Bầu 27 tuần: bé nặng bao nhiêu

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe, siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của em bé. Nhờ vậy, cha mẹ có cơ hội chứng kiến sự phát triển từng ngày của trẻ trong bụng mẹ. Một trong những vấn đề các mẹ bầu cần chú ý đó là bảng cân nặng thai nhi theo tuần.

1. Một số cách tính cân nặng thai nhi theo tuần

Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng tại sao chúng ta cần theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần? Trên thực tế, việc theo dõi này giúp chúng ta chứng kiến sự phát triển từng ngày của em bé khi còn trong bụng mẹ, đây là điều các bậc cha mẹ rất quan tâm và muốn biết.

Cha mẹ luôn muốn theo dõi sự phát triển từng ngày của thai nhi.

Bên cạnh đó, khi theo dõi bảng cân nặng của em bé trong bụng mẹ, các bác sĩ có thể biết được thai nhi đang phát triển bình thường hay không? Đây là phần rất quan trọng của quá trình chăm sóc thai nhi trước khi sinh. Nếu như bé quá nhỏ hoặc phát triển quá lớn so với bình thường thì có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ phát hiện ra tình trạng này khi theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần và kịp thời xử lý.

Như vậy, việc theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng mẹ là rất cần thiết, vì vậy các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đi siêu âm định kỳ.

Vậy làm thế nào để tính cân nặng thai nhi theo tuần? Trên thực tế, có hai cách tính thường được áp dụng, đó là tính cân nặng của bé dựa vào chu vi vòng bụng của người mẹ, hai là tính cân nặng nhờ siêu âm.

Cách tính cân nặng của bé dựa vào chu vi vòng bụng rất đơn giản và các mẹ có thể tự tính toán ở nhà. Cụ thể, công thức tính cân nặng của trẻ là:

Cân nặng bé [g] = [[chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng] x 100]/4

Dựa vào cách tính trên, chúng ta chỉ cần đo chiều cao tử cung và chu vi vòng bụng của người phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế vì kết quả này sai số khá nhiều. Khi sử dụng công thức này bạn chỉ cho ra một con số ước lượng bởi vì các mẹ bầu có độ béo gầy khác nhau.

Bên cạnh đó, nếu muốn lập bảng cân nặng thai nhi theo tuần, chúng ta cũng có thể tính trọng lượng của bé dựa vào kết quả siêu âm. Cách tính này đảm bảo độ chính xác hơn so với cách kể trên.

2. Tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần

Trong quá trình mang thai, để biết em bé có phát triển bình thường, trọng lượng đạt chuẩn hay không thì chúng ta cần dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO.

Sử dụng bảng cân nặng thai nhi theo tuần giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi có ổn định không?

Tuổi thai [tuần]

Chiều dài

Cân nặng

Tuần thứ 8 1,6 cm Khoảng 1- 10 gam
Tuần thứ 9 2,3 cm Khoảng 1- 10 gam
Tuần thứ 10 3,1 cm Khoảng 1- 10 gam
Tuần thứ 11 4,1 cm Khoảng 50 - 70 gam
Tuần thứ 12 5,4 cm Khoảng 50 - 70 gam
Tuần thứ 13 7,4 cm Khoảng 50 - 70 gam
Tuần thứ 14 8,7 cm Khoảng 50 - 70 gam
Tuần thứ 15 10,1 cm 70 gam
Tuần thứ 16 11,6 cm 100 gam
Tuần thứ 17 13,0 cm 140 gam
Tuần thứ 18 14,2 cm 190 gam
Tuần thứ 19 15,3 cm 240 gam
Tuần thứ 20 16,4 cm 300 gam
Tuần thứ 21 25,6 cm 360 gam
Tuần thứ 22 27,8 cm 430 gam
Tuần thứ 23 28,9 cm 501 gam
Tuần thứ 24 30,0 cm 600 gam
Tuần thứ 25 34,6 cm 660 gam
Tuần thứ 26 35,6 cm 760 gam
Tuần thứ 27 36,6 cm 875 gam
Tuần thứ 28 37,6 cm 1005 gam
Tuần thứ 29 38,6 cm 1153 gam
Tuần thứ 30 39,9 cm 1319 gam
Tuần thứ 31 41,1 cm 1502 gam
Tuần thứ 32 42,4 cm 1702 gam
Tuần thứ 33 43,7 cm 1918 gam
Tuần thứ 34 45,0 cm 2146 gam
Tuần thứ 35 46,2 cm 2383 gam
Tuần thứ 36 47,4 cm 2622 gam
Tuần thứ 37 48,6 cm 2859 gam
Tuần thứ 38 49,8 cm 3083 gam
Tuần thứ 39 50,7 cm 3288 gam
Tuần thứ 40 51,2 cm 3462 gam

Trên thực tế, cân nặng và kích thước của thai nhi có thể chênh lệch một chút so với số liệu theo dõi của bản trên. Các mẹ bầu có thể dựa vào cơ sở này để theo dõi tình hình phát triển của em bé ở trong bụng.

3. Mức tăng cân phù hợp dành cho bà bầu

Để trọng lượng và kích thước của em bé dao động với số liệu trong bảng cân nặng thai nhi theo tuần người phụ nữ mang thai còn có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tùy vào cân nặng của người mẹ trước khi mang thai, mà trong thai kỳ họ phải tăng số kg nhất định theo từng tháng.

Tùy vào tình trạng cơ thể trước khi mang thai, người phụ nữ cần tăng số cân nhất định.

Để xác định mức tăng cân phù hợp, chúng ta thường sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI, với công thức tính đó là: BMI = trọng lượng/[chiều cao]2 . Trong đó, với một người phụ nữ có chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mỗi tháng họ cần tăng 1,5kg - 2kg. Sau đó, mỗi tháng họ nên tăng khoảng 1kg.

Ngoài ra, nếu người phụ nữ trước khi mang thai có tình trạng thừa hoặc thiếu cân thì bạn cần điều chỉnh trọng lượng cần tăng thêm mỗi tháng sao cho phù hợp nhất. Việc tăng quá nhiều hoặc quá ít cân trong thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của em bé và quá trình sinh nở. Một số hiện tượng có thể gặp phải ví dụ như: sinh non, thai có kích thước lớn nên khó sinh hoặc thai phát triển kém,…

4. Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

Trong thời gian này, người phụ nữ không nên thực hiện chế độ ăn kiêng, thay vào đó bạn hãy tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bởi vì thai nhi phát triển nhờ hấp thu dưỡng chất từ mẹ. Đối với những người kém hấp thu dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc dành riêng cho bà bầu.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của bảng cân nặng thai nhi theo tuần trong việc chăm sóc bà bầu và thai nhi. Đó là cơ sở để đánh giá sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Và dựa vào đây bác sĩ khuyên các bà bầu nên tăng bao nhiêu kg trong thai kỳ là hợp lý.

Bà bầu nên đi siêu âm định kỳ để biết tình trạng phát triển của em bé.

Trong khi mang thai, người phụ nữ nên tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần, đồng thời theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng. Đặc biệt, chúng ta nên đi khám, siêu âm định kỳ để nắm được tình trạng của em bé, có những biện pháp xử lý kịp thời trong tình huống cơ thể em bé thừa hoặc thiếu cân. Hy vọng rằng, các mẹ bầu đã nắm được một số kiến thức bổ ích từ bài viết này.

9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, ban đầu là cảm giác hồi hộp chờ đợi que thử thai lên hai vạch, rồi cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào...

Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc đó, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều mệt mỏi, đau đớn từ những cơn ốm nghén vật vã, đau lưng, đau hông... rồi cơn đau chuyển dạ vật vã trong nước mắt... Thành quả cuối hành trình là mẹ được ôm thiền thần bé bỏng trên tay, còn gì tuyệt vời hơn phải không bạn?

Hãy cùng theo dõi hành trình lớn lên từng tuần của thai nhi trong bụng mẹ xem bé của bạn đã lớn từng nào, đã biết làm gì, cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào... trong sự kiện "Sự phát triển của thai nhi" các mẹ nhé!

Thai nhi

Thai nhi 27 tuần tuổi có chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 22 - 24 cm [từ đầu đến chân đạt 32 - 34 cm], cân nặng khoảng 900g - 1000g. Từ tuần thai này, em bé sẽ tăng trưởng về cân nặng rất nhanh chóng đấy.

Từ những tuần thai này, em bé của bạn đã có thể nhắm mắt, mở mắt bình thường, đều đặn khi ngủ hay khi thức, thậm chí cả việc mút ngón tay.

Các mạch máu trong phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho việc sinh nở. Bỗ não của bé cũng đã phát triển hơn trước, năng động hơn. Lúc này cần chú ý đặc biệt đến chuyển động của bạn, vì mọi thứ đều ảnh hưởng đến em bé.

Với những cử động nhịp nhàng của bé, vào thời điểm này bạn đã có thể cảm nhận được những tiếng nấc cụt của bé, một hiện tượng rất phổ biến trong suốt quá trình thai nghén. Mỗi lần như thế thường chỉ kéo dài vài phút và chúng không gây khó chịu gì cho bé cả nên bạn hãy thư giãn và tận hưởng cảm giác này nhé.


Thai nhi 27 tuần tuổi.

Cơ thể mẹ bầu

Thời gian này mẹ bầu thường phải đối mặt với những cơn đau do chuột rút ở chân, đau lưng, táo bón và nặng hơn có thể là bệnh trĩ. Ngoài ra, khi bụng bầu lớn dần cũng khiến đôi chân bị áp lực, gây ra tình trạng phù nề chân. Để giảm hiện tượng này, mẹ không nên đứng, ngồi một chỗ quá lâu và nên gác chân lên ghế cao hơn một chút.

Trong thời gian này, da, tóc và móng tay, móng mẹ bầu cũng thay đổi với xu hướng phát triển nhanh hơn. Mẹ đừng tỏ ra lo lắng, đây là hiện tượng rất bình thường.

Mẹo nhỏ cho mẹ

Ở thời điểm này, huyết áp có thể tăng nhẹ nhưng nếu tăng cân nhanh, mắt mờ, tay chân đột ngột sưng phù thì rất có thể bà bầu đang bị tiền sản giật. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ khi thấy những triệu chứng trên. Ngoài ra, cũng đừng chủ quan nếu thấy có những biểu hiện lạ.

Nếu bị nhiễm nấm âm đạo, các bà bầu nên đi kiểm tra. Nếu nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B thì cũng đừng vội lo lắng. Đây là một dạng viêm nhiễm rất thường gặp và sự chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Triệu chứng mang thai 27 tuần

Những triệu chứng mang thai 27 tuần là:

- Đầy hơi

- Chóng mặt

- Nghẹt mũi

- Hội chứng bồn chồn chân tay

- Chảy máu nướu răng

- Da, tóc và móng phát triển nhanh

Xem thêm: Thai nhi 28 tuần tuổi

Xem thêm chủ đề Thai nhi 27 tuần

Theo H. Đăng [Theo WTE] [Khampha.vn]

Video liên quan

Chủ Đề