Các câu về este trong đề thi đại học

1. Tác Giả: Tài liệu của trường THPT Ischool Quy Nhơn 2. Loại tệp: PDF Miễn Phí 3. Dung lượng: 851KB

4. Số trang: 27 Trang.

Câu 1. [Câu 6. Đại Học KA – 2007] Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
Hướng dẫn giải: [Rượu không no – Acid không no]
Câu 2. [Câu 56. Đại Học KA – 2007] Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:

A. HCOO-CH=CH-CH3. B. CH3COO-CH=CH2.


C. CH2=CH-COO-CH3. D. HCOO-C[CH3]=CH2.
Câu 3. [Câu 6. Đại Học KA – 2008] Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:
A. 5.        B. 2.        C. 4.        D. 6.
Hướng dẫn giải: C4H8O2 là este no đơn chức. Các đồng phân là: HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH[CH3]2; CH3COOCH2CH3; CH3CH2COOCH3

Câu 4. [Câu 18. Đại Học KA – 2008] Phát biểu đúng là:


A. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
B. Tất cả các este phản ứng với d d kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và rượu [ancol].
C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4[OH]2.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 5. [Câu 19. Đại Học KA – 2008] Cho glixerin trileat [hay triolein] lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu[OH]2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:

A. 2.        B. 3.         C. 5.        D. 4.


Hướng dẫn giải: Glixerin trioleat là este của glixerin và axit oleic [axit béo không no có một liên kết đôi]. có cấu tạo: CH2-COO-[CH2]7-CH=CH-[CH2]7-CH3 CH-COO-[CH2]7-CH=CH-[CH2]7-CH3 CH2-COO-[CH2]7-CH=CH-[CH2]7-CH3 ⇒ có phản ứng với Br2 và NaOH.

Câu 6. [Câu 38. Đại Học KA – 2008] Este X có các đặc điểm sau:

– Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; – Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y [tham gia phản ứng tráng gương] và chất Z [có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X].

Phát biểu không đúng là:


A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken.
Hướng dẫn giải: Dựa vào các dữ kiện của đầu bài Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau ⇒ X là este no đơn chức Thủy phân X thu được Y phản ứng tráng gương ⇒ Y phải là axit fomic. ⇒ E là este của axit fomic. Z có số C bằng một nửa của X vậy số C của Z phải bằng của axit fomic ⇒ Z là CH3OH. Tách nước từ CH3OH không thu được anken.

Câu 7. [Câu 18. Cao đẳng – 2009] Phát biểu nào sau đây sai?


A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol
Câu 8. [Câu 23. Cao đẳng – 2009] Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là:

A. 2        B. 1          C. 3          D. 4


Câu 9. [Câu 15. Đại Học KA – 2010] Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng c/ thức phân tử C2H4O2 là:
A. 3         B. 1         C. 2          D. 4
Câu 12. [Câu 32. Đại Học KB – 2010] Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dd NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là:

A. 4          B. 5        C. 8          D. 9


Hướng dẫn giải: Phản ứng được với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc nên chỉ có thể là axit hoặc este. axit: CH3CH2CH2CH2COOH; CH3CH2CH[CH3]COOH; CH3CH[CH3]CH2COOH; CH3C[CH3]2COOH Este: CH3CH2CH2COOCH3; CH3CH[CH3]COOCH3; CH3CH2COOC2H5; CH3COOCH2CH2CH3; CH3COOCH[CH3]2 [Không tính este: HCOO–C4H9: vì chúng có thể tham gia pư tráng gương]

Câu 14. [Câu 21. Cao Đẳng – 2011] Công thức của triolein là:


A. [CH3[CH2]16COO]3C3H5
B. [CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO]3C3H5
C. [CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO]3C3H5
D. [CH3[CH2]14COO]3C3H5
Hướng dẫn giải: Công thức của triolein là: [CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO]3C3H5 [là trieste của glixerol với axit oleic].

Câu 15. [Câu 30. Cao Đẳng – 2011] Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả

năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thuỷ phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu[OH]2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là:

A. CH3CH[OH]CH[OH]CHO


B. HCOOCH2CH[OH]CH3
C. CH3COOCH2CH2OH.
D. HCOOCH2CH2CH2OH
Hướng dẫn giải: Công thức cấu tạo của X có thể là HCOOCH2CH[OH]CH3 vì X có nhóm OH nên có phản ứng với Na, X có chức este HCOO nên có phản ứng tráng gương, thủy phân X tạo ra etylen glicol nên có thể hòa tan được Cu[OH]2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

Câu 16. [Câu 2. Đại Học KB – 2011] Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl

fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong d/ dịch NaOH [dư], đun nóng sinh ra ancol là:

A. 4          B. 2        C. 5          D. 3


Hướng dẫn giải: phenyl axetat: CH3–COO–C6H5 + NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O

anlyl axetat: CH3COO–CH2–CH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH2=CH–CH2–OH


metyl axetat: CH3COOCH3 + NaOH ¾ —>CH3COONa + CH3–OH
Một số tài liệu liên quan

Tập tài liệu Bài Tập ESTE – LIPIT Trong Đề Thi CĐ – ĐH [Giải Chi Tiết] ở định dạng PDF để thuận tiện cho việc in ấn của quý thầy cô và các em học sinh.

Like Fanpage Exam24h để cập nhật Tài liệu và Đề thi mới nhất!

