Cá chép giòn là gì

Tại nhiều nhà hàng hiện nay, những món ăn được chế biến từ cá chép giòn luôn rất “hút” thực khách. Loài cá đặc biệt này được người tiêu dùng ưa chuộng không chỉ bởi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, mà sự hấp dẫn nhất của chúng chính là độ ngọt, dai và giòn của thịt.

Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đúng về loài cá này. Nhiều ý kiến cho rằng, cá chép giòn là một giống mới được đột biến gen còn cá chép thường là giống cá trong nước. Sự thật có đúng là như vậy?

Theo visinhthuysan.vn, ban đầu giống cá chép giòn được nhập khẩu từ Liên bang Nga hoặc Hungari, sau đó, một số hộ nuôi đã tiến hành lai tạp giống cá này với cá trắm Việt Nam, đồng thời “vỗ béo” chúng bằng hạt đậu tằm khi đạt trọng lượng thích hợp để trở thành cá giòn của Việt Nam như hiện nay.

Chính vì vậy, xét về hình dáng bên ngoài, cá chép thường và cá chép giòn có kích thước khá giống nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá từ giới mộ điệu thì cá chép giòn có màu sắc hơi nhạt hơn, thân thon và suông; ngược lại, cá chép thường trông có vẻ tròn trịa hơn hẳn. Trọng lượng của cá chép giòn thường nặng gấp 2-3 lần so với cá cùng loại.

Thịt của cá chép giòn không thể dùng đũa để dẻ mà phải dùng kéo hoặc dao để cắt thành từng miếng vừa ăn, khi ăn cảm nhận được vị giòn dai khác biệt. Thịt cá sau khi chiên lên không bị teo tóp mà giòn dai và vẫn giữ được vị béo mềm trong từng thớ thịt. Chính vì vậy, mức giá của cá chép giòn tại các nhà hàng thường luôn ở mức vài trăm nghìn đồng/kg, cao rất nhiều lần so với cá chép thường.

Cá có trọng lượng càng lớn thì thịt càng giòn và ngon, do vậy những người sành ăn thường sẽ chọn mua những con cá có trọng lượng từ 2kg trở lên để thịt giòn dai hơn.

 
Cá chép giòn [bên trái] có phần thân thon và săn chắc hơn cá chép thường [bên phải]. Ảnh minh họa.

Trong giai đoạn đầu, cá chép được nuôi bình thường. Đến một giai đoạn nhất định, những con cá đạt trọng lượng >1kg/con sẽ được chuyển sang vỗ béo bằng hạt đậu tằm.

Đây là một loại thức ăn đặc biệt giúp thay đổi cấu trúc của thịt cá chép giúp chúng trở nên giòn dai và săn chắc hơn, khi ăn có độ giòn. Theo TS. Kim Văn Vạn [Khoa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam] thì đậu tằm chiếm hàm lượng cao protein [31%], lipid thô [0,15%] cùng một số thành phần là yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi chất lượng thịt cá, tăng độ dai cơ thịt nên thịt cá săn chắc, giòn dai.

Theo kinh nghiệm từ nhiều nông dân nuôi cá chép giòn, hạt đậu tằm cần phải được ngâm trong nước từ 12-24 giờ trước khi cho cá ăn, những hạt to nên bổ làm đôi; sau đó đãi sạch và trộn với 1-2% muối, để trong 10-15 phút rồi mới cho cá ăn.

Để cá thích nghi và tiêu thụ triệt để hạt đậu tằm, trong thời gian đầu khi bắt đầu vỗ béo bà con tuyệt đối không được cho cá ăn gì khác ngoài đậu tằm. Ban đầu cho cá ăn với khẩu phần 0.03% khối lượng thân, sau đó tăng dần lên 1.5-3% khối lượng cá trong ao. Cho cá ăn đậu tằm 2 lần / ngày vào thời điểm: 8-10h và 16-18h. Khi cho cá ăn, nên rải chậm rãi từng ít một để tránh đậu chìm xuống đáy gây lãng phí thức ăn. Quan sát sức ăn của cá mà có sự điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Như đã biết, giá cá chép giòn luôn ở mức cao và lợi nhuận ổn định nên đây là đối tượng nuôi khá lý tưởng của nhiều bà con. Theo kinh nghiệm từ nhiều bà con, nuôi cá chép giòn tương đối đơn giản và cũng chẳng có bí quyết gì “ghê gớm” mà quan trọng là tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi và lựa chọn thời gian vỗ béo hợp lý. Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi cá chép giòn cần lưu ý:

Đặc điểm của loài cá chép là ưa sạch, trong tự nhiên chúng thường sinh sống ở những khu vực có nguồn nước sạch. Do vậy, những ao nuôi cá hoặc lồng cá thường phải được thiết kế ở những khu vực có nguồn nước sạch và không bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp,…

Ao nuôi cá chép thích hợp có diện tích từ 2.000-5.000m2. Cải tạo và sang bằng đáy ao tạo độ nghiêng hướng về cống thoát nước. Độ sâu thích hợp của ao nuôi phải từ 2m trở lên với mực nước từ 1.5-2m. Trước mỗi vụ nuôi, bà con cần cải tạo ao nuôi theo đúng kỹ thuật: tháo cạn nước, nạo vét bùn, bón vôi diệt tạp, phơi đáy ao,… Bên cạnh đó, bà con nên lắp đặt hệ thống quạt nước hoặc máy bơm để kích thích cá hoạt động và bơi lội.

Sau khi ao đã cải tạo xong, bà con tiến hành cấp nước sạch và đã được xử lý diệt tạp trước vào ao.

Mô hình nuôi cá chép lồng trên sông được rất nhiều hộ áp dụng hiện nay. Các lồng nuôi thường được thiết kế đặt nổi và neo cố định tại một vị trí thuận lợi trên sông: có dòng chảy liên tục, mực nước sông ổn định, nguồn nước sạch,… Những lồng cá lớn thường được đặt ở khu vực nước có độ sâu 3.5-4m.

 Nguồn: Chuyện Bà Tám t/h.

Tags: cá chép giòn , cá chép thường , phân biệt cá chép giòn và cá chép thường

Home - thông tin - Cá Chép giòn là cá gì?Cá chép giòn khác với cá chép thường như thế nào?Top 10 Món ăn ngon từ cá chép giòn

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Món ngon từ cá chép giòn
  • Giá cá chép giòn hôm nay
  • Giá cá chép giòn 2021
  • Lẩu cá chép giòn ở Hà Nội
  • Cách xào cá chép giòn với hành tây
  • Cách làm thịt cá chép giòn
  • Đầu ra cho cá chép giòn
  • Cung cấp cá chép giòn
cá chép giòn

Cá chép giòn là một trong những dòng cá nước ngọt phân bổ chủ yếu ở khu vực châu Âu và châu Á.

Cá chép giòn có môi trường sống rất đa dạng, chúng thường sinh sống ở các ao, hồ, sông, suối và khu vực đồng ruộng.

Cá chép giòn tên tiếng anh là Carp, tên khoa học là Cyprinus carpio được tìm thấy và mô tả vào năm 1758.

Cá chép là dòng cá vây tia thuộc bộ cá chép [Cyprinidae]. Hiện nay, cá chép là dòng cá nước ngọt có số lượng nhiều và phổ biến trên toàn thế giới.

Cá chép giòn là loài cá đặc biệt có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Sự hấp dẫn của món cá chép giòn này chính là độ dai, ngon và giòn của thịt. Có lẽ các bạn đang thắc mắc cá chép giòn có nguồn gốc từ đâu? Chúng được nuôi như thế nào?

Hình dáng và kích thước của cá chép giòn không khác nhiều lắm so với cá chép ta. Cá chép giòn có màu nhạt hơn một chút, thân thon và dài hơn không đáng kể. Cá chép giòn có nguồn gốc từ việc lai ghép giữa cá chép ta với giống cá giòn của Nga và Hungari để tạo ra một giống cá lai mới.Giống cá lai này có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị thương phẩm rất cao và được nhiều người yêu thích.

Thịt cá chép giòn có độ dai, săn và giòn đúng nghĩa với tên của con cá. Thực khách khi thưởng thức món ăn từ cá chép giòn thường rất thích thú vì vị ngọt thanh, đậm và béo. Cá chép giòn có thể chế biến thành nhiều món ăn như: kho hấp, xào sả ớt, nấu canh chua, nướng,…

Trước khi thu hoạch, cá chép giòn được cho nuôi bằng một loại thức ăn đặc biệt: đậu tằm hay còn được gọi là đậu đỏ được nhập từ Trung Quốc. Cá chép giòn khi ăn loại thức ăn này sẽ mau lớn, sức đề kháng cao và thịt giòn hơn.

Cá chép giòn ngày càng được bà con đẩy mạnh thả nuôi, trở thành cá thương phẩm vì mang lại giá trị kinh tế rất cao. Nhiều nhà hàng cũng rất thích nhập các loại cá chép giòn.

Cá chép có phần thân tròn và thuôn dài. Cá chép có cân nặng khá lớn, trung bình cá chép nặng 2 – 7kg, chiều dài trung bình vào khoảng 50 – 80cm.

  • Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cá chép dài khoảng 1.2m và nặng đến 38kg.
  • Dòng cá chép có tuổi thọ trung bình vào khoảng 10 – 20 năm, có những trường hợp có thể sống đến 47 năm.
  • Cá chép giòn có phần đầu thuôn, cân đối với tỷ lệ cơ thể của cá.
  • Mõm của cá chép tù, miệng của cá chép rộng và hình vòng cung.
  • Hàm dưới lớn hơn hàm trên, phần viền môi dưới cũng dày và phát triển hơn ở bên trên.
  • Răng cá nhỏ và rất dày.
  • Cá chép giòn có 2 đôi râu, râu mõm ngắn và đôi râu ở góc hàm dài hơn.
  • Mắt cá có kích thước vừa phải, hơi lồi và được bố trí gần phía đỉnh đầu.

Thân hình cá chép giòn thuôn dài, phần lưng hơi cong, dẹt về phía đuôi. Phần lưng của cá chép giòn hơi cong.

Vây lưng dài và khá cứng, trải dài từ đỉnh lưng đến gần phần đuôi.

Vây bụng và vây mang của cá chép khá mềm. Vây hậu môn dài và rất xứng. Vây đuôi trung bình và được chia thùy cân đối ở giữa.

Vẩy của cá chép tròn, to và khá xứng. Phần lưng của cá chép giòn có màu xanh đen, phần bụng ngang của cá chép giòn có màu vàng xám, bụng dưới có màu trắng bạc.

Cá chép giòn là dòng cá sinh sống ở khu vực tầng đáy của nước sông. Nơi đây là nơi tập trung và rất phong phú về các loại thức ăn.

Cá chép giòn là dòng cá ăn tạp, gần như mọi thức ăn chúng đều có thể ăn được.

Thức ăn của cá chép giòn thường là những sinh vật thủy sinh sống ở trong nước, các loài động vật giáp xác như tôm, côn trùng, các sinh vật phù du….

Cá chép là dòng cá ăn nhiều, trung bình một ngày chúng có thể tiêu thụ lượng thức ăn bằng 30 – 40% trọng lượng cơ thể của chúng.

Cá chép là loài đẻ trứng và là dòng cá có chu kỳ sinh sản nhiều. Cá chép là dòng cá có tập tính di cư khi sinh sản.

Đến mùa sinh sản, cá chép giòn sẽ bơi dần từ vào các vùng bãi ở ven sông [những nơi có nhiều cỏ, bụi rậm] để đẻ trứng.

Cá chép có tập tính đẻ trứng vào ban đêm và thường đẻ sau khi diễn ra những cơn mưa rào phía gần mặt nước.

Một lần sinh sản, cá chép giòn cái có thể đẻ được 150 – 300 nghìn trứng.

Trứng của cá chép giòn đẻ ra thường có chất dính để bám vào các thực vật thủy sinh [đây là phương thức giúp bảo vệ trứng cá].

Mùa sinh sản của cá chép giòn thường diễn ra từ mùa xuân cho đến hết mùa thu. Thời gian cá chép giòn sinh sản nhiều nhất là từ tháng 3 – 6 và tháng 8 – 9 hàng năm.

Cá chép giòn có môi trường phân bổ khá rộng rãi. Chúng phân bổ chủ yếu ở vùng châu Âu [nga, thổ nhĩ kỳ, đức] và một số quốc gia thuộc khu vực châu Á [khu vực biển đông, việt nam, trung quốc, singapore…].

Tại Việt Nam, cá chép giòn chủ yếu sinh sống ở khu vực ao, hồ, sông, suối và chủ yếu tại các tỉnh thành thuộc khu vực phía bắc.

Một số tỉnh thành xuất hiện nhiều cá chép giòn: Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội….

Hiện nay nước ta có một số dòng cá chép giòn: cá chép cẩm, chép hồng, đỏ, lưng gù, chép thân cao,….

Cá chép giòn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có sự khác biệt rõ rệt so với các loài cá chép thông thường, cụ thể:

+ Thành phần collagen trong cơ thịt cá chép giòn [colla 1 và colla 2] cao hơn so với cá chép thường lần lượt là 5 và 2,8 lần

+ Protein cấu trúc [protein matrix], protein myofibrils, collagen trong cơ thịt cá chép giòn cao hơn so với cá chép thường lần lượt là 60,9%; 18,7%; 36,7%.

+ Hàm lượng canxi trong cá chép giòn cao hơn 17,5% so với cá chép thường

+ Axit amin trong cá chép giòn rất phong phú.Hàm lượng các Axit amin thiết yếu và các axit amin thơm [phenylalanine tyrosine] trong 100g thịt cá chép giòn lần lượt là 6,70g và 6,61g chiếm tỷ lệ lần lượt là 39,88% và 39,70% trong tổng hàm lượng axit amin.Do hàm lượng các axit amin thơm trong thịt cá chép giòn cao nên giá trị dinh dưỡng cũng cao

+ Tổng lượng axit amin trong 100g trọng lượng của cá chép giòn là 16,8g chỉ thấp hơn cá Hồi [17,7g] một chút và cao hơn Lươn 14,5%.Hàm lượng axit amin thiết yếu trong 100g thịt cá chép giòn là 6,7g gần bằng cá Hồi [7,22g] và cao hơn Lươn [5,46g]. Hàm lượng axit amin thơm là 6,61g cũng gần ngang bằng với cá Hồi [6,73g] và cao hơn Lươn [5,38].Từ so sánh đó có thể thấy giá trị dinh dưỡng của cá chép giòn rất cao – ngang ngửa với cá Hồi và Lươn là những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thuộc loại cao.

Cá chép thường: Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù. Có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng; rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối bằng nhau.Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam…

Cá chép giòn

Về diện mạo, cá chép giòn không mấy khác biệt so với cá chép thường. Ngoài phần da nhạt màu hơn, mình cá dài, thuôn hơn so với hình dáng có phần tròn trịa của cá  thường. Và đặc điểm dể nhận biết nhất là cá giòn có khối lượng nặng gấp 2- 3 lần so với cá cùng loại. Cá chép lai giòn rất chịu lửa, khi chiên, thịt không teo tóp mà dai, chắc và đặc biệt là vẫn lưu giữ vị beo béo, mềm thơm trong từng thớ thịt. Độ thơm ngon, giòn của cá chép lai giòn tỷ lệ thuận với trọng lượng. Do đó, ở trọng lượng từ 2kg trở lên, cá giòn càng thơm ngon do độ giòn càng cao.

Các cách bảo quản cá chép giòn bằng phương pháp đông lạnh:

Có nhiều cách để bảo quản cá chép giòn, nhưng phương pháp bỏ tủ đông vẫn là phổ biến nhất. Vì cá tươi sẽ có mùi tanh nên trong quá trình bảo quản bạn sẽ phải đặc biệt cẩn thận nếu không bạn sẽ làm vấy mùi lên các thực phẩm khác.

– Làm sạch cá sau đó chờ ráo nước, tiếp theo bọc nhiều lớp túi bóng hoặc để trong hộp nhựa có nắp đậy kín là tốt nhất, rồi sau đó tiến hành đông đá

– Pha loãng giấm rồi đổ lên mình cá trước khi cho cá vào tủ đông [Lưu ý: không nên thay giấm bằng rượu vì rượu sẽ làm giảm vị thơm ngon của cá đi đáng kể…

Cá giòn thực chất không phải chỉ riêng một loại cá chép, trong đó có rất nhiều loài cá khác nhau. Dưới đây là một số loài cá thuộc cá giòn:

cá giòn biển còn có tên gọi khác là cá gáy. Cá gáy có thân hình giống với dòng cá chép. Tuy nhiên cơ thể của chúng nhỏ hơn.

Cá giòn biển có màu xám trắng, trên thân của chúng có những sọc đen. Thịt và chất lượng cá giòn biển cao hơn so với dòng cá chép giòn.

Cá hồng giòn thực chất là loài cá diêu hồng. Loài cá này có thịt chắc, ngọt và rất thơm. Cá hồng giòn thuộc dòng họ cá rô phi.

Cá hồng giòn có toàn bộ đặc trưng của dòng cá rô, tuy nhiên màu sắc của chúng khá lạ.

Toàn bộ thân của cá được phủ lên màu đỏ hồng. Phần bụng dưới của cá hơi có màu vàng trắng.

Cá trắm giòn, một loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Cá trắm giòn phổ biến ở nước ta là cá trắm đen và cá trắm cỏ.

Nhìn qua, chắc chắn nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa cá chép giòn và cá trắm giòn. Tuy nhiên, cá trắm giòn có thân hình tròn hơn cá chép và cơ thể của cá cũng thon hơn.

Phần vây lưng cá trắm giòn cũng ngắn hơn. Màu vảy của cá trắm giòn cũng đen hơn so với loài cá chép giòn.

Cá chép giòn là loài cá nước ngọt phân bổ chủ yếu ở vùng bắc bộ. Cá chép giòn không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng.

Dòng cá chép giòn ngày nay không chỉ có trong tự nhiên, cá chép giòn còn được nuôi trong các bè nuôi.

Đối với những tỉnh thành ở khu vực Bắc bộ, chắc chắn đã quá quen thuộc với loài cá chép giòn. Hầu như bất cứ thời gian nào trong năm, các bạn cũng có thể mua được cá chép giòn.

Các bạn có thể đến các chợ cá, các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên cung cấp hải sản để tìm mua.

Đối với các tỉnh thành miền Nam, có thể lên các trang mạng chuyên cung cấp hải sản để đặt mua.

Cá chép giòn là loài cá có mức giá khá hợp với mức tiêu dùng của đại đa số người dân Việt Nam. Mức giá cá chép giòn phụ thuộc vào thời điểm, kích cỡ của cá.

Dưới đây là bảng giá cá chép giòn để các bạn tham khảo:

  • Cá chép giòn loại 1: 350 – 450 nghìn đồng/kg.
  • Cá chép giòn cỡ trung bình: 220 – 250 nghìn đồng/kg.
  • Cá chép giòn giống có giá dao động: 90 – 250 nghìn đồng/túi cá giống.

Theo sách Đông y, cá chép mang dương tính, có thịt cá chép có tác dụng lợi tiểu tiện, hạ nhiệt khí huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp bài tiết tốt, và khử được độc tố ra ngoài. Trong thịt cá chép giòn có OMEGA-3, hạn chế quá trình lão hóa, bổ sung DHA phòng chống bệnh về mắt, não…Với nhiều lợi ích sức khỏe và cách chế biến các món khá đơn giản từ Cá chép giòn mà Toplist đã giới thiệu hy vọng mỗi một công thức sẽ mang đến một hương vị khác nhau, một màu sắc riêng tạo nên sự mới mẻ trong bữa cơm của gia đình bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cá chép giòn – loài cá thương phẩm đặc trưng của vùng sông nước bắc bộ.

Để tìm hiểu thêm nhiều dòng cá khác, các bạn đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Món ngon từ cá chép giòn
  • Giá cá chép giòn hôm nay
  • Giá cá chép giòn 2021
  • Lẩu cá chép giòn ở Hà Nội
  • Cách xào cá chép giòn với hành tây
  • Cách làm thịt cá chép giòn
  • Đầu ra cho cá chép giòn
  • Cung cấp cá chép giòn

Bài viết mới nhất

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây: Cách gói quà kiểu Hàn Quốc Hướng dẫn gói quà kiểu Nhật Cách gói quà bằng giấy kiếng Cách gói quà đẹp bằng giấy Cách gói quà sinh nhật bằng giấy A4 Cách gói quà bằng giấy báo Cách gói quà khi thiếu giấy …

Đặng Gia Nghi|Kỹ năng thông tin|

Video liên quan

Chủ Đề