Các công ty phải nộp báo cáo kiểm toán năm 2024

Trong trường hợp thuộc đối tưởng phải kiểm toán nhưng không thực hiện sẽ bị phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000

Các bước nộp BCTC đã kiểm toán qua mạng?

//www.youtube.com/shorts/z8U0E5rBy3I

Tham khảo công văn số 1339/BTC-CĐKT ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính; Công văn 5236/TCT-KK về xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm HSKT như sau:

– Công văn số 1339/BTC-CĐKT ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính về các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán.

Căn cứ các hướng dẫn nêu trên và theo trình bày của Cục Thuế thì:

1. Tiếp nhận Báo cáo tài chính đính kèm Báo cáo kiểm toán trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc qua đường bưu chính:

Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN nhưng không có Báo cáo tài chính thì cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn người nộp thuế bổ sung đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế.

Trường hợp người nộp thuế là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán Báo cáo tài chính, khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN cho cơ quan thuế, có Báo cáo tài chính nhưng không đính kèm Báo cáo kiểm toán thì cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn người nộp thuế bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định; đồng thời có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập và xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế mới nộp hồ sơ khai thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định.

2. Tiếp nhận Báo cáo tài chính đính kèm Báo cáo kiểm toán qua mạng:

Tổng cục Thuế sẽ nâng cấp Cổng thông tin điện tử [ứng dụng Khai thuế qua mạng] trước thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2015 để hỗ trợ người nộp thuế là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính, khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN thì gửi được bản scan Báo cáo kiểm toán qua mạng; đồng thời nâng cấp ứng dụng để hỗ trợ đánh dấu, tra cứu được các Báo cáo tài chính có Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính không có Báo cáo kiểm toán đính kèm. Cục Thuế có trách nhiệm xác định đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán, kiểm toán độc lập để đôn đốc người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn, đủ thành phần quy định.

Báo cáo tài chính phải nộp cho những cơ quan nào? Chắc hẳn đối với mọi kế toán đều hỏi ít nhất một lần câu hỏi này. Bời vì, đối với mỗi doanh nghiệp viêc lập báo cáo tài chính rất quan trọng, nếu doanh nghiệp thực hiện sai chắc chắn những rắc rối pháp lý mang lại thường không đơn giản.

Với kinh nghiệm xử lý hàng nghìn bộ hồ sơ báo cáo tài chính, TIN Holdings xin chia sẻ đến quý khách thông tin liên quan đến nội dung nộp BCTC cho những cơ quan nào, để từ đó hoạt động kinh doanh sản xuất thuận lợi hơn.

Mục lục bài viết

1. Nơi nhận BCTC của doanh nghiệp theo quy định

Cơ quan nhận báo cáo tài chính

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các loại doanh nghiệp khác

Cơ quan tài chính x x Cơ quan Thuế x x x Cơ quan Thống kê x x x DN cấp trên x x x Cơ quan đăng ký kinh doanh x x x

Lưu ý:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước, kỳ lập báo cáo là Quý và năm.
  • Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác, kỳ lập báo cáo là năm
  • Các loại thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp thực tế rất nhiều và mang đặc thù khác nhau, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin để sớm lập báo cáo tài chính đúng và đủ theo quy định pháp luật

2. Các cơ quan khác doanh nghiệp phải nộp BCTC

Nơi nộp báo cáo tài chính theo quy định

Ngoài các cơ quan trên thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho những đơn vị sau:

Đối với doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước sau khi lập báo cáo tài chính, ngoài các cơ quan đã nêu trên thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp BCTC cho các cơ quan có thẩm quyền như sau:

Các doanh nghiệp phải nộp BCTC

Cơ quan tiếp nhận BCTC của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương. Bộ Tài chính [Cục Tài chính doanh nghiệp]. Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán. Bộ Tài chính [Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm] Công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

  • Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương.
  • Đối với các Tổng công ty Nhà nước thì tiến hành nộp BCTC cho Bộ Tài chính [Tổng cục Thuế].

Các đơn vị kế toán trực thuộc

Đối với các đơn vị kế toán hoạt động trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước thì tiến hành nộp theo đúng thời hạn quy định.

3. Một số lưu ý khi nộp BCTC

  • Trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành kiểm toán BCTC trước khi nộp, thì doanh nghiệp phải nộp kết quả kiểm toán đính kèm hồ sơ khi nộp BCTC cho các cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với doanh nghiệp vốn nước ngoài [vốn FDI] thì nộp báo cáo tài chính cho Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
  • Đối với doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan như đã nêu trên, doanh nghiệp tiến hành nộp BCTC theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
  • Đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, nếu hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì nộp báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Việc xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo tài chính theo quy định, chắc chắn sẽ giúp quý khách tự tin hơn trong việc hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan quản lý tài chính của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật quản lý việc báo cáo thuế và tài chính doanh nghiệp thường được cơ quan có thẩm quyền quản lý rất chặt chẽ, kế toán và doanh nghiệp liên tục cập nhật cho mình những thông tin tại nội dung thông tin kế toán – thuế của TIN Holdings để công việc và kế hoạch kinh danh được diễn ra hợp pháp và hiệu quả nhất.

Báo cáo kiểm toán phải nộp cho ai?

Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Tổng cục Thuế].

Ai là người dùng chính của các báo cáo tài chính?

Đối tượng phải lập và nộp báo cáo tài chính bao gồm tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định [Căn cứ theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP và Luật Kế toán năm 2015].

Doanh nghiệp FDI nộp báo cáo tài chính ở đâu?

Cơ quan tài chính: doanh nghiệp FDI phải nộp báo cáo tài chính năm cho Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính. Cơ quan thuế: cơ quan thuế mà doanh nghiệp FDI phải nộp báo cáo tài chính năm là Cục thuế tại địa phương trực tiếp quản lý thuế.

Báo cáo tài chính phải nộp khi nào?

Đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh: Thời hạn nộp BCTC cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ví dụ: Kỳ kết toán của năm sẽ bắt đầu từ 01/01/2023 đến 31/12/2023 thì Doanh nghiệp bắt buộc phải nộp BCTC trước ngày 31/01/2024.

Chủ Đề