Bầu 25 tuần bé nặng bao nhiêu

Mẹ đã chạm đến mốc tuần thứ 25 của thai kỳ rồi đấy, vậy là đã đi được ⅔ quãng đường rồi. Tử cung của mẹ lúc này có kích thước bằng một quả bóng chuyền và bụng bầu đã lộ ra rõ rệt. Nhiều mẹ bầu lúc này lo lắng liệu không biết mình có bị tăng thừa hay thiếu cân không. Vậy hãy cùng tìm hiểu với POH nhé.

1, Bầu 25 tuần là mấy tháng?

Một thai kỳ đầy đủ thường là 9 tháng 1 tuần đến 9 tháng 10 ngày. Vì vậy, mẹ bầu 25 tuần nghĩa là mẹ đã mang thai được 6 tháng và 1 tuần rồi đấy.

2, Thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là đủ?

Trong quá trình mang thai, việc tăng cân là điều rất quan trọng và là thứ để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Đồng thời tăng cân cũng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt nhất có thể. Tuy nhiên, mức độ tăng cân trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng ban đầu, chiều cao, chỉ số khối cơ thể [BMI], độ tuổi, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên tăng trung bình từ 0,5 đến 1kg mỗi tuần. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe, cơ địa của mỗi người là khác nhau, có thể có những mẹ bầu tăng cân nhiều hơn hoặc ít hơn so với mức khuyến nghị. Và mẹ tăng nhiều hoặc ít hơn 0,1 - 0,3 kg không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ chất cho em bé phát triển.

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Ở tuần thứ 25, mẹ thường tăng ít nhất 4 - 5 kg so với trước khi mang thai. Còn em bé ở tuần này thường có chiều dài khoảng 35cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân, và nặng xấp xỉ 700 gram.

Cơ thể của con đang phát triển để trở nên cân đối hơn, lúc này đầu của con chỉ chiếm khoảng một phần ba tổng chiều dài. Da thì vẫn còn mỏng và trong suốt, nhưng xương thì đang tiếp tục tích tụ canxi để cứng hơn.

Thai nhi cũng đang phát triển các đặc điểm khuôn mặt rõ ràng hơn, chẳng hạn như con bắt đầu có lông mày và lông mi. Và phổi của con đang phát triển từng ngày để chuẩn bị cho những hơi thở đầu tiên sau khi sinh ra.

Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi

3, Thai nhi tuần 25 cần bổ sung gì?

Khi mẹ mang thai ở tuần 25, có một số nhóm dưỡng chất mà mẹ cần lưu ý để bổ sung kịp thời khi lên chế độ ăn.

  • Axit folic: Là một loại vitamin B có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ống thần kinh, sau này sẽ giúp hình thành não và tủy sống của em bé. Nguồn axit folic mẹ có thể chú ý đến bao gồm rau xanh, ngũ cốc dinh dưỡng, các loại đậu và trái cây có vị chua.
  • Sắt: Phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn phụ nữ không mang thai, bởi vì cơ thể mẹ bầu lúc đó cần sắt để hỗ trợ sản xuất hồng cầu trong máu. Thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, gia cầm, cá, đậu và ngũ cốc dinh dưỡng.
  • Canxi: Đây là loại khoáng chất quan trọng để xây dựng xương và răng chắc khỏe cho cả mẹ và em bé. Nguồn canxi tốt bao gồm sữa và các chế phẩm sữa, rau xanh, và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như đậu phụ,...
  • Vitamin D: Đây là loại vitamin đóng vai quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi và cũng góp phần trong sự phát triển xương và răng của em bé. Mẹ có thể ăn ngũ cốc dinh dưỡng, uống sữa, hoặc phơi nắng để bổ sung vitamin D.

Ngoài ra, các bác sĩ còn khuyến cáo mẹ nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh, tránh ăn thịt, cá và trứng sống hoặc chín chưa kỹ, cũng như sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh uống rượu và không nên uống cà phê hoặc trà hàng ngày vì trong 2 loại thức uống này đều chứa caffein.

Video thai nhi 25 tuần tuổi

Đây là những thông tin quan trọng mẹ cần biết về vấn đề cân nặng và tăng cân khi mang thai ở tuần thứ 25 để có một thai kỳ khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi. Và mẹ cũng đừng quên rằng, để con có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện, thì phát triển tinh thần cũng cực kỳ quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, một sức khỏe tốt không bao giờ có thể thiếu người bạn đồng hành là một tinh thần khỏe mạnh được.

Để làm được điều này, mẹ có thể sắm ngay cho mình một khóa POH Thai giáo với bài tập thực hành theo ngày, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app ra, chơi với con mỗi hoạt động 3-5 phút. Tổng thời gian chơi mỗi ngày 15-20 phút là đã giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

Thời điểm bước sang bầu tuần thứ 25, cơ thể mẹ và thai nhi có nhiều thay đổi. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu có những phát triển về sức khỏe thể chất và giác quan thụ cảm. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết xem bầu 25 tuần là mấy tháng và những sự thay đổi trong chỉ số của thai nhi qua bài viết dưới đây.

\>> Xem thêm:

  • Bà bầu nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi
  • Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn quốc tế 2023
  • Bật mí cách sử dụng que thử thai hiệu quả và chính xác

“Bầu 25 tuần là mấy tháng và cơ thể mẹ và bé có những thay đổi như thế nào?” đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu quan tâm và hỏi thăm nhất. Bầu tuần thứ 25 tương đương với mang thai 6 tháng, cụ thể hơn là 5 tháng và 23 đến 25 ngày.

Trong giai đoạn này, cả bé và mẹ đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt mẹ bầu thường gặp một số dấu hiệu khó chịu như mệt mỏi, khó tiêu, ợ nóng, trĩ, Hội chứng chân không yên, Hội chứng ống cổ tay. Những dấu hiệu này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Bầu tuần thứ 25, tức là gần 6 tháng, giai đoạn này mẹ và thai nhi thường có nhiều thay đổi [Nguồn: Internet]

Thai 25 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Vào tuần thai thứ 25, bé bắt đầu có những thay đổi rõ rệt từ làn da, thân hình,…có bé đã phát triển tóc sớm ở ngay giai đoạn này. Đặc biệt, thai nhi bắt đầu làm quen với phản xạ, thích nô đùa, nhảy múa trong bụng mẹ. Bé sẽ cảm nhận được âm thanh từ môi trường xung quanh và thế giới bên ngoài qua từng giác quan.

Các chỉ số thai

Tuần 25 đánh dấu bé đã phát triển, có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể. Sau đây là một số đánh giá về chỉ số thai ở tuần 25 để các mẹ tham khảo:

  • Đường kính lưỡng đỉnh [BPD]: Trung bình lưỡng đỉnh 64 mm.
  • Chiều dài xương đùi [FL]: Trung bình độ dài xương đùi 44 mm.
  • Khối lượng [EFW]: Khối lượng 660 g.
  • Chiều dài đầu chân [CRL]: Chiều dài đầu chân 34,6 mm.
  • Chiều dài bàn chân [FT]: Chiều dài bàn chân 46 mm.
  • Chu vi đầu [HC]: 232 mm.
  • Chu vi bụng [AC]: 219 mm.

\>> Xem thêm: Quá trình thụ thai diễn ra thế nào, trong thời gian bao lâu?

Những chỉ số về thai nhi trong 25 tuần tuổi [Nguồn: Internet]

Hình ảnh thai

Nhìn trên hình ảnh thai, các mẹ có thể thấy ở tuần 25 cơ thể bé đã bắt đầu tích mỡ, làn da mượt mà, hồng hào hơn nhờ sự phát triển của các mạch máu hình thành trên da. Màu và chất tóc được cải thiện rõ rệt, đồng thời, quá trình hình thành nếp gấp lòng bàn tay và vân tay cũng diễn ra trong thời điểm này. Bé còn cảm nhận được sáng hay tối, dù mí mắt vẫn đang bị đóng kín nhưng tế bào thị giác cảm thụ đã được hình thành.

Hình ảnh thai kỳ của bé từ 25 tuần tuổi [Nguồn: Internet]

Cân nặng, kích thước thai

Về cân nặng, bé có thể nặng từ 660-680 gram [1,5-1,5 pound], chiều dài từ 34-35 cm [13,5-14 inch]. Tuy nhiên, những con số này cũng chỉ mang tính chất tham khảo, vì từng thai nhi đều có thay đổi khác nhau trong quá trình phát triển.

Những thay đổi về kích thước, cân nặng trong tuần 25 [Nguồn: Internet]

Sự chuyển động của thai

Thời điểm bé được 18, 19 tuần tuổi, vì còn quá nhỏ nên mẹ không thể cảm nhận được chuyển động của bé. Phải đến tuần 25 – 28, bé bắt đầu di chuyển rất mạnh, mẹ có thể cảm nhận rõ rệt. Giai đoạn này bé rất thích nô đùa và nhảy múa trong bụng mẹ, hơn nữa, lúc này bé có thể cảm nhận được tiếng nói của mẹ và những âm thanh bên ngoài.

Trong thời gian này, bé thường chuyển động theo 4 dạng:

  • Dạng tĩnh lặng.
  • Dạng thường xuyên.
  • Dạng thường xuyên nhưng tim thai và mắt không tăng.
  • Dạng thường xuyên cử động mắt và tim thai.

\>> Xem thêm: Bật mí 9 dấu hiệu sắp sinh [chuyển dạ] mẹ bầu cần lưu ý

Những thay đổi của mẹ ở thời kỳ tuần 25

Phải nói rằng, thời điểm thai kỳ ở tuần 25 gây ra rất nhiều thay đổi khó khăn cho mẹ bầu. Vì bé đang lớn lên trong bụng mẹ mỗi ngày, nên mẹ thường cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn, tăng cân nhanh hơn và tâm trạng hay bị thất thường. Tuy vậy, đây chính là những dấu hiệu rất tốt cho thấy bé đang phát triển mạnh khỏe.

Mẹ bầu thường tăng từ 7-8 kg trong suốt thai kỳ, cơ thể bắt đầu tích nước, tử cung có kích cỡ như một quả bóng. Bé sẽ đạp rất mạnh do các trạng thái di chuyển, phản ứng mạnh mẽ với âm thanh từ bên ngoài. Đặc biệt, những triệu chứng mẹ sẽ gặp phải như:

  • Hội chứng chân không yên: Mẹ thường hoạt động chân liên tục, hay có cảm giác ngứa ngáy như kiến bò trên cánh tay, đùi. Triệu chứng này sẽ mất sau 4 tuần sinh, nên các mẹ có thể yên tâm hoàn toàn.
  • Tóc dày: Vì mẹ đã có thay đổi nội tiết trong thời gian thai kỳ.
  • Ợ nóng và khó tiêu: Hệ tiêu hóa của mẹ cũng bị tăng áp lực do thai nhi, đẩy axit trong dạ dày lên thực quản.
  • Đầy hơi: Vì hệ tiêu hóa đã bị thay đổi trong thời gian thai kỳ, nên mẹ hay bị chướng bụng, đầy hơi và táo bón.
    Hội chứng chân không yên là triệu chứng thường gặp nhất ở mẹ bầu trong tuần thứ 25 [Nguồn: Internet]

Những điều mẹ nên làm trong thời gian này

Mẹ bầu 25 tuần là mấy tháng và cần lưu ý điều gì để đảm bảo tốt cho mẹ và bé? Theo các chuyên gia y tế, giai đoạn này, thai phụ cần tập trung vào việc duy trì sức khỏe bằng cách bổ sung dinh dưỡng và thường xuyên vận động. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý một một điều sau để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi sinh.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Giai đoạn này mẹ bầu cần tập trung vào chế độ ăn uống nhiều hơn, ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ, rau củ, trái cây, các loại hạt, thịt nạc, cá ít thủy ngân. Đặc biệt, mẹ bầu cần phải ăn uống đủ bữa trong ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Tập thể dục nhẹ: Mẹ bầu cần ưu tiên lựa chọn những môn thể thao vận động nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, tránh các bài tập mang vác nặng. Đồng thời, mẹ cũng cần lắng nghe cơ thể nhiều hơn, không tập quá sức hay căng thẳng.
  • Uống nhiều nước: Cơ thể của mẹ trong thời gian này cần được cung cấp đủ lượng nước để tránh đầy hơi, táo bón.
  • Lên kế hoạch sinh: Mẹ nên có một kế hoạch sinh cụ thể, từng giai đoạn để tránh những trường hợp xấu xảy ra. Đồng thời, mẹ bầu nên chuẩn bị vật dụng chăm sóc bé từ giai đoạn này để tránh tình trạng bụng lớn hơn, khó khăn di chuyển.
  • Kiểm soát stress: Thời điểm này rất nhạy cảm, mẹ nên ở cạnh người thân nhiều hơn để kiểm soát những nỗi lo âu bất chợt. Không nên suy nghĩ quá nhiều chuyện tiêu cực, vì có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.
  • Chăm sóc cơ thể: Bầu tuần thứ 25, cơ thể của mẹ sẽ xuất hiện những vết rạn da ở vùng bụng hoặc ngực. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày để hạn chế tình trạng này, đồng thời tạo cảm giác tự tin cho mẹ sau khi sinh.
    Mẹ bầu cần tập trung vào chế độ ăn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi [Nguồn: Internet]

Dấu hiệu bất thường khi bầu 25 tuần

Nếu mẹ gặp phải những dấu hiệu như cơ gò tử cung, chảy máu, hay bất kể triệu chứng nào bất thường. Hãy liên hệ ngay cho bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đồng thời thai phụ có thể tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ nếu thấy một số dấu hiệu bất thường khi kiểm tra như:

  • Sử dụng phương pháp siêu âm 4D hiện đại để kiểm tra tình trạng dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm sức khỏe của mẹ và bé.
  • Mẹ cần duy trì mức cân hợp lý để đánh giá chính xác sức khỏe tổng quát của thai phụ và thai nhi.
  • Hiểu rõ các dấu hiệu sinh non để được thăm khám và đề xuất nhập viện sớm nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
    Kiểm tra tình trạng dị tật của thai nhi bằng phương pháp siêu âm hiện đại [Nguồn: Internet]

Như vậy, các mẹ đã biết được bầu 25 tuần là mấy tháng, các chỉ số về cân nặng, kích thước và sự phát triển của bé qua bài viết trên. Đồng thời tìm hiểu thêm về các triệu chứng thay đổi cũng như một số vấn đề mà mẹ bầu cần quan tâm. Ngoài ra, nếu mẹ muốn biết thêm thông tin chi tiết, đừng quên truy cập vào Tin tức y tế thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất nào. Đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp vào HOTLINE để nhận tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chủ Đề