Trong hóa học, người ta định nghĩa este từ cấu trúc chung của nó. Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR, ta được một este. Do đó, Este có công thức chung là: R-COO-R’. Các dạng bài tập về este xuất hiện trong đề thi THPTQG rất cao. Đặc biệt là dạng toán VDC gồm hỗn hợp este hoặc phản ứng este. Để làm được các dạng toán về este, trước hết hãy nắm một số phản ứng cơ bản. Bởi mỗi phản ứng là một dạng bài tập.

Dưới đây, mình xin giới thiệu tới bạn đọc về các dạng bài tập este trong đề thi đại học.

Dạng 1: Dạng bài tập phản ứng đốt cháy este

Phương pháp giải
  • Phản ứng đốt cháy 1 este
    • Este no, đơn chức, mạch hở
      • CTTQ: CnH2nO2,n≥2
      • Phản ứng cháy:
      • CnH2nO2+3n−22O2→nCO2+nH2O
      • nCO2=nH2O
      • nO2=32nCO2–neste
    • Este không no, đơn chức, mạch hở có 1 liên kết C = C
      • CTTQ: CnH2n−2O2,n≥4
      • Phản ứng cháy:
      • CnH2n−2O2+3n−32O2→nCO2+[n−1]H2O
      • nCO2>nH2O
      • neste=nCO2–nH2O
    • Este không no, đơn chức, có k liên kết C=C trong phân tử
    • Este không no, có từ 2 liên kết C=C trở lên trong phân tử
      • CnH2n+2−2kOm+O2→nCO2+[n+1−k]H2O
      • nCO2>nH2O
      • neste=nCO2–nH2Ok−1
    • Este bất kì
      • CTTQ: CxHyOz. x, y, z nguyên dương, x≥2,z≥2
      • Phản ứng cháy: CxHyOz+O2→xCO2+y2H2O
      • Áp dụng các định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố… để giải bài toán.
  • Bài toán đốt cháy hỗn hợp các este
    • Bài toán đốt cháy 2 este đồng phân
      • Các este đồng phân ⇒ có cùng CTPT, cùng KLPT.
    • Bài toán đốt cháy 2 este tạo thành từ cùng 1 axit, 2 ancol đồng đẳng hoặc cùng 1 ancol, 2 axit đồng đẳng
      • Các este này sẽ có cùng dạng CTTQ ⇒. Đặt CTPT trung bình để viết phương trình phản ứng, đưa về bài toán 1 este.
      • Số liên kết pi trong phân tử: k=2nC–nH+22
    • Bài toán đốt cháy hỗn hợp nhiều este có cùng CTTQ
      • Đặt CTPT trung bình
      • Áp dụng các định luật bảo toàn để giải bài toán.
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam một este X thu được 3,52 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X?

Cách giải

Ta có: nCO2=3,5244=0,08[mol] nH2O=1,4418=0,08[mol] Do nCO2=nH2O⇒ X có độ bất bão hòa của phân tử Δ=1 X là este no, đơn chức ⇒ X dạng CnH2nO2

Vậy công thức phân tử của X là: C4H8O2

Dạng 2: Bài toán về phản ứng thuỷ phân este

  • Thuỷ phân một este đơn chức
    • Trong môi trường axit: Phản ứng xảy ra thuận nghịch
  • Trong môi trường kiềm [phản ứng xà phòng hoá]: Phản ứng một chiều, cần đun nóng
  • Thủy phân este đa chức
Phương pháp giải
  • Các dạng este đa chức
    • Este tạo thành từ axit đơn chức và ancol đa chức [n chức]: [RCOO]nR′
[RCOO]nR′+nNaOH→nRCOONa+R′[OH]n
  • Có thể là các axit khác nhau
    • Este tạo thành từ axit đa chức [n chức] và ancol đơn chức: R[COOR′]n
    • Este tạo thành từ axit đa chức [n chức] và ancol đa chức [m chức]: Rm[COOR′]n.mR′n. Khi n = m thành R[COOR′]nR′→ este vòng
    • Este no, 2 chức, mạch hở: CnH2n−2O4
    • Trong phản ứng thủy phân este đa chức thì tỉ lệ: nNaOHNeste>1
    • Nếu T = 2 ⇒ Este có 2 chức, T = 3 ⇒ Este có 3 chức…
Ví dụ 2: Muốn thuỷ phân 5,6 gam hỗn hợp etyl axetat và etyl fomiat [etyl fomat] cần 25,96 ml NaOH 10% [D = 1,08 g/ml]. Thành phần % khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là bao nhiêu ?

Cách giải

Đặt x là số mol CH3COOC2H5 và y là số mol HCOOC2H5.

Phương trình phản ứng: CH3COOC2H5+NaOH→CH3COONa+C2H5OH [1] HCOOC2H5+NaOH→HCOONa+C2H5OH [2] Theo giả thiết và các phản ứng ta có hệ phương trình : 88x+74y=5,6 và x+y=0,07 ⇔x=0,03 và y=0,04 ⇒ % mCH3COOC2H5=47,14 %.

Dạng 3: Dạng bài tập các phản ứng hóa học của este

Ví dụ 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

Cách giải:

Hi vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn thành thạo kĩ năng về các dạng bài toán este. Các phản ứng đặc trưng và những kiến thức liên quan cần chú ý để làm dạng toán nâng cao hơn. Mỗi khi học bài hóa, ta cần đặt ra và trả lời các câu hỏi kiến thức xoay quanh bài để nâng khả năng tư duy của mình. Giờ cũng là lúc để các bạn tìm đọc các dạng toán chuẩn bị cho kì thi đại học. Chúc bạn thành công trong kì thi của mình nhé !

Video liên quan

Chủ Đề