Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên

Cơ quan ông Nguyễn Văn Thảnh (TPHCM) đã xây dựng quy trình lựa chọn nhà thầu riêng với những gói thầu duy trì hoạt động thường xuyên được đăng tải nên trang điện tử nội bộ.

Theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT, lộ trình năm 2020 tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.

Ông Thảnh hỏi, với những gói thầu mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, cơ quan ông có tiếp tục được áp dụng việc đăng tải mời thầu trên trang thông tin nội bộ không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu quy định trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Theo đó, việc mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo quy định về lựa chọn nhà thầu mà doanh nghiệp ban hành theo quy định nêu trên.

Chinhphu.vn


Luật sư tư vấn:

Gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08-4-2019 về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu năm 2013:

Danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt:

1. Gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ công chức bao gồm biên soạn giáo trình do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao.

2. Trường hợp cần lựa chọn nhà thầu để cung cấp dịch vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo, đại hội, tập huấn (phục vụ ăn, nghỉ cho đại biểu; cho thuê hội trường, phòng họp và các dịch vụ liên quan như trang trí, khánh tiết, nước uống...) mà do yêu cầu thực tế phải bố trí địa điểm ăn, nghỉ tập trung cho tất cả đại biểu và đáp ứng yêu cầu tiến độ cần thực hiện gấp.

3. Gói thầu cung cấp dịch vụ đào tạo nhân lực của Việt Nam tại nước ngoài do các cơ sở đào tạo tại nước ngoài trực tiếp thực hiện với chuyên môn đặc thù hoặc kỹ thuật chuyên sâu đối với các lĩnh vực văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tự nhiên, xã hội.

4. Gói thầu mua chó nghiệp vụ; đào tạo chó nghiệp vụ; mua ma tuý, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma tuý, chất nổ để huấn luyện chó nghiệp vụ.

5. Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung nếu chỉ có duy nhất 01 đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng.

6. Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay.

7. In ấn, cung cấp các loại tem (tem miễn thuế, tem rượu nhập khẩu, tem rượu sản xuất trong nước, tem xì gà nhập khẩu; tem thuốc lá điểu nhập khẩu, tem thuốc lá sản xuất trong nước, tem thu lệ phí làm thủ tục hải quan, tem thu lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh); các loại biên lai (biên lai thuế, biên lai thu tiền, biên lai thu hộ lệ phí, biên lai thuế xuất khẩu, biên lai thuế đối với hàng hóa nhập khẩu); các loại tờ khai (tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu, tờ khai nguồn gốc xe gắn máy nhập khẩu); các loại số định mức hàng miễn thuế; các loại Seal (niêm phong) hải quan.

8. Mua, trao đổi bản quyền chương trình truyền hình.

9. Sản xuất và lắp đặt sân khấu phục vụ sản xuất chương trình phát sóng gắn liền với ý tưởng thực hiện.

10. Thuê địa điểm để tổ chức sản xuất, ghi hình các chương trình mang tính nghệ thuật cao.

11. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo điện tử, đài phát thanh truyền hình đối với những nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí tuyên truyền trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan báo chí để thực hiện.

12. Gói thầu tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc biệt phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao.

13. Gói thầu thấm định giá tài sản liên quan đến các vụ án hình sự cần thực hiện gấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

14. Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hàng năm.

15. Mua vé máy bay cho các đoàn đi công tác trong nước và quốc tế.

16. Gói thầu hợp tác, sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao.

17.Lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích cho Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế khi Việt Nam là bị đơn trong các vụ kiện quốc tê.

18. Mua sắm các chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ chỉ do một cơ sở sản xuất; có giá bán thống nhất do Nhà nước quy định (như điện, nước, xăng, dầu, phí vệ sinh môi trường và các dịch vụ tương tự khác), cước điện thoại cố định, bảo trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định.

19. Gói thầu có giá gói thầu không quá 50.000.000 đồng.

20. Lựa chọn nhà thầu để cung cấp một số dịch vụ cần cam kễt lâu dài với nhà cung cấp (nhiều hơn 1 năm) như: dịch vụ thuê đường truyền, nhà trạm; thuê hạ tầng kỹ thuật; thuê phần mềm; thuê tên miền, máy chủ và dịch vụ lưu trữ dữ liệu điện tử; dịch vụ hỗ trợ bảo hành, vận hành hệ thống phần cứng, phần mềm, dịch vụ hỗ trợ người dùng (call center)...

21. Ngoài các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 20, nếu gói thầu, nội dung mua sắm xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 20 (Đấu thầu rộng rãi), 21 (Đấu thầu hạn chế), 22 (Chỉ định thầu), 23 (Chào hàng cạnh tranh), 24 (Mua sắm trực tiếp) và 25 (Tự thực hiện) của Luật Đấu thầu thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp mua sắm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối tượng áp dụng:

Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đấu thầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê(tổng hợp)

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực.

Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27.


 

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
 

Chỉ định thầu là hình thức mà bên mời thầu chọn trực tiếp (chỉ định) nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng mà không thông qua đấu thầu. 

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo; c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ; d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình; e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên
Chỉ định thầu

2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án; b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu; d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay; đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày; e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật đấu thầu năm 2013 thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện; b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

c) Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.

Chào hàng cạnh tranh là hình thức mà bên mời thầu gửi yêu cầu chào hàng và nhận chào hàng (báo giá) từ nhà thầu. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.
 

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. 2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định; c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên
Hình minh họa: Hình thức Chào hàng cạnh tranh

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. 2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật đấu thầu năm 2013 (6 hình thức ở trên) thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây: 1. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

2. Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

Ngoài việc nắm rõ đấu thầu rộng rãi là gì, đấu thầu hạn chề, chỉ định thầu,... nhà thầu cũng cần biết được khái niệm của áp thầu là gì? Áp thầu là việc áp dụng một gói thầu trước đó đã thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi cho gói thầu tương tự chuẩn bị/đang thực hiện. 
 

Lời nói đầu

Nhiều nhà thầu nhắn cho DAUTHAU.INFO hỏi những kiến thức rất căn bản về đấu thầu, DAUTHAU.INFO sẽ có loạt bài hướng dẫn dành cho các nhà thầu. Bài viết này nằm trong loạt bài về KIẾN THỨC CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI THAM GIA ĐẤU THẦU

Sau khi nạp các kiến thức căn bản rồi thì bạn nên chuẩn bị cho mình một bộ phần mềm để săn thông tin thầu. Hãy tham khảo gói phần mềm VIP1 của DauThau.info tại đây: https://dauthau.asia/vip/?plan=1&vip=1

Tại sao Admin hướng dẫn bạn chọn gói VIP1 chứ không phải các gói phần mềm khác của dauthau.info?

Bởi vì với gói phần mềm này, các bạn đang chập chững bước vào thị trường mua sắm đặc biệt này có thể dùng để khảo sát thị trường, đồng thời nghiên cứu tìm hiểu các gói thầu mà mình quan tâm. Bằng cách thiết lập phần mềm săn các gói thầu mà mình đang tìm kiếm như 1 cách tập rượt cho quen, các bạn còn có thể xem các hồ sơ mời thầu mẫu của các gói đấu thầu qua mạng (đều được đăng tải miễn phí hồ sơ mời thầu), các bạn tải về để nghiên cứu xem người ta đang mời thầu như thế nào, năng lực của mình đã đáp ứng được chưa, còn thiếu gì cần phải bổ sung. Nếu thấy mọi thứ dường như sẵn sàng thì bạn có thể "chiến đấu" luôn!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên