Các bước làm bài văn nghị luận và bố cục năm 2024

  • Giáo dục
  • Giáo dục 4.0

Thứ sáu, 24/4/2020, 19:00 (GMT+7)

Để làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống đạt điểm cao, học sinh cần thành thục các bước và chọn cách viết phù hợp, ấn tượng.

Nghị luận là dạng bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ hai và thi vào 10 THPT mà học sinh cần lưu ý. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn bạc, trình bày ý kiến, quan điểm về một sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, cô Đỗ Khánh Phượng - Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi chia sẻ 5 bước làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Bước 1: Giải thích

Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề...

Bước 2: Nêu hiện trạng

Dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu, xuất hiện vào thời gian nào, diễn ra ở quy mô nào, đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao...

Các bước làm bài văn nghị luận và bố cục năm 2024

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Bước 3: Lý giải nguyên nhân

Lập luận theo hai hướng nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội...) và nguyên nhân chủ quan (do nhận thức, ý thức, thói quen của con người...).

Bước 4: Đánh giá hậu quả/ kết quả

Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng. Nếu đó là hiện tượng xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.

Bước 5: Giải pháp

Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.

- Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ)

- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm

Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng…

II. vận dụng

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

- Đoạn văn trên nêu tư tưởng gì? Tư tưởng đó thể hiện trong những luận điểm nào? Liệt kê những câu mang luận điểm.

- Bài có bố cục mấy phần, hãy chỉ ra cách lập luận được sử dụng trong bài.

Gợi ý trả lời:

- Đoạn văn trên nêu lên giá trị của thời gian (thời gian là vàng). Tư tưởng đó thể hiện trong những luận điểm:

- Thời gian là vàng

- thời gian là sự sống

- Thời gian là thắng lợi

- Thời gian là tiền

- Thời gian là tri thức

- Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

Bài có bố cục gồm ba phần mở bài, thân bài, kết bài

Mở bài: tác giả đặt vấn đề thời gian là vô giá

Thân bài: Gía trị thời gian quy đổi ra những những thứ giá trị: tiền, tri thức, vàng, sự sống, thắng lợi

Kết bài: Khẳng định giá trị vô tận của thời gian, nhắc nhở con người sống biết quý trọng thời gian.

Bài văn trình bày theo trình tự hợp lý, cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

  • Thêm trạng ngữ cho câu
  • Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
  • Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
  • Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
  • Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Soạn Văn 7 (hay nhất)
  • Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 7 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 7
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 7
  • Tài liệu Ngữ văn 7 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 7
  • Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 có đáp án

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
  • Các bước làm bài văn nghị luận và bố cục năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Các bước làm bài văn nghị luận và bố cục năm 2024

Các bước làm bài văn nghị luận và bố cục năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.