Caấp cứu đọt quỵ vào khoa nào viện 108 năm 2024

à một tình trạng y tế khẩn cấp. Người bệnh cần được phát hiện sớm, sơ cứu, chuyển viện đúng và được can thiệp cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt, nhằm tăng khả năng cứu sống và hạn chế tối đa các biến chứng.

Khi một người không may bị đột quỵ, mỗi giây đều có giá trị bởi chỉ cần chậm 1 giây thì có đến 32.000 tế bào não chết; sau 59 giây thì có 1,9 triệu tế bào não sẽ chết. Vì thế, những gì bạn làm trong thời điểm quan trọng đó có thể giúp cứu sống người bệnh. Do đó, khi thấy một người có các dấu hiệu đột quỵ, những người xung quanh nên sơ cứu, chuyển người bệnh vào bệnh viện nhanh nhất và an toàn nhất. Quan trọng hơn, quy trình và các kỹ thuật can thiệp cấp cứu người bị đột quỵ ra sao để đạt hiệu quả cao?

Theo các chuyên gia, quy trình sơ cứu và cách cấp cứu đột quỵ đúng, nhanh chóng sẽ giúp tăng cao tỷ lệ sống sót và hồi phục cho người bệnh.

Cấp cứu đột quỵ là gì? Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ?

Cấp cứu đột quỵ là kịp thời thực hiện các biện pháp can thiệp khác nhau như dùng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch lấy cục máu đông, bít tắc mạch máu bị vỡ hoặc phẫu thuật lấy khối máu tụ… nhằm giúp cứu sống và hạn chế tối đa các biến chứng cho người bệnh. Khi người bệnh bị đột quỵ, cấp cứu càng sớm thì tỷ lệ thành công và phục hồi sau đột quỵ càng cao.

Vậy “giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ là như thế nào? Theo các bác sĩ, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ tùy thuộc vào thể loại đột quỵ và thời điểm mà người bệnh được đưa đến bệnh viện. Trong 3-6 giờ đầu tiên sau khi đột quỵ xảy ra là thời điểm tốt nhất để thực hiện cấp cứu đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Sau 6 giờ và có thể mở rộng lên đến 24 giờ, kỵ thuật thường được áp dụng để cấp cứu đột quỵ là can thiệp mạch, phẫu thuật… Cấp cứu đột quỵ trong “giờ vàng” càng sớm càng tốt, giúp bệnh nhân hạn chế tàn phế, hôn mê hay thậm chí là tử vong.

Cách xử trí khi gặp người có dấu hiệu bị đột quỵ

Các dấu hiệu thường gặp ở người bị đột quỵ có thể có một trong số các triệu chứng sau: đau đầu dữ dội, mất thăng bằng đi không vững, nhìn đôi, méo một bên mặt, nói khó, nói đớ, tê yếu một bên thân, không thể giơ hai tay lên cùng lúc,… Lúc này, điều quan trọng là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất có điều trị đột quỵ cấp để cấp cứu [cấp cứu đột quỵ] rất quan trọng.

Những điều cần làm khi thấy người bị đột quỵ

Nếu thấy hoặc biết một người đang có dấu hiệu đột quỵ, bạn cần: [1]

  • Nhanh chóng gọi cấp cứu. Bạn có thể gọi ngay hotline y tế hoặc hotline cấp cứu của một bệnh viện gần nhất để được đội ngũ y tế hỗ trợ đưa người bệnh đến bệnh viện thực hiện cấp cứu người đột quỵ. Hoặc bạn và những người xung quanh có thể trực tiếp nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện.
  • Sau khi liên hệ với cấp cứu, hãy ghi lại thời gian phát hiện người bệnh có dấu hiệu đột quỵ và những biểu hiện của người bệnh để thông báo với bác sĩ ngay khi vào bệnh viện. Như vậy bác sĩ có thể dễ dàng xác định được thời gian đột quỵ của bệnh nhân và lựa chọn cách cấp cứu người bị đột quỵ phù hợp nhất.
  • Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hầu hết người bị đột quỵ không cần hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên, nếu không thấy nhịp thở của người bệnh đột quỵ thì có thể hô hấp nhân tạo trước khi người bệnh được đưa đến bệnh viện.
  • Trong thời gian chờ người bệnh được cấp cứu đột quỵ, hãy để người bệnh nằm nghiêng 30-45 độ, mặc quần áo rộng và thoáng mát. Có thể quấn khăn sạch vào ngón tay để lấy đờm, dãi trong cổ người bệnh nếu bệnh nhân có dấu hiệu thở khò khè tăng tiết đờm dãi. Nếu thấy người bệnh có biểu hiện co giật thì dùng đũa quấn vải sạch chặn ngang miệng, tránh người bệnh cắn vào lưỡi.
  • Khi đột quỵ xảy ra, người nhà cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở tế có khả năng điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ, tránh đến những nơi chưa đủ điều kiện xử lý vì sẽ gây mất thời gian cấp cứu người bệnh.
    Cần đưa người bệnh vào bệnh viện để được cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt

Những điều không nên làm khi sơ cứu người bị đột quỵ

Nếu thấy một người có những biểu hiện đột quỵ như yếu hai tay, méo miệng, đau đầu,… và họ muốn đi ngủ thì tốt nhất bạn không nên để họ đi ngủ rồi sau đó mới đưa đi cấp cứu. Thời gian đặc biệt quan trọng khi cấp cứu tai biến. Nếu người bệnh ngủ, đồng nghĩa với việc thời gian cấp cứu chậm hơn và các tế bào não sẽ chết đi nhiều hơn, để lại những biến chứng nặng nề và thậm chí còn gây tử vong. [2]

Ngoài ra, khi thấy người bị đột quỵ, không tự ý cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào. Có hai loại đột quỵ là đột quỵ xuất huyết não [do vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu não] và đột quỵ do nhồi máu não [do cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn mạch máu]. Ví dụ, nếu cho người bệnh sử dụng aspirin để làm giảm triệu chứng đau đầu do đột quỵ, người bệnh có thể bị chảy máu não nhiều hơn do aspirin là chất làm loãng máu. Hay người bệnh bị nhồi máu não mà cho uống hạ huyết áp nhanh sẽ làm vùng nhồi máu lan rộng ra do thiếu máu nuối. Vì thế, tốt nhất khi xử trí người bị tai biến mạch máu não thì không tự ý cho người bệnh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Một lưu ý khác là trong khi chờ đợi bác sĩ cấp cứu đột quỵ, người nhà không nên cho người bệnh ăn uống bởi có thể gây sặc, ngạt thở. Đồng thời, cũng không được chích kim vào khóe miệng hay ngón tay của người bệnh hoặc tự ý để người bệnh ở nhà điều trị không có tác dụng gì ngược lại làm cho bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng hay huyết áp tăng vọt do đau.

Xem thêm: Sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách, khoa học: Lưu ý khi xử lý.

Nên để người đột quỵ nằm yên, không tự ý cho uống thuốc hoặc ăn uống trong lúc chờ chuyển đến bệnh viện

Cấp cứu đột quỵ trên đường đến bệnh viện

Khi thấy người có dấu hiệu đột quỵ, bạn không nên để người bệnh tự chạy xe đến bệnh viện. Những người xung quanh có thể lái xe đưa người bệnh đi cấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp. Hoặc, nên gọi ngay số cấp cứu của các bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ gần nhất để người bệnh được đưa vào viện bằng xe chuyên dụng. [3]

Bệnh nhân đột quỵ được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu có thể được chẩn đoán và điều trị nhanh hơn những người không đến bằng xe cấp cứu. Do trên xe cấp cứu, nhân viên y tế có thể bắt đầu thực hiện sơ cứu, điều trị cấp cứu bệnh nhân trên đường đến bệnh viện.

Các nhân viên y tế sẽ biết được cần sơ cứu, cấp cứu người bị đột quỵ như thế nào để nâng cao tỷ lệ sống sót và hồi phục sau đột quỵ của người bệnh. Bên cạnh đó, trên đường đi đến bệnh viện, nhân viên y tế trên xe cũng kịp thời thu thập thông tin về thời gian đột quỵ, triệu chứng của người bệnh và chuyển đến bệnh viện trước khi người bệnh đến phòng cấp cứu, giúp bác sĩ tại bệnh viện có thời gian chuẩn bị và đưa ra cách cấp cứu đột quỵ hiệu quả nhất.

Quy trình cấp cứu đột quỵ tại bệnh viện

Xác định nguyên nhân đột quỵ

Khi người bệnh được đưa đến bệnh viện để cấp cứu đột quỵ, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin về người bệnh, bao gồm:

  • Các triệu chứng đột quỵ
  • Thời gian xuất hiện dấu hiệu đột quỵ đầu tiên
  • Tiền sử đột quỵ của người bệnh và các thành viên trong gia đình
  • Tiền sử các bệnh lý nền liên quan, hiện người bệnh có đang sử dụng các loại thuốc điều trị nào hay không

Các thông tin này có thể được nhân viên y tế thu thập trước và chuyển đến bệnh viện trong quá trình đưa người bệnh đến khoa cấp cứu.

Song song đó, người bệnh sẽ được chỉ định chụp CT não hoặc MRI não để đánh giá tình trạng, xác định nguyên nhân, thể loại đột quỵ là do xuất huyết não hay tắc nghẽn mạch máu não… Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ được làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác. Từ đó, tổng hợp các kết quả, bác sĩ sẽ lựa chọn và trao đổi với thân nhân về phương pháp cấp cứu đột quỵ phù hợp nhất.

Người bệnh nhanh chóng được chụp CT hoặc MRI não để xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp cấp cứu đột quỵ phù hợp

Các kỹ thuật can thiệp cấp cứu đột quỵ hiệu quả

Sau khi xác định nguyên nhân đột quỵ, đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe người bệnh và trao đổi với người nhà thì bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp. Các biện pháp can thiệp cấp cứu người bị đột quỵ được lựa chọn tuỳ thuộc vào loại đột quỵ, mức độ nghiêm trọng và thời gian phát hiện. Bao gồm: [4]

Dùng thuốc tiêu sợi huyết [rTPA]

Phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết được áp dụng cho những trường hợp bị đột quỵ thể nhồi máu não. Giờ “vàng” áp dụng phương pháp này là từ 3 – 4,5 giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ, có thể mở rộng lên 6 giờ. Ví dụ, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc tiêu sợi huyết cho người bị đột quỵ quá 4,5 giờ trong một số trường hợp hoặc người đột quỵ không rõ thời gian [Wake-up Stroke – đột quỵ trong lúc ngủ].

Thuốc tiêu sợi huyết giúp phá vỡ cục huyết khối ở các mạch máu nhỏ, từ đó tái thông lại dòng chảy máu giúp máu có thể đến não, cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi não.

Phương pháp điều trị đột quỵ này có 2 nhóm chính là:

Thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch: Thuốc tiêu sợi huyết sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch ở bẹn, sau đó thuốc sẽ dần dần lên đến vị trí mạch máu não có cục huyết khối. Người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong thời gian vàng sau khi bị đột quỵ.

Thuốc tiêu sợi huyết nội mạch: Các bác sĩ sẽ thực hiện truyền thuốc tiêu sợi huyết nội mạch, tức đưa một ống truyền dài từ động mạch bẹn dẫn đến nhánh động mạch não có huyết khối. Như vậy, thuốc sẽ được đưa trực tiếp vào vùng não bị tổn thương. Phương pháp này cần được thực hiện càng sớm càng tốt kể từ khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ.

Can thiệp nội mạch

Trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn mạch máu lớn hoặc thuốc tiêu sợi huyết không phát huy hiệu quả hoàn toàn do cục máu đông lớn, người bệnh sẽ được can thiệp nội mạch để lấy cục máu đông đang làm tắc nghẽn mạch máu. Cửa sổ điều trị can thiệp nội mạch là trước 24 giờ [tính từ thời điểm khởi phát đột quỵ]. Bác sĩ sẽ xác định động mạch có huyết khối bằng kỹ thuật chụp mạch máu số hóa xóa nền [DSA], xác định vị trí có cục máu đông rồi đưa ống thông [catheter] có gắn thiết bị can thiệp vào đúng vị trí tắc nghẽn rồi lấy cục máu đông ra.

Phẫu thuật

Phương pháp cấp cứu tai biến này được áp dụng cho một số trường hợp đột quỵ do xuất huyết não hoặc nhồi máu não. Bác sĩ sẽ phẫu thuật mở hộp sọ, lấy khối máu tụ và có thể kẹp, bít tắc mạch máu đã bị vỡ, cắt dị dạng động tĩnh mạch, giải áp vùng mô não bị tổn thương… Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ứng dụng Robot mổ não hiện đại bậc nhất Modus V Synaptive lần đầu tiên tại Việt Nam. Robot giúp bác sĩ thấy rõ toàn diện cấu trúc não, đặc biệt là khối máu tụ hay vùng tổn thương trong mối tương quan với các bó sợi thần kinh trên cùng 1 hình ảnh cả trước, trong và sau phẫu thuật, nhờ khả năng hòa hình MRI, DTI, CT, DSA, X-quang… Từ đó, bác sĩ có thể lựa chọn “đường đi” vào não, xử lý khối máu tụ, cấp cứu đột quỵ mà không phạm phải các bó sợi thần kinh và các mô não lành, hạn chế tối đa di chứng cho người bệnh.

