Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào số với các phương pháp nhân giống truyền thống

CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬTNHÓM 3: ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRUYỀN THỐNGMỤC LỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giới thiệu chung:Từ xa xưa ông cha ta đã biết nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính truyềnthống như giâm cành, chiết cành, ghép cành ; phương pháp hữu tính là gieo hạt…Đánh giá, nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của yếu tố giống trong việc góp phầnnâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây trồng mang lại.Ngày nay, người ta đã biết cách giữ lại và nhân lên các cây có nhiều đặc tính tốt bằngnhiều phương pháp khác nhau…Từ các cây lương thảo, cây ăn quả, cây gỗ quý đến cáccây có giá trị thẫm mỹ cao , cây thảo dược v.v.2. Phân loại các phương thức nhân giống:2.1 Sinh sản vô tính:Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ cần một cơ thể gốc. Cơ thể gốc tách thành 2hoặc nhiều phần, mỗi phần sẽ cho ra một cá thể mới.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 1CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬTCơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm. Cơ thể con sinh ragiống hệt cây bố mẹ.Có 2 hình thức sau:*Sinh sản vô tính tự nhiên:thực vật có khả năng tạo những cơ thể mới từ một bộ phận củathân bò [dâu tây, rau má], thân rễ [cỏ gấu], thân củ[khoai tây], lá cây [thuốc bỏng], rễ củ[khoailang].*Sinh sản vô tính nhân tạo gồm: giâm [cành, lá, rễ], chiết [cành], ghép [cành, chồi], nuôicấy mô- tế bào Hình thức nhân giống vô tính nhân tạo:Một số phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật đang được ứng dụng rộng rãi trongnông nghiệp - Phương pháp giâm cành và chiết cành2.1.1 Cơ sở sinh học của phương pháp[5]Theo viện sĩ Maximop, mỗi bộ phận của cây, ngay đến mỗi tế bào, đều có tính độc lập vềmặt sinh lí rất cao. Chúng có khả năng khôi phục lại các cơ quan, bộ phận không đầy đủvà trở thành một cá thể mới hoàn chỉnh. Trong cơ thể thực vật, nước và các chất khoánghoà tan được vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ, còn các sản phẩm hữu cơ sản xuất ởlá được chuyển xuống gốc [rễ, củ, … ] theo mạch rây. Khi ta cắt đứt con đường vậnchuyển theo mạch rây, các sản phẩm hữu cơ sẽ tập trung ở các tế bào vỏ của phần bị cắt[phía trên ]. Các chất hữu cơ này cùng với chất điều hoà sinh trưởng Axin nội sinh [đượctổng hợp ở ngọn cây chuyển xuống] sẽ kích thích sự hoạt động của tượng tầng và hìnhthành mô sẹo, rồi sau đó hình thành rễ từ mô sẹo ở chỗ bị cắt, khi gặp điều kiện thuận lợi.Quá trình hình thành rễ bất định này có thể chia làm ba giai đoạn:- Giai đoạn 1: Tái phân chia tượng tầng [mô phân sinh bên]- Giai đoạn 2: Xuất hiện mầm rễ- Giai đoạn 3: Sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ đâm qua vỏ ra ngoài.2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm và chiết cành[4,5]- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm cành:+ Hệ số nhân cao+ Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ+ Cây sớm ra hoa, kết quảSVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 2CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT+ Cần chăm sóc chu đáo trong thời gian đưa từ vườn ươm vào sản xuất đại trà.- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết cành+ Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ+ Thời gian có cây giống nhanh, cây sớm ra hoa, kết quả+ Cây thấp, tán gọn+ Hệ số nhân thấp2.1.3. Kĩ thuật giâm cành và chiết cành[1,4,5]* Kĩ thuật giâm cành gồm các bước sau:- Cắt cành: Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 - 15 cm các cành bánh tẻ [không non quá ,không già quá]- Giâm cành: Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp, hoặc xử lí bằng chất kích thích ra rễ[nhóm Auxin n], sau đó cắm vào nền giâm- Chuyển cây vào vườn ươm: Khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cành giâm, chuyểncây vào vườn ươm và chăm sóc chu đáo- Đưa cây vào trồng đại trà: Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà.* Kĩ thuật chiết cành gồm các bước sau:- Cắt khoanh vỏ: Khoanh 2 vòng vỏ quanh cành chiết [khoảng cách giữa 2 vòng bằng 5 -2 lần đường kính cành chiết]. Bóc vỏ và cạo sạch các lớp tế bào dính trên lõi gỗ.- Bó bầu: Sau khi khoanh vỏ, để khô nhựa cây [từ vài giờ đến vài ngày t] rồi bó bầu.Trước khi bó bầu có thể xử lí chất kích thích ra rễ [nhóm Auxin n] nếu cần thiết. Nguyênliệu bó bầu thường dùng là rễ bèo Nhật Bản đã phơi khô + phân chuồng + đất phù sa. Saukhi phủ kín vết cắt, dùng giấy polyetilen bọc ngoài, buộc kín hai đầu, tưới nước để giữ độẩm cao trong suốt quá trình ra rễ ở cành chiết.- Cắt cành chiết: Khi thấy xuất hiện nhiều rễ ở bầu, rễ bắt đầu chuyển sang màu vàngnâu, thì cắt rời cành khỏi cây mẹ [chỗ cắt cách bầu khoảng 2 cm về phía dưới ]. Sau đóđem trồng ở vườn ươm và tiếp tục chăm sóc cây con.2.1.4. Những điều cần lưu ý trong kĩ thuật giâm và chiết cành:Để công việc giâm và chiết cành có hiệu quả cao, cần chú ý đến các nhân tố môi trườngvà yếu tố nội tại thích hợp cho việc ra rễ. Đó lá ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất nền, chấtSVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 3CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬTbó bầu, bản chất và chất lượng của giống và cuối cùng là việc sử dụng hợp lí các chấtkích thích ra rễ thuộc nhóm Auxin. [4,5]a. Phương pháp chiết cành[2]Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng củacác chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.- Cành chiết được lấy trên các cây giống đã được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ,cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn những cànhcó đường kính từ 1 - 2 cm ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng, không chọn cành na,cành dưới tán và các cành vượt.Sau 60 - 90 ngày, tuỳ thuộc vào thời vụ chiết, cành chiết rễ. Khi cành chiết có rễ ngắnchuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà là có thể cắt cành chiết đưa vào vườn ươm.Thời vụ chiết thích hợp cho đa số các chủng loại cây ăn quả là vụ xuân và vụ thu.b. Phương pháp giâm cành.[2]Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoahọc của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.Đối với những giống cây ăn quả, nhất là những giống kho ra rễ, sử dụng phương phápnày đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiệnnhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm.* Phương pháp tiến hành.[2,4]Đối với các cây ăn quả dạng gỗ cứng, có rụng lá mùa đông, thường lấy cành giâm khi câybước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đối với các cây ăn quả gỗ mềm, không rụng lá thường lấycành giâm vào mùa sinh trưởng.Nền giâm được sử dụng là cát khô, than bùn, xơ dừa hoặc là nền đất tuỳ thuộc vào điềukiện giâm cành, thời vụ giâm, chủng loại giống và loại cành giâm khác nhau.Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơinước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễthì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 4CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬTGiai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhàgiâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trongđiều kiện có mái che.* Yêu cầu của giống gốc ghép:[5]- Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địaphương.- Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép.- Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịuvới điều kiện ngoại cảnh bất thuận.- Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc câycon.* Những yêu cầu kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuấtvườn:[4,5]- Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trìnhkhác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. Trước khi ghép 1 -2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiềunhựa, tượng tầng hoạt động tốt.- Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trênvườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghépđược chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổicành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vậnchuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.- Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ănquả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu.- Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sựthành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác.- Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lýngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới côngtác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật.* Các phương pháp ghép:SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 5CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬTTuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây ăn quả mà có thể sử dụng cácphương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng để nhângiống cây ăn quả được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành.+ Nhóm các phương pháp ghép mắt.[2,5]- Phương pháp ghép mắt cửa sổ.Phương pháp ghép mắt cửa sổ thường được áp dụng với các chủng loại cây ăn quả dễ bócvỏ, có thân cành dễ lấy mắt, mắt ghép lớn.Trên gốc ghép, cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiếnhành mở vết ghép có dạng cửa sổ và bóc bỏ phần vỏ. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầmngủ, cắt một phần khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn vếtmở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kíndây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép.Sau ghép 15 - 20 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếumắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện phápkỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.- Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ[5]Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ được áp dụng để nhân giống hồng, các cây ăn quả cómúi và một số chủng loại cây ăn quả khác.Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầmngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trícó mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép.Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lêntrên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghépnhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất mộtphía tượng tầng được trùng khớp.Sau ghép 20 - 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếumắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện phápkỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.+ Nhóm các phương pháp ghép cành- Phương pháp ghép áp [1,5]SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 6CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬTPhương pháp ghép áp được áp dụng chủ yếu để nhân giống trồng với số lượng nhỏ hoặcáp dụng với những cây ăn quả khó nhân giống bằng các phương pháp khác.Trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 - 10 cm, áphai vết cắt vào nhau và cuốn kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghéptrên thân cây chọn cành ghép. Sau ghép khoảng 1,5 - 2 tháng, tiến hành cởi dây ghép vàcắt ngọn của gốc ghép. Sau đó khoảng 7 - 10 ngày, cắt tiếp phần gốc của cành ghép vàtạo được cây giống hoàn chỉnh.- Phương pháp ghép cành bên[1,4]Phương pháp ghép cành bên được sử dụng trong trường hợp cây gốc ghép khó bóc vỏ đểsử dụng các phương pháp ghép khác hoặc ghép trong mùa khô.Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, mở vết cắt tương tự như phương phápghép mắt nhỏ có gỗ nhưng có kích thước từ 2 - 3 cm. Trên cành ghép, cắt một lát cắt tạovết cắt dài, có kích thước tương tự như vết mở trên gốc ghép, giữ lại 2 - 3 mầm ngủ. Càicành ghép vào vết mở của gốc ghép và dùng dây nilon cuốn kín lại. Cuốn dây nilon từdưới lên trên và cố định dây cuốn lần thứ nhất khi cuốn kín vết cắt, sau đó tiếp tục cuốndây một lượt lên trên và cố định dây ghép. Sau ghép 20 - 25 ngày, tiến hành cởi dây ghépđến vị trí cố định dây lần 1 và sau 1 - 2 ngày thì cắt ngọn gốc ghép. Khi cây có 1 - 2 đợtlộc ổn định thì cắt tiếp phần còn lại của dây ghép.- Phương pháp ghép đoạn cành[2,4]Phương pháp ghép đoạn cành được sử dụng để nhân giống hầu hết các đối tượng cây ănquả thân gỗ.Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, tiến hành cắt ngọn gốc ghép [có giữ lạimột vài lá gốc]. Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắtmột lát cắt tạo vết cắt dài 2 - 2,5 cm, có 2 - 3 mầm ngủ. Chẻ một vết trên gốc ghép cóchiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vàogốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng tầng được trùng khớp và dùng dây nilonmỏng cuốn lại.Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dâynilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây tạigốc ghép. Sau ghép 15 - 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hànhcác biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 7CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT- Phương pháp ghép nêm.Phương pháp ghép nêm được sử dụng cả nhân giống trong vườn ươm và ghép cải tạovườn cây ăn quả.Trên gốc ghép, cắt bỏ toàn bộ thân tán ở vị trí phù hợp, chọn cành ghép và cắt cả hai phíatạo thành hình chiếc nêm. Chẻ đôi gốc ghép và cài cành ghép sao cho phần tượng tầngphía ngoài của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau. Dùng dây nilon cuốnchặt cố định cành ghép với gốc ghép và cuốn kín cành ghép để chống thoát hơi nước. Saukhi cành ghép bật lộc, có 1 - 2 đợt lộc ổn định sinh trưởng thì tiến hành cắt bỏ dây ghép.Sau đó áp dụng các biện pháp chăm sóc cây sau ghép như các phương pháp ghép khác.- Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ.Các phương pháp ghép này được sử dụng khi cần nối phần vỏ bị tổn thương của cây hoặccải tạo bộ rễ cây đã bị gây hại.Đối với phương pháp ghép sửa chữa thân, sử dụng các đoạn cành của cùng giống cây ănquả ghép nối lại phần vỏ qua vị trí bị tổn thương. Trên cành ghép, cắt tạo vết cắt tương tựnhư mở vết cắt của phương pháp ghép cành bên nhưng dài từ 3 - 5 cm ở cả hai đầu củađoạn cành. Trên thân cây, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt củacành ghép. Cài cành ghép vào thân cây và cuốn kín lại bằng dây nilon. Khi vết ghép gắnliền, tiến hành cởi dây ghép.Đối với phương pháp ghép sửa chữa rễ, tiến hành trồng các cây gốc ghép xung quanh gốccây cần ghép sửa chữa, cắt ngọn gốc ghép tạo vết cắt tương tự như đoạn cành của phươngpháp ghép sửa chữa thân, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cànhghép. Cài vết cắt của gốc ghép vào thân cây và cuốn kín vết ghép bằng dây nilon khi vếtghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.[4,5]2.2 Sinh sản hữu tính:[7]Là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tửphát triển thành cơ thể mới.Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái- Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen.-Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử.- Bao gồm : Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn và thụ tinh, hình thànhhạt, quả.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 8CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT2.2.1 Phương pháp gieo hạt: [4,5]Muốn nhân giống bằng hạt cần chú ý:- Chọn giống: loại ngon, quả to, cùi dày, hạt nhỏ, có hương vị thơm ngon.- Chọn cây để lấy hạt: Trong giống đã chọn, nên chọn những cây tốt, mang đầy đủ đặcđiểm của giống cần nhân.Cây tuổi đang ở vào thời kỳ sung sức, tán lá dày, sai quả, không có hiện tượng cách năm,không sâu bệnh.- Chọn quả: Quả to, có hình dạng đặc trưng cho giống, mã vỏ quả đẹp, để thật chín ở đầucành ngang ngoài tán.- Chọn hạt để gieo: Những hạt to, mẩy, cân đối, không óc vết sâu bệnh.Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi có thể gieo hạt ươm cây trên luống và gieo trongbầu.a. Gieo hạt ươm cây trên luống: [ví dụ nhãn lồng][1,2,5]Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ đảm bảo tơi xốp, bằng phẳng, nhặt sạch cỏ, bón phânchừng 3 - 4 kg/m2, cho thêm ít lân Văn Điển vv.Luống cần đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa, thuận tiện đi lại chăm sóc, luống cao10 - 15cm, chiều dài luống tùy địa thế của vườn.Hạt lấy về xử lý cần gieo ngay, để lâu sẽ mất sức nảy mầm. Để sau 2 tuần tỷ lệ nảy mầmchỉ còn 5%. nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 25 độ C, nhiệt độ cao hơn 30 độ C sứcnảy mầm kém và cao hơn nữa [>33oC] hạt mất sức nảy mầm. Ngâm hạt trong nửa ngày,vớt ra cạo núm ngâm vào nước vôi trong sau 2 - 3 giờ rồi ủ vào cát ẩm 3 - 4 ngày, hạt nhúmầm bằng hạt đậu tương thì gieo. Khoảng cách gieo 12 x 6cm, khoảng 130 - 140hạt/1m2. Đặt hạt nằm ngang, tránh phơi mầm lên trên hoặc xuống dưới. Độ sâu lấp hạt 2- 3cm. Thường xuyên tưới nước đủ ấm, bảo đảm độ ẩm đất 70 - 80% độ ẩm bão hòa, xớixáo, phá váng, nhổ cỏ dại và sau khoảng một tháng bón thúc cho cây con bằng nước phânchuồng pha loãng 1: 10 hay phân N với nồng độ 1%. Chú ý phòng trừ sâu bệnh kịp thời.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 9CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬTCấy cây [ra ngôi]: Sau 2,5 - 3 tháng cây cao 12 - 15cm đem trồng ra luống ươm khoảngcách 35x40cm theo nanh sấu. Khi cây còn nhỏ, nhãn thích bóng râm, có thể làm giàn chehoặc gieo xen điền thanh.Sau khi gieo hạt 1 năm chiều cao cây đạt 70 - 80cm, đường kính thân 1,2 - 1,5cm là cóthể đánh bầu đi trồng.2.2.2 Gieo hạt ươm cây trong bầu:[1,5]Đây là tiến bộ kỹ thuật đang được áp dụng trong nghề trồng cây ăn quả nói chung và vớinhãn nói riêng. Ươm cât trong bầu có những ưu điểm:-Chăm sóc và bảo vệ cây con dễ dàng thuận lợi, tiết kiệm được công.- Tiết kiệm được dất vườn ươm: Trên diện tích 1m2 có thể đạt được 20 - 24 bầu.- Đỡ tốn công cho việc đánh bầu khi đem cây con đi trồng. Không làm tổn thương bộ rễ,tỷ lệ sống cao, cây phát triển nhanh và khỏe.3.Ứng dụng phương pháp gieo hạt invitro:Có nhiều phương pháp hiện đại ngày nay đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ màvẫn dựa trên cơ sở các phương pháp nhân giống truyền thống.Bằng phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm, các nhà khoa học thuộc Viện Ứng dụngcông nghệ vừa nhân giống thành công hai loài lan hài quý: Hài Hằng [đặc hữu Việt Nam]và Hài Tam Đảo [đặc hữu Đông Dương], 2010.Tháng 8 năm 2007, một ghi nhận rất bất ngờ tại Cty Long Đỉnh đã gây nhiều chú ý chocác nhà nuôi cấy mô thực vật và ứng dụng công nghệ sinh học trong di truyền, lai tạo vànhân giống. Hiện tượng nhiều cây phong lan gieo hạt của loài Dendrobium delacourriGuill. nguồn gốc từ rừng miền Đông Nam Bộ [gieo từ tháng 12 năm 2006 tại phòngCNSH của Cty Long Đỉnh] đến nay đã cho ra hoa in vitro; hoa lớn, hoàn chỉnh và nở kéodài hơn 20 ngày trong điều kiện nuôi cấy. Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm cả vềmặt thực tiễn và lý luận.[6] 3.1 Mục đích của phương pháp:- Gia tăng lượng hoa lan trên thị trường.- Nhân giống các loài lan hiếm, nhân nhanh số lượng loài trong tự nhiên và trong côngtác bảo tồn giống.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 10CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT- Cung cấp cây con để bán, giúp hạn chế sự khai thác cây hoang dại, kích thích sự quantâm của công chúng và tạo nguồn thu ngân sách.- Kết hợp với kĩ thuật lai giống nhân tạo ra những cây lan khỏe mạnh và có màu sắc đặcbiệt.[3]- Tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ sinh học thực vật độc đáo.- Tiết kiệm rất lớn về thời gian, nhân lực, vật lực trong việc tuyển chọn và nhân giốngthực vật.[6]3.2 Phương pháp tiến hành:Trong thiên nhiên muốn làm hạt lan nảy mầm thì hạt lan phải bị nhiễm một loại nấm kísinh nào đó,người ta đã khám phá ra một số loại nấm kí sinh giúp nảy mầm ở hạt lan,mỗiloài chỉ giúp nảy nở 1 số giống lan mà thôi.- Rhizoctonia repens giúp nảy mầm loài Cattleya, Laelia, Angraecum, Cypripedium[Paphiopedilum].- Rhizoctonia mucoroides giúp nảy mầm ở Vanda, Phalaenopsis. - Rhizoctonia lanugiosa giúp nảy mầm ở Oncidium, Odontoglossum và Miltonoa.[3]3.2.1 Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp:Ưu điểm:- Kết hợp với kĩ thuật lai giống tạo ra nhiều giống mới cung cấp cho thị trường.- Giúp bảo tồn các loại lan quý hiếm,và nhân nhanh số lượng giúp cho công tác bảotồn.[3,6]Nhược điểm:- Trong thiên nhiên, vì hạt lan quá nhỏ,không chứa chất dự trữ, có 1 phôi chưa phânhóa, nên không thể phát triển theo 1 cách bình thường và vì vậy việc làm cho hạtlan nảy mầm,phát triển thành cây trưởng thành là vấn đề rất khó khăn. Người ta đãtìm nhiều cách gieo hạt nhưng không thành công.- Đặc điểm của hạt lan :hạt lan cần các loại nấm để tiêu hóa các vật chất hữu cơ trêncây chủ hoặc trong đất,chyển hóa thành các loại đường đơn giản giúp hạt lan nảymầm và giúp phôi phát triển.[3]3.2.2 Các bước tiến hành:[3]- Mẫu lấy từ thiên nhiênSVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 11CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT- Rửa mẫu dưới dòng nước chảy 10 phút.- Rửa mẫu bằng xà phòng pha loãng.- Rữa mẫu nhiều lần bẵng nước cất sau đó cho vào tủ cấy vô trùng.- Rửa mẫu bằng cồn 70 độ trong 1-2 phút.- Rửa mẫu bằng nước cất vô trùng 2-3 lần.- Ngâm mẫu trong Ca[OCl]2 và thường xuyên lắc mẫu.- Lặp lại nhiều lần bằng nước cất vô trùng từ 3-4 lần cho sạch.- Nhúng vào cồn 900 và hơ nhanh qua ngọn lửa đền cồn.- Nhanh chóng đặt quả lan vào đĩa petri và đậy nắp lại.- Sau đấy quả lan sẽ được cắt gọt 2 đầu, dùng dao xẻ dọc quả lan tách làm 2. Quả lan chín.- Dùng dao giữu vỏ quả, dùng kẹp lấy hết hạt ra 1 đĩa peptri.- Gieo hạt vào trong môi trường.- Thí nghiệm lặp lại 2 lần,mỗi lần 1 quả.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 12CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬTKêt quả: 4. Kết Luận:Tuy phương pháp này mang lại nhiều kết quả khả quan và nhiều lợi ích, bên cạnh đó cácbiện pháp này ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế : giống được nhân nhiều lần bị thoái hóagiống, mắc nhiều bệnh hơn, năng suất giảm, phân ly.Từ giữa những năm 70 đến nay,ở Việt Nam người ta đã nhân giống các loại cây trồngbằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.Các nhà trồng lan không ngừng tìm kiếm các giống lan mới để thỏa mãn sự hiếu kì củamình hoặc có thể đem bán. Có hai cách để có được giống lan mới. - Một là, sưu tập những giống lan hoang dại trong rừng đem về thuần hóa, tạo cácđiều kiện nhân tạo giống tự nhiên để cây lan có thể ra hóa. Phương pháp này gặpnhiều rủi ro do điều kiện môi trường không thuận lợi cho cây lan phát triển. - Hai là, tạo ra những giốnglan lai mới, cây lan lai sẽ mang những đặc tính tốt vựơttrội của cả bố mẹ, có thể thỏa mãn được nhu cầu của người thưởng thức lan. Tuynhiên khi hai cây lan lai với nhauđạt kết quả và tạo trái cần phải kết hợp vớiphương pháp gieo hạt trong ống nghiệm để hạt lan có thể nẩy mầm dễ dàng. Cónhư vậy mới có thể kiểm tra kết quả của việc lai hai cây lan.[3]TÀI LIỆU THAM KHẢO:[1] PGS.TS. Nguyễn Duy Minh, Ký hiệu sách: 634.044 V2747, Nhà Xuất Bản: Nôngnghiệp, Năm xuất bản: 2003.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 13CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT[2] Nguyễn Hiền, Các phương pháp nhân giống, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2011.[3] Luận Văn Nhân Giống Lan Bằng Gieo Hạt Invitro, Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên,2005, //doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-nhan-giong-lan-dendrobium-bang-phuong-phap-gieo-hat-in-vitro-36084/.[4]//www.cuctrongtrot.gov.vn/Tech_Science.aspx?index=detail&type=a&idtin=217[5] http ://www.thuviensinhhoc.com/day-hoc/day-hoc-sinh-hoc-11/696-nhan-ging-vo-tinh-thc-vt.html?start=2#ixzz2eP4htfN2[6]//www.longdinh.com/index.php/cnshxemtin/items/lan_gieo_hat_ra_hoa_invitro.html[7 ] //baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=213385.SVTH: Phan Thị Thu Hiền Trang 14

Video liên quan

Chủ Đề