai so với các nội dung trên hồ sơ, hóa đơn, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 12.500.000 đồng) đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp (loại trừ các khoản chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng).

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 40.000.000 đồng) đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 1.500.000 đồng) đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ đề nghị Kho bạc Nhà nước chuyển tiền thanh toán không đúng tên hoặc số hiệu tài khoản đơn vị thụ hưởng đã được ghi trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

9. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 3.000.000 đồng) đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán chi ngân sách nhà nước không phù hợp với các điều khoản thanh toán đã được quy định trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng giữa đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

  1. Sai về giá trị hợp đồng;
  1. Sai về thời hạn thanh toán;
  1. Sai về phương thức thanh toán;
  1. Sai về tỷ lệ thanh toán (bao gồm cả thanh toán tạm ứng);

đ) Sai về điều khoản thanh toán khác quy định trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng.

10. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 1.500.000 đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Không gửi cam kết chi ngân sách nhà nước đến Kho bạc Nhà nước đối với các khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi theo quy định;
  1. Gửi đề nghị cam kết chi ngân sách nhà nước đến Kho bạc Nhà nước chậm quá thời hạn quy định đối với các khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi theo quy định;
  1. Gửi đề nghị cam kết chi vượt kế hoạch vốn đầu tư năm, số dư dự toán năm còn được phép sử dụng hoặc vượt quá giá trị của hợp đồng còn được phép cam kết chi.

11. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 1.500.000 đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Làm thủ tục thanh toán tạm ứng sau thời hạn cuối cùng phải thực hiện thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên không có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đến Kho bạc Nhà nước theo quy định;
  1. Không làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng.

12. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 3.000.000 đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên, có hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ theo chế độ quy định trong lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng;
  1. Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt đến 80% giá trị hợp đồng;
  1. Không làm hoặc làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với khoản chi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau thời hạn theo quy định phải thanh toán vốn tạm ứng.

13. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 1.500.000 đồng) đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền 12.500.000 đồng) đối với hành vi lập hồ sơ, giấy tờ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản.