Bị ngứa nổi mẩn hình tròn là gì

Chị N.T.T.T. [sinh năm 1968, quận Tân Bình TP.HCM] đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám chuyên khoa Da liễu do cổ và tay nổi mảng đỏ hình tròn, có bán kính khoảng 2cm, xung quanh mảng đỏ có những mụn nước nhỏ ti li và lớp vảy màu vàng. Người bệnh ngứa nhiều.

Tiến sĩ bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết chị T. bị chàm đồng tiền, đây là một trong những thể chàm phổ biến. Chàm đồng tiền là một bệnh da mạn tính, gây ra các nốt tròn giống đồng xu, nổi mụn nước, gây ngứa đôi khi chảy dịch và có thể đóng vảy. Bệnh có thể kiểm soát tốt và ngừa bùng phát nếu tuân thủ điều trị.

Chàm đồng tiền là gì?

Chàm đồng tiền [chàm hình xu, tên tiếng Anh Nummular Eczema] [1] còn gọi là viêm da thể đồng tiền hoặc chàm dạng đĩa. Bệnh biểu hiện bằng những nốt sần hình tròn hoặc bầu dục gây ngứa và sưng tấy, sau đó nứt nẻ, một số có mụn nước và vảy màu vàng.

Chàm đồng tiền gây tổn thương da nên dễ nhầm thành bệnh hắc lào hay lác đồng tiền. Nếu để lâu không điều trị, bệnh kéo dài từ tháng này sang tháng khác. Bệnh tái phát tại vị trí cũ.

Trong khi đó bệnh hắc lào [Tinea Corporis] cũng có xu hướng xuất hiện các vết sưng ngứa, biến thành các mảng tròn có vảy xung quanh, da ở vùng trung tâm vòng tròn rõ ràng hơn.

Các mảng hắc lào có thể màu đỏ hoặc hồng ở da trắng, màu nâu và xám ở da sẫm màu. Ngứa nhiều gãi làm mảng hắc lào lớn dần. Khi điều trị các mảng hắc lào có xu hướng lành từ trung tâm vòng tròn trước.

Mảng đỏ hình đồng xu trên tay chị T.

Triệu chứng bệnh chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng ít thấy ở da mặt và da đầu. Dấu hiệu ban đầu của bệnh chàm là nổi các nốt sần đỏ sưng tấy như vết côn trùng cắn, gây ngứa nhiều, phồng rộp được bao phủ bởi các mụn nước nhỏ li ti]. Các nốt sần nhanh chóng liên kết với nhau tạo thành mảng lớn có kích thước từ vài mm đến vài cm.

Người bệnh cảm thấy ngứa nhiều vào ban đêm. Theo thời gian, các mảng khô đóng vảy, bong tróc trở nên sần sùi, sưng mềm hoặc đau, vùng da ở giữa các mảng thường khô nhăn, ửng đỏ. [2]

Nguyên nhân gây chàm đồng tiền

Hiện chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây chàm đồng tiền, tuy nhiên các bệnh nhân chàm đồng tiền thường có liên quan đến các yếu tố sau:

  • Dị ứng.
  • Nhiễm khuẩn [khuẩn Staphylococcus…]
  • Tiếp xúc với các loại vải thô.
  • Da bị khô hoặc ngồi nhiều ở môi trường khô lạnh.
  • Hay tắm nước nóng.
  • Chấn thương da như vết bỏng, vết xước, vết đốt của côn trùng.
  • Sử dụng xà phòng gây kích ứng làm khô da.

Yếu tố nguy cơ tăng khả năng nhiễm bệnh chàm đồng tiền

Những người có nguy cơ cao bị bệnh chàm đồng tiền bao gồm:

  • Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như: mỡ động vật, thịt đỏ, da của gia cầm, phô mai, bơ, trứng, sữa, dầu ăn, các đồ chiên giòn, thức ăn nhanh…
  • Thực phẩm có nhiều đường bao gồm bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến.
  • Người ở lâu trong môi trường khô và lạnh.
  • Da thường xuyên khô nứt nẻ.
  • Da tổn thương do côn trùng cắn, hoặc bị dị ứng, bỏng.
  • Người từng bị thể chàm khác hoặc viêm da.
  • Người thiếu máu hoặc phù chân.
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc interferon, ribavirin, statin có nguy cơ cao bị chàm đồng tiền.

Chàm đồng tiền có nguy hiểm không?

Bệnh chàm đồng tiền xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, tuy không gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Các biến chứng của bệnh chàm đồng tiền bao gồm:

  • Gây ngứa nhiều đặc biệt vào ban đêm gây khó ngủ, người bệnh bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống.
  • Nhiễm trùng: da suy yếu do có nhiều mảng vết thương bong vảy rỉ dịch. Người bệnh có thể đối diện với nguy cơ cao bị nhiễm trùng da nặng gây tổn thương chốc lở, chảy mủ, đóng vảy dày hơn.
  • Rối loạn sắc tố da sau viêm, bao gồm ban đỏ, giảm hoặc tăng sắc tố da.
    Chàm đồng tiền có thể phát triển thành những mảng lớn.

Bệnh chàm đồng tiền có lây không?

Bệnh chàm đồng tiền trong quá trình sinh hoạt, vùng da dễ tổn thương, dễ chảy mủ hoặc tiết ra dịch lỏng trong suốt. Do đó khiến nhiều người lo ngại nếu tiếp xúc với dịch sẽ bị lây bệnh. Thực tế bệnh chàm đồng tiền không lây vì nguyên nhân gây ra bệnh do yếu tố nội tại và cơ thể tự phát sinh như: di truyền, cơ địa dễ dị ứng, hệ miễn dịch yếu, rối loạn hệ bài tiết, căng thẳng…

Nhóm thứ hai do các yếu tố môi trường tác động bao gồm: ở lâu trong môi trường lạnh khô, vết côn trùng cắn, tiếp xúc với các hóa chất độc hại như khói thuốc lá, chất tẩy rửa, sử dụng các loại thuốc có thành phần như isotretinoin, interferon.

Do bệnh chàm đồng tiền không lây lan từ người này qua người khác. Bạn có thể yên tâm chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với người bệnh chàm đồng tiền.

Phương thức chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh chàm đồng tiền, bác sĩ sẽ kiểm tra các nốt sần hoặc các mảng trên da của bạn. Bác sĩ kiểm tra da bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu cùng các công cụ hỗ trợ như đèn soi, kính lúp. Sau đó người bệnh được thực hiện : soi tươi tìm nấm để xác định các nốt sần do vi khuẩn hay nấm gì gây ra.

Để chẩn đoán chính xác cần làm sinh thiết da, tuy nhiên việc này không cần thiết vì sẽ để lại sẹo trên da. Nếu không phát hiện vi khuẩn và nấm men, người bệnh được chẩn đoán bị chàm đồng tiền và có phác đồ điều trị phù hợp.

Cách điều trị hội chứng chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền là bệnh mãn tính, do đó mục đích điều trị nhằm giảm bớt sự khó chịu và các biến chứng. Để hỗ trợ điều trị chàm đồng tiền, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Dưỡng ẩm cho da: da khô là một trong những nguyên nhân gây ra chàm đồng tiền, do đó người bệnh cần làm ẩm da thường xuyên bằng kem dưỡng ẩm. Bác sĩ da liễu sẽ đề xuất một số loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm dịu nhẹ không gây kích ứng, không có mùi thơm.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Sử dụng xà bông tắm dịu nhẹ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ giữ cho thoáng mát và ẩm.
  • Mặc quần áo rộng thoải mái, vải mềm.
  • Tránh ngồi cạnh lò sưởi, hay các nguồn nhiệt cao.
  • Điều trị các nốt sần và mảng chàm trên da bác sĩ sẽ kê đơn thuốc như thuốc mỡ corticosteroid, tacrolimus, hoặc các phương pháp điều trị bằng ánh sáng. Tất cả loại thuốc này có thể làm giảm viêm và ngứa. Để đạt hiệu quả tốt nhất nên thoa thuốc ngay sau khi tắm.
  • Đối với các nốt sần to và các mảng chàm lan rộng gây ngứa nhiều, da dày sừng có thể cần tiêm corticosteroid, áp lạnh.
  • Trong trường hợp người bệnh bị ngứa nhiều gây khó ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin có tác dụng buồn ngủ. Việc mất ngủ nhiều làm tình trạng da trở nên nặng hơn.

Cách phòng ngừa bệnh chàm đồng tiền

Để phòng ngừa nguy cơ bùng phát bệnh chàm đồng tiền, người bệnh lưu ý những điều sau:

  • Tránh sử dụng các sản phẩm cho da và bột giặt chứa hương thơm hoặc thuốc nhuộm.
  • Tránh mặc quần áo chật và các loại vải gây khó chịu.
  • Thư giãn, giảm căng thẳng.
  • Dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ hoặc thuốc mỡ.
  • Ngăn tổn thương da, nếu bị tổn thương hãy làm sạch và băng lại.
  • Tắm vòi sen, nước ấm nhẹ dưới 5 phút.
  • Tránh tắm nước nóng lâu.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa, xà bông tắm dịu nhẹ và có chất dưỡng ẩm.
  • Tránh kỳ cọ da mạnh làm trầy xước da.
  • Hạn chế ăn hải sản có vỏ: tôm, cua, ốc, ghẹ…
  • Không ăn thực phẩm sống: tiết canh, gỏi thịt, hải sản sống…
  • Người đang điều trị chàm đồng tiền kiêng ăn các thực phẩm ảnh hưởng đến sẹo như: rau muống, gạo nếp, bắp, cua, tôm…
  • hạn chế các thực phẩm dễ kích ứng gây ngứa: trứng, thịt gia cầm…
  • Không sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, cà phê…
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường: bánh, kẹo, chè…
  • Không ăn các thực phẩm chứa độc tố nhỏ như: cà pháo, măng chua…

Bệnh chàm đồng tiền chịu ảnh hưởng từ môi trường và cơ địa, vì vậy việc phòng ngừa bệnh rất khó. Những người có cơ địa hay dị ứng cần cẩn bảo vệ da kỹ hơn. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng chàm đồng tiền cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được khám và điều trị sớm.

Vết ngứa hình tròn là bị gì?

Nguyên nhân xuất hiện vết tròn bị nổi đốm đỏ trên da và ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh da liễu như vảy nến, viêm da thể đồng tiền, viêm da tiếp xúc, vảy phấn hồng,... Mỗi bệnh ngoài có chung dấu hiệu nổi mẩn đỏ trên da và ngứa thì còn có một số dấu hiệu riêng biệt để nhận biết.

Bị nổi vòng tròn đỏ trên da là bệnh gì?

Bị nổi vòng tròn đỏ trên da có thể là dấu hiệu bệnh viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc là loại bệnh chàm do tiếp xúc với chất gây kích ứng da. Những người mắc bệnh viêm da tiếp xúc thường dễ bị dị ứng với một số kim loại như niken hoặc coban; thành phần trong mỹ phẩm hoặc xà phòng, hoặc các vật liệu như latex.

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là bị gì?

Mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt được coi là một những triệu chứng của viêm da cơ địa, còn có tên gọi khác là chàm cơ địa. Đây là loại bệnh về da liễu, thuộc vào loại viêm da mãn tính, thường nổi mẩn đỏ và gây ra ngứa ngáy. Bệnh do nhiều yếu tố gây ra như căng thẳng, dị ứng, môi trường xung quang hoặc do thời tiết.

Ngứa nổi cực bôi thước gì?

Chữa nổi mề đay bằng thuốc: với những thuốc không kê đơn, người bệnh có thể mua nhưng cần nhờ bác sĩ tư vấn như: thuốc kháng histamin, calamine [thuốc bôi ngoài da], cetirizine, loratadine, fexofenadine, benadryl.

Chủ Đề