Một phương pháp hiện đại khác có thể được sử dụng là bít tắc túi phình mạch não bằng Coil [Coiling] giúp điều trị cấp cứu đột quỵ ít xâm lấn. Bác sĩ sử dụng các vòng xoắn kim loại siêu nhỏ để bít túi phình bị vỡ, ngăn chặn không để máu chảy ra ngoài não.

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu người bị đột quỵ trong trường hợp đột quỵ do xuất huyết não

Hiện nay, Trung tâm cấp cứu đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang áp dụng đầy đủ các kỹ thuật cao giúp cấp cứu người đột quỵ nhanh chóng, hiệu quả. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp cứu đột quỵ. Với quy trình chuyên nghiệp, chặt chẽ, các bác sĩ có thể can thiệp và rút ngắn thời gian cấp cứu người bị đột quỵ để tăng khả năng điều trị, cấp cứu người bệnh, giúp người bệnh sớm hồi phục, hạn chế tối đa các di chứng, hạn chế tử vong.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM còn sở hữu hệ thống các máy móc hiện đại bậc nhất, chuyên phục vụ và đẩy nhanh thời gian cấp cứu đột quỵ hiệu quả như máy CT 768 lát cắt, MRI 3 Tesla, hệ thống các máy xét nghiệm hiện đại… Bệnh viện còn ứng dụng robot mổ não hiện đại bậc nhất và lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam. Robot kết hợp với chụp MRI bó sợi thần kinh giúp bác sĩ can thiệp đột quỵ nhanh, không phạm phải các bó sợi thần kinh và các mô não lành trong quá trình phẫu thuật não, hạn chế tối đa di chứng hậu phẫu.

Phục hồi sau đột quỵ

Không phải trường hợp nào cũng may mắn được cấp cứu đột quỵ kịp thời trong thời gian vàng. Nhiều trường hợp người bị đột quỵ dù được cứu sống nhưng vẫn gặp nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài.

Sau khi cấp cứu đột quỵ cho người bệnh, bác sĩ lâm sàng sẽ tiếp tục theo dõi khả năng hồi phục, đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và tư vấn phác đồ phục hồi phù hợp. Các biện pháp phục hồi sau đột quỵ có thể là tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, vận động thể chất, áp dụng hoạt động nhận thức và cảm xúc hoặc xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…

Khi chăm sóc người bệnh sau đột quỵ, người nhà cần lưu ý an ủi người bệnh, tránh để người bệnh lo âu, sợ hãi dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, nếu người bệnh đang chịu những di chứng do đột quỵ, càng cần động viên tinh thần để người bệnh lạc quan hơn và kiên cường điều trị phục hồi.

Cần chăm sóc, an ủi người bệnh sau đột quỵ

Các câu hỏi thường gặp

Cấp cứu đột quỵ và điều trị đột quỵ bao nhiêu tiền?

Không thể nói chính xác cấp cứu, điều trị đột quỵ bao nhiêu tiền bởi chi phí này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, phương pháp điều trị cũng như thời gian phục hồi của người bệnh. Người bệnh phát hiện muộn, phục hồi chậm, thời gian điều trị lâu thì chi phí thường sẽ cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết các chi phí xử lý đột quỵ sẽ được Bảo hiểm Y tế chi trả tùy mức độ.

Cấp cứu đột quỵ sau giờ vàng có nguy hiểm không?

Người bệnh được cấp cứu càng chậm trễ thì số lượng tế bào não bị chết đi càng cao, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng hơn. Thậm chí, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Người bị đột quỵ nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người sau đột quỵ nên chú ý bổ sung nhiều rau, trái cây. Tốt nhất nên ăn tối thiểu 5 loại rau và trái cây một ngày. Đặc biệt, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, chọn thức ăn nhiều màu sắc và hạn chế thức ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, thực phẩm giàu cholesterol và thực phẩm nhiều natri [thực phẩm nhiều muối]. Người bệnh nên tư vấn bác sĩ để có được chế độ ăn phù hợp cho từng trường hợp.

Đột quỵ có thể dẫn đến tàn phế nặng nề hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được

Chủ Đề