Bố của vua gọi là gì năm 2024

Xưng hô bằng tiếng Nho quả là rắc rối sự đời kể cả trong gia đình người thường lẫn hoàng tộc. Vấn đề Diana chúng tôi xin giải đáp ngắn nhẹ như sau: đối với tiếng Nho tất cả các nàng dâu của vua đều gọi chung là hoàng túc, trong các hoàng túc này, chỉ có vợ của đông cung thái tử mới được gọi là vương phi hay hoàng phi. Thái tử Charles là đông cung thái tử của vương quốc Anh vậy vợ ông ta là Diana phải được gọi là vương phi hay hoàng phi Diana. Từ princess của Anh nghĩa rất rộng có thể là công chúa, công nương, hay hoàng phi. Vậy những người gọi Diana là công chúa hay công nương là do hiểu lầm nghĩa chữ princess Diana. Vấn đề thứ hai là ngày nay những người soạn tuồng cổ hay hồ quảng, nói xin lỗi phần đông thuộc gia đình nòi đi hát riết có kinh nghiệm nhảy ra làm thầy tuồng, rồi soạn giả, thậm chí là cả giám khảo chấm tuồng. Tuồng của họ viết nội dung phần lớn chứa nhiều cách xưng hô trong cung đình hay chốn hoàng tộc đầy rẫy tiếng Nho mà bản thân họ không thạo chữ Hán lắm nên xưng hô tuỳ tiện, nếu không nói là bừa bãi, là chuyện đương nhiên. Thậm chí có một tuồng trong cuộc thi có nói đến bốn ông đỗ trạng nguyên: nhất trạng, nhị trạng, tam trạng, tứ trạng, là một chuyện quái gở, vì trạng nguyên tức là người đỗ đầu cuộc thi đình. Trạng nguyên có nghĩa là “trùm đầu” thì làm gì còn có trạng hai, trạng ba… Vậy mà tuồng vẫn được ngành văn hoá thông tin dễ dãi cho phổ biến cả nước. Thật ra không riêng gì tuồng cổ hồ quảng mà ngay cả tuồng tích cải lương mang tích cách lịch sử cũng đầy những lời xưng hô loạn xà ngầu. Nhân đây chúng tôi xin nêu sơ lược cách xưng hô bằng tiếng Nho trong hoàng tộc và đời thường vừa phục vụ bạn đọc nói chung vừa gợi ý các soạn giả tuồng hồ quảng nên thận trọng hơn khi dùng từ.

A – Xưng hô trong hoàng tộc

1- Cha vua (chừa từng làm vua): quốc lão

2- Cha vua (truyền ngôi cho con): Thái Thượng Hoàng

3- Mẹ vua (trước đó chồng làm vua): Thái hậu

4 - Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua): quốc mẫu

5- Anh vua: hoàng huynh

6- Em trai vua: hoàng đệ

7- Em gái vua: hoàng muội

8- Chị gái vua: hoàng tỉ

9- Chú vua: hoàng thúc

10- Bác vua: hoàng bá phụ

11- Cậu vua: quốc cựu phụ

12- Dì vua: quốc di mẫu

13- Cha vợ vua: quốc trượng

14- Chị vợ vua: hoàng di tỉ

15- Em gái vợ vua: hoàng di muội

16- Anh, em trai vợ vua: quốc cựu, hoàng cựu

17- Con trai vua (nói chung): hoàng tử

18- Con trai vua (sẽ nối ngôi): đông cung thái tử

19- Con dâu vua nói chung: hoàng túc

20- Con dâu cả (vợ đông cung thái tử): hoàng phi, vương phi

21- Chồng nữ hoàng: hoàng tế

22- Con gái vua: công chúa

23- Con rể vua: phò mã đô uý

24- Con trưởng vua chư hầu: thế tử

25- Con gái vua chư hầu: quận chúa

Riêng đời Minh chế độ quy định như sau:

1- Cô vua: đại trưởng, công chúa

2- Chị em gái vua: trưởng công chúa

3- Con gái vua: công chúa

4- Con gái thân vương: quận chúa

5- Con gái quận vương: huyện chúa

6- Cháu nội quận vương: quận quân

7- Cháu cố quận vương (gái): huyện quân

8- Chồng công chúa: phò mã đô uý

9- Chồng quận, huyện chúa: nghi tân

10- Vợ các vua chư hầu: tiểu quân

11- Xưng hô với các hoàng tử gọi: Điện hạ

12- Xưng hô với các công chúa là: Công nương.

Về đối xưng thì vua thường khiêm xưng mình với người khác là “quả nhân” có nghĩa là “Kẻ ít nhân đức”, hoặc “cô” tức kẻ cô độc và gọi quần thần là “chư khanh”, còn nói riêng với người nào thân kính thì nêu họ của người ấy kèm chữ “Khanh Gia” như nói với Bao Chửng (Bao Công) thì gọi “Bao Khanh gia”, nói với vua chư hầu thì gọi “Hiền hầu”. Thần dân nói chuyện với vua thì tung hô muôn tâu bệ hạ” (ý nói mình chỉ dám tâu với cái bực thềm ở dưới đất chứ không dám tâu trực tiếp với vua) hoặc “Tâu lịnh muôn năm”, “Muôn tâu lịnh cửu trùng”, “Muôn tâu thánh thượng”, “Muôn tâu hoàng thượng”, “Muôn tâu đức thánh quân”, “Muôn tâu đức kim thượng” v.v…

Sứ giả các nước chư hầu với nhau khi đến triều đình nước ngoài mà nói tới vua mình thì xưng khiêm tốn là: “(Thưa Hiền hầu), quả nhân chúng tôi…”. Hoàng thái hậu nói chuyện với thần liêu thì xưng là “Ai gia”. Thần liêu khi nói chuyện với hoàng hậu thì gọi là “Lịnh nương nương”, Thần liêu khi xưng mình với vua thì thường nói: “Kẻ hạ thần” hoặc “Thần đây”, còn gặp trường hợp sắp nói điều gì có thể nghịch ý vua hoạc không có chi nghịch ý cả mà do mình nịnh thì nhận tội trước như sau: “Kẻ hạ thần tội đáng muôn chết” hoặc nói trơn “Kẻ tội thần”.

Thần dân nói chuyện với các hoàng tử thì khiêm xưng “thưa Điện Hạ” tức ý nói mình chỉ dám nói với cái thềm điện mà hoàng tử ở chứ không dám nói thẳng với ngài. Các thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu gì đều xưng là “Kẻ nô tài”. Các quan gọi bọn thái giám bằng họ của chúng kèo theo hai chữ “công công” như “Quách công công”

Quận chúa (chữ Hán: 郡主) là một tước vị thường được phong cho con gái của các vị Vương, tức Vương nữ. Trong chế độ Hoàng quyền, Quận chúa là cháu gọi các Hoàng đế đương thời bằng chú bác.

Trong văn hóa Việt Nam cận và hiện đại, Quận chúa lại hay bị nhầm là em gái ruột của các Hoàng đế, điều này hoàn toàn không đúng. Nguyên nhân sự việc này có lẽ do sách vở Việt Nam giai đoạn cận đại hay lẫn lộn danh xưng hoàng thất - khái niệm rất xa lạ với người Việt khoảng cuối thế kỉ 20.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phong hiệu ["Quận chúa"] truy theo gốc độ lịch sử mà nói, ngay từ đầu căn bản không có định nghĩa "Con gái của tước Vương" như nhận thức hiện tại. Nguyên lai tước hiệu này có từ thời nhà Tấn. Khi đó, các Công chúa đều lấy quận làm đất phong, nên thường được gọi là Quận công chúa (郡公主), lâu ngày đơn giản dần với tên gọi [Quận chúa].

Từ sau thời nhà Tấn trở đi, tước vị "Quận chúa" trở thành một phong hiệu độc lập, không có nghĩa "Công chúa có đất phong ấp bằng Quận" nữa nên tính phân biệt cũng bắt đầu được chú ý. Để tránh phân biệt người đời không còn gọi ["Quận công chúa"] giản thành "Quận chúa" nữa, mà có phân biệt rõ ràng khi không được liên hệ giữa hai tước hiệu này với nhau. Đến thời nhà Đường, "Quận chúa" trở thành phong hiệu dùng để phong cho con gái của Hoàng thái tử, con gái các Hoàng tử tước Vương khác đều có phong hiệu Huyện chúa. Sau thời nhà Tống, nhà Minh và nhà Thanh, phong hiệu "Quận chúa" từ bắt đầu cho đến chính thức dùng cho các con gái của các vị Thân vương. Và dù rằng con gái Công chúa hoặc công thần cũng có tùy hoàn cảnh được gia phong làm "Quận chúa", nhưng con gái Thân vương bắt đầu đi vào chế độ phong "Quận chúa" một cách cố định, cũng từ đây trở thành một quan niệm cố định 「Quận chúa là con gái tước Vương」 tồn tại đến tận hiện đại.

Ở Triều Tiên, con gái Đích xuất (tức con gái do chính thê sinh ra) của Thế tử được phong Quận chúa, còn con gái Thứ xuất (tức con gái do tì thiếp sinh ra) sẽ phong Huyện chúa.

Tại Việt Nam, triều đình Việt Nam qua các đời phần lớn đều định sẵn phỏng theo Trung Hoa, tuy nhiên các đời nhà Lý và nhà Trần vẫn chưa thấy ghi chép chính thức trên văn bản về danh xưng "Quận chúa", ngược lại rất nhiều con gái tước Vương thường xuyên dễ dàng trở thành "Công chúa", như Lý Ngọc Kiều và Hiến Từ Thái hậu. Vào thời Hậu Lê và nhà Mạc, con gái Thân vương phong [Quận thượng chúa; 郡上主], còn con gái của đời thứ nữa mới phong [Quận chúa]. Sang thời chúa Trịnh, tước hiệu [Quận thượng chúa] dùng để gọi các chị em gái của chúa Trịnh, còn con gái của chúa được phong [Quận chúa]. Lịch sử nhà Nguyễn chỉ xuất hiện danh xưng Công chúa, còn các con gái hoàng tộc đều gọi chung rằng Tôn Nữ.